Mỹ quyết tâm gây sức ép để Trung Quốc chấm dứt các hành động làm thay đổi hiện trạng ở Biển Đông.
Trong hội nghị với các quốc gia Đông Nam Á diễn ra vào cuối tuần này, Bộ Ngoại giao Mỹ cho hay Ngoại trưởng John Kery sẽ tiếp tục gây sức ép để các bên ngừng mọi hoạt động làm phức tạp hóa tình hình tranh chấp lãnh thổ trên Biển Đông bất chấp sự phản đối của Trung Quốc.
Phát biểu trước khi ông Kerry tới dự Diễn đàn Khu vực ASEAN (ARF), ông Daniel Russel, trợ lý Ngoại trưởng Mỹ đặc trách Đông Á cho biết ưu tiên của Mỹ trong hội nghị lần này là hạ nhiệt căng thẳng ở Biển Đông, nơi Trung Quốc đang có những động thái làm thay đổi hiện trạng, đe dọa đến hòa bình và ổn định trong khu vực.
Video đang HOT
Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ đặc trách Đông Á Daniel Russel
Ông Russel tuyên bố: “Nền kinh tế khu vực quá quan trọng và quá mong manh để bất cứ quốc gia nào có thể sử dụng lực lượng quân sự hay bán quân sự để trả đũa, để bắt nạt và ép buộc các nước khác”.
Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ khẳng định các bên tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông có điều kiện để “thực hiện những bước đi tự nguyện, để xác định những hành vi mà họ cho là khiêu khích của các nước khác, và để yêu cầu từ bỏ các hành vi đó”.
Để thực hiện được các bước này, ông Russel cho rằng cần phải có sự ràng buộc giữa các nước tuyên bố chủ quyền với một thỏa thuận đã ký kết về việc không chiếm giữ những hòn đảo không người, và quan trọng hơn là chấm dứt các hoạt động đào đắp nhằm thay đổi hiện trạng ở các hòn đảo đó.
Trước đó, hôm thứ Hai, Trung Quốc đã lên tiếng bác bỏ đề xuất ngừng mọi hoạt động thay đổi hiện trạng trên Biển Đông và ngang nhiên tuyên bố rằng họ “thích xây gì thì xây” trên các hòn đảo trong khu vực.
Trung Quốc đang có nhiều hoạt động đào đắp nhằm thay đổi hiện trạng trên Biển Đông
Yi Xianliang, Phó Chủ tịch Ủy ban Biên giới và Đại dương thuộc Bộ Ngoại giao Trung Quốc tỏ vẻ thách thức đề xuất của Mỹ khi khẳng định: “Những gì Trung Quốc làm hay không chỉ tùy thuộc vào chính phủ Trung Quốc”.
Ông Yi cũng bác bỏ sự tham gia của Mỹ vào vấn đề Biển Đông, đồng thời nhấn mạnh chỉ có “người châu Á mới giải quyết vấn đề của người châu Á”.
Trong khi đó, Philippines khẳng định họ cũng sẽ nêu đề xuất “đóng băng” mọi hoạt động thay đổi hiện trạng trên Biển Đông tại diễn đàn ARF, đồng thời yêu cầu các bên thực hiện bộ quy tắc ứng xử (COC) nhằm giải quyết tranh chấp trên vùng biển chiến lược này.
Trung Quốc đang ngày càng tỏ ra hung hăng hơn trong các tuyên bố chủ quyền của mình trên Biển Đông, và Mỹ lo ngại rằng những sự hiểu nhầm có thể dẫn đến sự cố bất ngờ và làm leo thang căng thẳng trong khu vực thành một cuộc xung đột.
Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ Russel khẳng định Washington mong muốn ASEAN và Trung Quốc đẩy nhanh tiến độ thực thi COC trên Biển Đông, bởi những gì Trung Quốc đã và đang làm trên vùng biển này để lại “nỗi giận dữ và những câu hỏi về chiến lược dài hạn của Bắc Kinh” trong các quốc gia láng giềng.
Theo NTD/Reuters
Tin mới nhất
Nga sắp tấn công lớn vào mặt trận mới, buộc Ukraine lộ điểm yếu chí mạng?
