Mỹ: Khi dân thường được huấn luyện như đặc nhiệm
Với nhiều nam giới, một kỳ nghỉ tuyệt vời là nằm ườn ở bể bơi với một ly bia. Tuy nhiên, những người khác lại coi những cú chống đẩy không ngớt, mang vác những khúc gỗ nặng và lao xuống vùng nước đen từ một chiếc trực thăng trong tiếng thét lác của những người khác mới là một kỳ nghỉ lý tưởng.
Chỉ với 1.890 USD, dân thường có thể tham dự khóa Trải nghiệm khắc nghiệt SEAL – cuộc thử nghiệm sức chịu đựng kéo dài 1 tuần, vốn cho phép người tham gia được cảm nhận việc trở thành một người lính trong lực lượng tham chiến tinh nhuệ – lực lượng SEAL của hải quân Mỹ, là như thế nào.
Do cựu thành viên đội SEAL là Don Shipley mở ra, chương trình “huấn luyện cấp cao” được tổ chức ở Chesapeake, Virginia, với mô hình huấn luyện khắc nghiệt nhất của quân đội – chương trình huấn luyện dưới nước cơ bản hay còn gọi là BUDS.
Bất cứ ai, từ học sinh trung học 15 tuổi tới những doanh nhân bàn giấy và các ông bố ở ngoại ô đều có thể đăng ký tham gia trại rèn luyện khắc nghiệt này, vốn dạy các kỹ năng dùng trong việc đào tạo quân SEAL trên thực tế, vốn kéo dài 6 tháng.
80% những nam giới vào trường BUDS không qua được chương trình đề ra và phần còn lại trở thành những người lính thuần thục nhất nước.
Video đang HOT
“Hầu hết các học viên chưa bao giờ trải qua việc rèn luyện khắc nghiệt như vậy”, ông Shipley, cựu thành viên SEAL kiêm huấn luyện viên SEAL cho biết. “Trí nhớ sống động nhất của bạn xuất phát từ sự gian khổ, nó bắt nguồn từ sự đau đớn của thể xác. Những gì dễ dàng thường khiến bạn quên nhanh”.
Trại huấn luyện trên luôn đông nghẹt học viên kể từ khi đội SEAL của hải quân Mỹ tiêu diệt trùm khủng bố Osama Bin Laden trong một sứ mệnh bí mật cách đây hơn một năm.
Khóa huấn luyện trên gồm cả tập tham chiến, chống đẩy, đứng lên ngồi xuống. Những người tham gia được dạy cách dùng súng bắn vào các tên khủng bố bằng giấy, đoàn kết khi trải qua huấn luyện dưới nước.
Theo VietNamNet
Syria đang chạm tới báo động đỏ
Trước tuyên bố của LHQ cho rằng Syria đang rơi vào cuộc nội chiến toàn diện, dư luận thế giới lo ngại tình hình Syria có thể bị hướng tới một bước ngoặt vô cùng nghiêm trọng
Tình trạng bạo lực đẫm máu hiện nay ở Syria đang khiến dư luận thế giới vô cùng lo ngại. Cuộc khủng hoảng ở quốc gia Trung Đông này là một bằng chứng cho sự đối đầu gay gắt giữa hai phe cường quốc, một bên là phương Tây do Mỹ đứng đầu và bên kia là hai nước Nga-Trung. Phương Tây muốn thay đổi chính quyền hiện tại ở Syria nhưng Nga và Trung Quốc phản đối, đồng thời khẳng định sẽ không để phương Tây biến Syria thành Libya thứ hai. Cả Trung Quốc và Nga đều tin rằng, phương Tây đang đứng về phe nổi dậy trong cuộc khủng hoảng ở Syria, điều này khiến tình hình thêm trầm trọng.
Syria đang rơi vào cuộc nội chiến
Phản ứng trước tuyên bố của một quan chức cấp cao của Liên Hợp Quốc cho rằng Syria đang rơi vào một cuộc nội chiến toàn diện, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lưu Vi Dân lo ngại tình hình Syria đang bị hướng tới "một bước ngoặt vô cùng nghiêm trọng", đồng thời bày tỏ hy vọng "các bên ở Syria làm tất cả những gì có thể để bảo vệ dân thường".
Cùng với Trung Quốc, Nga đã kiên quyết ngăn cản nỗ lực của Mỹ và Liên minh Châu Âu (EU) đề nghị Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc thông qua một lệnh cấm vận vũ khí đối với Syia nhằm mục đích trừng phạt chính quyền của Tổng thống Bashar al-Assad vì "tội đàn áp những người biểu tình" trong cuộc khủng hoảng chính trị kéo dài hơn một năm qua. Và gần đây, thông tin Nga đang chuyển một chuyến hàng trực thăng tấn công đến Syria khi nước này đang chìm trong những cuộc giao tranh ác liệt giữa quân chính phủ và phe nổi dậy đã khiến phương Tây càng thêm lo ngại.
