Mỹ làm rõ lệnh cấm 5G với Huawei
Theo nguồn tin của Bloomberg, chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden đã thông báo cho một số nhà cung ứng của Huawei về điều kiện cấp giấy phép xuất khẩu 5G.
Lệnh cấm 5G có hiệu lực từ tuần này, theo nguồn tin giấu tên. Quy định giải thích rõ hơn về hoạt động xuất khẩu các linh kiện như bán dẫn, ăng-ten, pin cho thiết bị 5G Huawei, giúp lệnh cấm trở nên thống nhất hơn. Trước đây, một số công ty được cấp giấy phép để tiếp tục bán linh kiện cho Huawei, dùng cho thiết bị 5G của hãng, trong khi số khác lại bị hạn chế hơn.
Doanh nghiệp từng phàn nàn về quy định gây bối rối sau khi chính quyền Donald Trump thêm Huawei vào danh sách cấm vận thương mại Entity List. Họ phải xin được giấy phép chính phủ nếu muốn bán công nghệ và tài sản sở hữu trí tuệ Mỹ cho Huawei. Quan chức Mỹ xem Huawei là nguy cơ an ninh quốc gia.
Theo Bloomberg, đây là dấu hiệu cho thấy chính quyền Biden tiếp tục các biện pháp kiểm soát xuất khẩu chặt hơn từ thời Trump và lập trường cứng rắn với Trung Quốc. Trong cuộc phỏng vấn với kênh MSNBC tháng này, Bộ trưởng Thương mại Gina Raimondo cam kết sử dụng hết uy lực của Entity List.
Video đang HOT
Chính quyền Trump sử dụng sắc lệnh hành pháp, cấm và kiểm soát xuất khẩu để ngăn chặn các công ty như Huawei, SMIC, TikTok, Tencent tiếp cận hàng hóa và khách hàng Mỹ. Ông Biden là người có quyền quyết định duy trì, xóa bỏ hay thực thi các biện pháp mạnh tay hơn.
Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken và Cố vấn An ninh quốc gia Jake Sullivan sẽ gặp gỡ những người đồng cấp tại Alaska vào tuần tới. Nó là cuộc gặp trực tiếp cấp cao nhất giữa hai bên từ khi ông Biden nhậm chức hồi tháng 1. Ông Biden và ông Tập Cận Bình từng trao đổi qua điện thoại vào ngày 10/2.
Ông Trump đánh thuế hàng trăm tỷ USD hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc, làm dấy lên cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung, ảnh hưởng đến nông nghiệp và sản xuất Mỹ. Dù ông Biden chỉ trích chiến lược của người tiền nhiệm và hứa hẹn hợp tác với đồng minh để kiềm chế Trung Quốc trong các vấn đề như đánh cắp sở hữu trí tuệ, ông cũng hàm ý sẽ không xóa bỏ thuế quan ngay lập tức.
Lệnh cấm 5G có hiệu lực từ tuần này, theo nguồn tin giấu tên. Quy định giải thích rõ hơn về hoạt động xuất khẩu các linh kiện như bán dẫn, ăng-ten, pin cho thiết bị 5G Huawei, giúp lệnh cấm trở nên thống nhất hơn. Trước đây, một số công ty được cấp giấy phép để tiếp tục bán linh kiện cho Huawei, dùng cho thiết bị 5G của hãng, trong khi số khác lại bị hạn chế hơn.
Doanh nghiệp từng phàn nàn về quy định gây bối rối sau khi chính quyền Donald Trump thêm Huawei vào danh sách cấm vận thương mại Entity List. Họ phải xin được giấy phép chính phủ nếu muốn bán công nghệ và tài sản sở hữu trí tuệ Mỹ cho Huawei. Quan chức Mỹ xem Huawei là nguy cơ an ninh quốc gia.
Theo Bloomberg, đây là dấu hiệu cho thấy chính quyền Biden tiếp tục các biện pháp kiểm soát xuất khẩu chặt hơn từ thời Trump và lập trường cứng rắn với Trung Quốc. Trong cuộc phỏng vấn với kênh MSNBC tháng này, Bộ trưởng Thương mại Gina Raimondo cam kết sử dụng hết uy lực của Entity List.
