Mỹ không công nhận lính vượt biên sang Triều Tiên là ‘tù binh chiến tranh’?
Cho đến nay, Mỹ vẫn từ chối phân loại binh nhì Travis King, người đào tẩu sang Triều Tiên vào tháng trước, là tù nhân chiến tranh, Reuters dẫn 4 nguồn thạo tin cho hay.
Quyết định này, có thể đồng nghĩa King không được đảm bảo an toàn bằng các biện pháp bảo vệ dành cho tù nhân chiến tranh theo Công ước Geneva, vốn rất nhạy cảm đối với quân đội Mỹ do cam kết không bỏ lại binh lính nào phía sau chiến tuyến.
Làm thế nào để phân loại thanh niên 23 tuổi, người đã trốn qua biên giới được bảo vệ nghiêm ngặt trong một chuyến tham quan dân sự đến khu phi quân sự ngăn cách Triều Tiên và Hàn Quốc, vẫn là một câu hỏi mở cho quân đội Mỹ.
Travis King
REUTERS
Là một người lính tại ngũ, King có thể đủ điều kiện là tù binh, vì Mỹ và Triều Tiên về mặt kỹ thuật vẫn đang trong tình trạng chiến tranh. Chiến tranh Triều Tiên 1950-1953 kết thúc bằng một hiệp định đình chiến, không phải một hiệp ước hòa bình.
Tuy nhiên, các yếu tố bao gồm quyết định tự do đi vào Triều Tiên của binh nhì King, trong trang phục dân sự, dường như đã khiến anh không đủ tiêu chuẩn đó, theo các quan chức Mỹ giấu tên.
Mỹ chưa có manh mối binh nhì vượt giới tuyến chạy sang Triều Tiên
Người phát ngôn của Lầu Năm Góc từ chối bình luận về tình trạng của King, nhưng cho biết ưu tiên của bộ quốc phòng là đưa anh về nước và họ đang nỗ lực để đạt được điều đó thông qua tất cả các kênh có sẵn.
Các quan chức Mỹ cũng cho hay rằng Washington đã truyền tải thông điệp đó trong các cuộc trao đổi riêng tới Bình Nhưỡng. Trong khi đó, theo Reuters, Mỹ vẫn có thể chọn cách gọi King là tù binh chiến tranh. Một quan chức Mỹ giấu tên tiết lộ rằng chưa có quyết định cuối cùng và quan điểm của Mỹ về tình trạng của King có thể thay đổi khi họ tìm hiểu thêm về trường hợp của người này.
Hiện Nhà Trắng vẫn chưa phản hồi yêu cầu bình luận.
Trước đó, đài CNN dẫn lời giới quan chức quốc phòng Mỹ nói rằng chính quyền Tổng thống Joe Biden đang tranh luận về việc có nên chỉ định King là tù binh chiến tranh hay không. Tuy nhiên, các quan chức cho biết chưa có quyết định cuối cùng nào được đưa ra và cho đến thời điểm hiện tại, tình trạng của King vẫn là “AWOL” (vắng mặt không phép).
Các tù nhân chiến tranh được bảo vệ bởi Công ước Geneva, mà Triều Tiên và Mỹ là các bên ký kết. Thỏa thuận đó nêu chi tiết các tiêu chuẩn đối với việc đối xử với các tù nhân, đảm bảo mọi thứ từ chăm sóc y tế đầy đủ và liên lạc với người thân.
Trong mọi trường hợp, chuyên gia luật Geoffrey Corn tại Trường Luật Đại học Công nghệ Texas (Mỹ) nói rằng Washington sẽ khó khẳng định rằng King là tù nhân chiến tranh, một phần vì không có giao tranh trên bán đảo Triều Tiên vào thời điểm đó.
“King không thực sự bị bắt trong bối cảnh chiến sự. Nếu điều đó xảy ra với chúng tôi, có lẽ chúng tôi sẽ chỉ định anh ta là người nước ngoài không có giấy tờ đã vượt biên mà không có thị thực”, Reuters dẫn nhận định của chuyên gia Corn.
UNC đối thoại với Triều Tiên về binh sĩ Mỹ vượt giới tuyến quân sự
Theo hãng tin Reuters, ngày 24/7, Phó chỉ huy Bộ Tư lệnh Liên hợp quốc (UNC) do Mỹ đứng đầu cho biết UNC đã bắt đầu tiến hành đối thoại với Triều Tiên về trường hợp binh sĩ Mỹ Travis King vượt trái phép giới tuyến quân sự để vào Triều Tiên.
Binh sĩ Mỹ Travis King (thứ 4, trái, áo đen) trong chuyến tham quan Khu vực an ninh chung trong Khu phi quân sự (DMZ) giữa hai miền Triều Tiên ngày 18/7/2023. Ảnh: AFP/TTXVN
Tại buổi họp báo, Phó chỉ huy UNC, Trung tướng Andrew Harrison cho biết: "Cuộc đối thoại đã bắt đầu với Quân đội Nhân dân Triều Tiên thông qua một cơ chế được thiết lập theo hiệp định đình chiến".
Ngoài ra, ông Harrison cho biết mối quan tâm chính là tình trạng sức khỏe của binh sĩ King.
Trước đó, vào ngày 18/7, UNC cho biết binh sĩ Travis King, người đang phục vụ trong quân đội Mỹ tại Hàn Quốc, đã vượt giới tuyến vào Triều Tiên trong chuyến tham quan Khu vực an ninh chung trong Khu phi quân sự (DMZ). UNC là đơn vị giám sát các hoạt động trong DMZ.
Hiệp định đình chiến đã được ký kết ngày 27/7/1953 giữa UNC, quân đội Triều Tiên và các lực lượng vũ trang Trung Quốc, chấm dứt trên danh nghĩa cuộc chiến tranh Triều Tiên 1950 - 1953. Theo hiệp định đình chiến này, vĩ tuyến 38 được ấn định là giới tuyến phân chia hai miền Nam - Bắc Triều Tiên với một khu phi quân sự được thiết lập.
Hàn Quốc phát hiện xác người đào tẩu Triều Tiên qua đời gần 1 năm Xác một phụ nữ CHDCND Triều Tiên 49 tuổi đào tẩu sang Hàn Quốc đã được phát hiện bên trong căn hộ của người này gần một năm sau khi bà qua đời. Một binh sĩ đứng gác tại khu phi quân sự (DMZ) ngăn cách hai miền bán đảo Triều Tiên. Ảnh AFP The Korea Times ngày 25.10 đưa tin nhà chức...