07:13:03 15/11/2024
Giới phân tích Ukraine cho rằng Nga có thể coi việc Tổng thống đắc cử Donald Trump trở lại Nhà Trắng là một bước ngoặt và sẽ leo thang tấn công ở Zaporizhia để gây áp lực.
Mỹ dọa "đáp trả cứng rắn" lính Triều Tiên tham chiến cùng Nga
06:57:36 15/11/2024
Đầu tháng 11, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Matthew Miller cảnh báo lính Triều Tiên sẽ trở thành mục tiêu quân sự nếu tham gia chiến đấu chống lại lực lượng Ukraine.
Hàn Quốc có thể tăng viện trợ cho Ukraine
06:37:07 15/11/2024
Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol ngày 14/11 tuyên bố đang cân nhắc tăng cường hỗ trợ cho Ukraine để ứng phó việc Triều Tiên củng cố quan hệ quân sự với Nga.
Nga khoe "bóng ma bầu trời" Su-57 tung hoành tại chiến trường Ukraine
06:19:52 15/11/2024
Vào ngày 12/9, trang Defence Blog dẫn lời một quan chức Không quân Ukraine giấu tên cho biết, Su-57 có thể được Nga sử dụng nhiều trong những tháng gần đây, để tiến hành hơn 40 cuộc không kích , nhằm vào các mục tiêu bên trong Ukraine.
Điều kiện tiên quyết của Ukraine để hòa đàm với Nga
06:17:55 15/11/2024
Ưu tiên hàng đầu của Ukraine để đàm phán Nga được cho là đã có sự thay đổi sau khi ông Donald Trump đắc cử tổng thống Mỹ.
Lấy lòng "Bộ trưởng" Elon Musk, các hãng đổ xô quay lại X để quảng cáo
06:14:22 15/11/2024
Cú đặt cược thành công của Elon Musk vào Tổng thống Donald Trump đã thúc đẩy hoạt động kinh doanh sa sút của mạng xã hội X, nhiều thương hiệu quay trở lại X để tìm kiếm sự ủng hộ từ chính quyền mới.
Nội các trẻ hóa của Tổng thống đắc cử Donald Trump
06:04:51 15/11/2024
Bộ máy chính quyền tương lai của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đang dần hình thành với những gương mặt trẻ từ vị trí ngoại trưởng đến bộ trưởng quốc phòng.
Liệu Ukraine có thể phát triển vũ khí hạt nhân?
05:09:19 15/11/2024
Các chuyên gia cho biết Ukraine có khả năng sản xuất ít nhất một vũ khí hạt nhân thô sơ trong vòng vài năm, mặc dù điều này đòi hỏi sự đầu tư đáng kể và nhiều thách thức.
Phá mạng lưới gian lận thuế VAT xuyên quốc gia ở châu Âu
05:07:27 15/11/2024
Khoảng 400 công ty và 200 nghi phạm dính lứu đến gian lận thuế trong hoạt động buôn bán sản phẩm công nghệ thông tin và thiết bị điện tử trên thị trường các nước nói trên, song hoạt động mạnh nhất là ở Italy.
Campuchia tưng bừng khai hội đua thuyền
05:05:15 15/11/2024
Trong đó, có màn trình diễn đèn nước độc đáo với 36 thuyền hoa đăng của Hoàng gia Campuchia, cơ quan bộ, ngành trung ương và các đơn vị, tổ chức đoàn thể.
Gây quỹ kỷ lục, tại sao chiến dịch tranh cử của bà Harris vẫn nợ 20 triệu USD?
05:02:34 15/11/2024
Ngay sau khi ông Biden rút khỏi cuộc tranh cử tổng thống sau một cuộc tranh luận thất bại với ông Trump, đảng Dân chủ đã tập hợp xung quanh bà Harris và chiến dịch của bà.
Meta bị phạt hơn 800 triệu USD vì vi phạm quy định chống độc quyền của EU
05:01:11 15/11/2024
Mức phạt này là một trong những mức phạt lớn nhất mà EC đã áp đặt đối với các tập đoàn công nghệ quy mô lớn trong những năm gần đây, đồng thời nằm trong 10 mức phạt nặng nhất của EU liên quan đến các quy định chống độc quyền.