Chính quyền Trump sử dụng sắc lệnh hành pháp, cấm và kiểm soát xuất khẩu để ngăn chặn các công ty như Huawei, SMIC, TikTok, Tencent tiếp cận hàng hóa và khách hàng Mỹ. Ông Biden là người có quyền quyết định duy trì, xóa bỏ hay thực thi các biện pháp mạnh tay hơn.
Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken và Cố vấn An ninh quốc gia Jake Sullivan sẽ gặp gỡ những người đồng cấp tại Alaska vào tuần tới. Nó là cuộc gặp trực tiếp cấp cao nhất giữa hai bên từ khi ông Biden nhậm chức hồi tháng 1. Ông Biden và ông Tập Cận Bình từng trao đổi qua điện thoại vào ngày 10/2.
Ông Trump đánh thuế hàng trăm tỷ USD hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc, làm dấy lên cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung, ảnh hưởng đến nông nghiệp và sản xuất Mỹ. Dù ông Biden chỉ trích chiến lược của người tiền nhiệm và hứa hẹn hợp tác với đồng minh để kiềm chế Trung Quốc trong các vấn đề như đánh cắp sở hữu trí tuệ, ông cũng hàm ý sẽ không xóa bỏ thuế quan ngay lập tức.
CEO Ericsson phản đối lệnh cấm 5G của Huawei ở Thụy Điển
CEO Ericsson Borje Ekholm đã thực hiện các hành động nhằm lật lại lệnh cấm đối với Huawei ở Thụy Điển, vốn ngăn công ty Trung Quốc tham gia vào việc triển khai mạng 5G tại nước này.
CEO Ericsson dường như đang lo ngại phía Trung Quốc đáp trả lại công ty
Theo Gizmochina , CEO Ericsson đã gây áp lực với Bộ trưởng Ngoại thương Thụy Điển Anna Hallberg phải hủy bỏ lệnh cấm đối với Huawei và ZTE thông qua một loạt tin nhắn điện thoại để xem xét lại lệnh cấm từ Cơ quan Bưu chính và Viễn thông Thụy Điển (PTS).
Được biết, lệnh cấm này đối với Huawei và ZTE khiến các nhà mạng Thụy Điển buộc phải loại bỏ thiết bị mạng đã mua từ các công ty Trung Quốc và thay thế nó khỏi cơ sở hạ tầng của họ vào tháng 1.2025.
Người phát ngôn Ericsson cũng xác nhận thông tin Ekholm đã liên hệ với Bộ trưởng Ngoại thương nước này. Trong khi đó, Phó chủ tịch Hội đồng quản trị của Ericsson Jacob Wallenberg từng cho rằng việc cấm Huawei chắc chắn là không tốt.
Tuy nhiên, trong nhận xét của mình, bà Hallberg nói rằng không có bất kỳ liên hệ nào với PTS để gây ảnh hưởng đến các quyết định của cơ quan chức năng này. Bên cạnh đó, bà cho biết chưa bao giờ gặp Ekholm về vấn đề này.
Hiện tại, 10% tổng doanh thu của Ericsson đến từ Trung Quốc, trong đó Huawei là một trong những đối thủ lớn nhất của họ với tư cách là nhà cung cấp thiết bị viễn thông. Nhiều khả năng phản ứng của Ericsson bắt nguồn từ việc Trung Quốc từng cảnh báo các công ty Thụy Điển cũng có thể đối mặt với tác động tiêu cực từ lệnh cấm nếu quyết định không được đảo ngược.
NEC muốn giành vị trí của Huawei tại Anh NEC - nhà cung cấp thiết bị viễn thông và hệ thống tích hợp của Nhật Bản, vừa thông báo sẽ thành lập Trung tâm xúc tiến Open RAN tại Vương quốc Anh nhằm tận dụng vị trí mà Huawei để lại. NEC muốn tận dụng khó khăn của Huawei để được xây dựng mạng 5G cho Vương quốc Anh Theo GizChina ,...