Mỹ lại là quốc gia đầu tư lớn nhất vào Nga
Dữ liệu còn cho thấy Mỹ là nhà đầu tư lớn nhất ở Nga, chiếm 8,9% tương đương 39,1 tỷ USD trong tổng số 441,1 tỷ USD đầu tư tích lũy vào cuối năm 2017.
Số liệu thống kê do Hội nghị Liên hợp quốc về Thương mại và Phát triển (UNCTAD) gần đây tiết lộ rằng con số đầu tư của Mỹ vào Nga lớn hơn gấp 13 lần con số chính thức được đưa ra.
Dữ liệu còn cho thấy Mỹ là nhà đầu tư lớn nhất ở Nga, chiếm 8,9% tương đương 39,1 tỷ USD trong tổng số 441,1 tỷ USD đầu tư tích lũy vào cuối năm 2017, trích dẫn báo cáo của UNCTAD hôm 12-6 cho biết.
Dữ liệu còn cho thấy Mỹ là nhà đầu tư lớn nhất ở Nga, chiếm 8,9% tương đương 39,1 tỷ USD trong tổng số 441,1 tỷ USD đầu tư tích lũy vào cuối năm 2017. Ảnh: PEXELS
Video đang HOT
Con số này gấp 13 lần so với ước tính chính thức của Nga. Trước đó, Ngân hàng Trung ương Nga nói rằng số tiền Mỹ đầu tư vào Nga chỉ 3,05 tỷ USD trong năm 2017 và thêm 500.000 USD trong năm 2018. Số liệu của Bộ Thương mại Mỹ về khoản đầu tư vào Nga cũng không chính xác, chỉ 13,9 tỷ USD, thấp hơn ba lần so với con số thực.
Tuy nhiên, sự khác biệt bất ngờ giữa các số liệu có thể dễ dàng giải thích. Ngoài các khoản đầu tư trực tiếp chính thức, báo cáo của Cơ quan Liên Hợp Quốc đã đề cập đến cái gọi là các nhà đầu tư cuối cùng, có nghĩa là một quốc gia và doanh nghiệp của họ có thể điều hành các quỹ thông qua một hoặc một số kênh dẫn. Do đó, các luồng tài chính xuyên biên giới thực sự từ Mỹ đến Nga, cũng như giữa các quốc gia khác, có thể lớn hơn nhiều so với dữ liệu đầu tư trực tiếp cho thấy.
Ví dụ, một số khoản đầu tư nước ngoài, bao gồm cả các khoản đầu tư của Mỹ, được thực hiện thông qua các công ty liên kết ở châu Âu. Tuy nhiên, trong thống kê chính thức của Nga, họ sẽ được tính là các khoản đầu tư từ quốc gia nơi công ty đóng trụ sở.
Theo plo.vn
Xây dựng Trung tâm tài chính 5.000 tỷ đồng tại Thủ Thiêm
TPHCM đang mời gọi nhà đầu tư xây dựng trung tâm tài chính ngân hàng, thương mại dịch vụ tại khu đô thị mới Thủ Thiêm
Theo tin từ Sở Kế hoạch và Đầu tư TPHCM, vị trí xây dựng dự án này nằm tại 2 lô đất ký hiệu số 1-7 và 1-11 thuộc khu chức năng số 1 trong khu đô thị mới Thủ Thiêm (quận 2) do Ban Quản lý Thủ Thiêm là cơ quan đầu mối chủ trì, phối hợp với các sở - ngành tham mưu cho UBND TPHCM.
Mục tiêu của dự án nhằm phát triển khu trung tâm tài chính, ngân hàng, thương mại và dịch vụ tổng hợp. Cụ thể, dự án tòa nhà trung tâm tài chính có tổng diện tích đất phát triển dự án là 14.461 m2 với các chỉ tiêu quy hoạch cụ thể, gồm 2 tòa tháp cao từ 20-50 tầng tùy từng lô; tổng mức đầu tư khoảng 4.898 tỉ đồng, thời gian xây dựng dự kiến từ 2019-2021.
Hiện 2 lô đất đã bồi thường giải phóng mặt bằng xong. Đây là dự án thuộc lĩnh vực thương mại dịch vụ, trong danh sách 210 dự án TPHCM đang kêu gọi đầu tư năm 2019. Hiện đang có nhiều nhà đầu tư quan tâm tới dự án, bao gồm cả doanh nghiệp trong và ngoài nước. Một số nhà đầu tư đang quan tâm tới dự án như Công ty CP Cơ Điện lạnh (REE); Liên danh Sakkara (Úc) và GIC (Singapore); HFIC; Công ty TNHH Steelman Partners Việt Nam (Mỹ); Liên danh Công ty CP 216 - Công ty CP Đầu tư Văn Phú...
Trước đó, tháng 3/2019, Sở Kế hoạch và Đầu tư TPHCM đã có công văn báo cáo UBND TPHCM về hình thức lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án tòa nhà trung tâm tài chính.
Đến đầu tháng 5/2019, UBND TPHCM đã có công văn giao Ban Quản lý đầu tư khu đô thị mới Thủ Thiêm chủ trì, phối hợp với HFIC, các sở - ngành, đơn vị có liên quan làm rõ những ưu điểm, cơ sở pháp lý, tham mưu UBND TPHCM việc chọn đấu giá quyền sử dụng đất. Điều này nhằm lựa chọn đơn vị có đủ năng lực, quyết tâm thực hiện dự án trung tâm tài chính TPHCM, trong đó bảo đảm việc triển khai dự án đồng bộ với Đề án Trung tâm tài chính TPHC theo chỉ đạo của Thành ủy và UBND TPHCM.
Trong quá trình triển khai, Sở Tài nguyên và Môi trường TPHCM được giao chủ trì, phối hợp với Trung tâm Phát triển quỹ đất rà soát, bảo đảm chặt chẽ về cơ sở pháp lý và các quy định hiện hành; tham mưu, đề xuất UBND TP tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất của 2 lô đất nêu trên theo đúng quy định pháp luật hiện hành, phù hợp quy hoạch được duyệt và chủ trương xây dựng Đề án phát triển TP thành trung tâm tài chính quốc tế.
Nam Phong
Theo InfoNet
Cần lấy tính ổn định làm trọng Góc nhìn của TS. Lê Xuân Nghĩa, Nguyên Phó Chủ tịch Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia về những ảnh hưởng đối với Việt Nam từ những diễn biến mới trong căng thẳng thương mại Mỹ - Trung Quốc. Đối sách với Việt Nam là cần lấy tính ổn định làm trọng mới ứng phó được các bất ổn của thế...