Ngoại trưởng Mỹ Hillary đã lên tiếng cảnh báo Nga rằng, việc nước này hậu thuẫn cho thể chế của Tổng thống Syria - Bashar al-Assad sẽ dẫn đến hậu quả tiêu cực. Bà Hillary cho rằng, "tình hình Syria đang diễn biến theo chiều hướng dẫn tới một cuộc nội chiến, giờ là lúc cộng đồng quốc tế, trong đó có Nga và tất cả các thành viên của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc cùng nói với Assad bằng một quan điểm thống nhất, kêu gọi Syria chấm dứt bạo lực. Đồng thời các bên phải cùng hãy chung tay với ông Kofi Annan để lên kế hoạch chuyển giao quyền lực chính trị ở đất nước này".
Bà Clinton cũng nhấn mạnh "đó là lợi ích của mọi người, nhất là người dân Syria. Nga từng nói rằng họ muốn khôi phục hòa bình và ổn định ở Syria; họ không muốn mất tình cảm riêng biệt với ông Assad đồng thời muốn giữ được những lợi ích quan trọng của mình ở khu vực cũng như mối quan hệ giữa hai nước. Tuy nhiên, họ sẽ tự đưa những mong muốn của họ vào vòng nguy hiểm nếu không có động thái nào tích cực hơn vào thời điểm này".
Trong khi các diễn biến ở Syria đang trở nên vô cùng nóng bỏng, tuyên bố cứng rắn của Ngoại trưởng Pháp Laurent Fabius hôm 13/6 đề nghị dùng vũ lực để chấm dứt tình trạng bạo lực đẫm máu hiện nay ở đất nước Syria như đổ thêm dầu vào lửa, khiến cho tình hình Syria càng trở nên trầm trọng.
Ngoại trưởng Fabius hy vọng Nga sẽ nhất trí để Liên Hợp Quốc "dùng" đến Chương 7 trong Hiến chương Liên Hợp Quốc cho phép các nước được sử dụng vũ lực để giải quyết tình hình Syria. Ông Fabius khẩn thiết kêu gọi "cần phải có hành động kiên quyết hơn tại Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc. Chúng ta nên đưa kế hoạch của ông Annan vào thực thi theo Chương 7. Điều đó có nghĩa là bắt các bên ở Syria phải thực hiện kế hoạch này dưới áp lực của những biện pháp trừng phạt nặng nề và hà khắc".
Tuy nhiên, đề xuất của Ngoại trưởng Pháp chắc chắn sẽ vấp phải sự phản đối của Nga và Trung Quốc. Bởi hai nước này tin rằng, các cường quốc phương Tây và Arab đã lợi dụng một nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc năm 2011 để can thiệp vũ trang vào Lybia. Nga là nước ủng hộ mạnh mẽ cho chính quyền Syria kể từ khi cuộc nổi dậy ở đất nước này nổ ra từ hồi đầu năm 2011. Moscow phản đối bất kỳ hành động can thiệp quân sự nào vào Syria cũng như mọi nỗ lực nhằm lật đổ chính quyền của Tổng thống Bashar al-Assad.
Cũng theo lời ông Fabius, một trong những lựa chọn đang được đưa ra xem xét tại Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc là thực thi một lệnh cấm bay. Lệnh cấm bay được nhắc đến sau khi có tin quân chính phủ Syria đang sử dụng trực thăng để oanh tạc các căn cứ của phe nổi dậy và tin Nga cung cấp cho Damascus thêm nhiều trực thăng tấn công.
Ngoài những đề nghị, kêu gọi trên, Pháp cũng sẽ đề xuất thêm nhiều biện pháp trừng phạt nặng tay hơn nhằm vào Syria trong cuộc họp sắp tới của Ngoại trưởng các nước EU. Các cường quốc thế giới cũng đang chuẩn bị một danh sách liệt kê tên các quan chức quân sự Syria sẽ trở thành đối tượng bị tòa án quốc tế truy nã. "Họ phải hiểu rằng, tương lai duy nhất của họ là chống lại lệnh đàn áp. Thời gian để họ đưa ra quyết định đã đến", ông Fabius nhấn mạnh.
Cuộc nổi dậy kéo dài 15 tháng qua ở Syria đã leo thang thành một cuộc nội chiến toàn diện khi quân của Tổng thống Bashar al-Assad giành giật từng thước đất với phe đối lập. Hội Chữ Thập đỏ Quốc tế cho biết, tình hình đang xấu đi nghiêm trọng ở nhiều khu vực của Syria khi các cuộc giao tranh bùng phát và lan rộng khắp nơi. Hàng trăm người, trong đó có dân thường, chiến binh nổi dậy, binh lính của Tổng thống Assad và lực lượng an ninh, thiệt mạng trong những vụ bạo lực xảy ra liên tiếp gần đây.
Theo thống kê của Liên Hợp Quốc, hơn 10.000 người, chủ yếu là dân thường, đã thiệt mạng và hàng chục nghìn người khác rơi vào cảnh vô gia cư trong các cuộc đụng độ giữa phe chính phủ và phe nổi dậy ở Syria trong suốt 15 tháng qua./.
Theo VOV
Syria cận kề nội chiến, phương Tây bác khả năng can thiệp quân sự Tình trạng bạo lực ở Syria đang khiến cộng đồng quốc tế đặc biệt lo ngại khi xuất hiện ngày càng nhiều những cuộc giao tranh đẫm máu. Trong khi cộng đồng quốc tế vẫn chưa tìm ra một giải pháp hữu hiệu tại Syria, các cuộc giao tranh ác liệt tiếp tục diễn tại điểm nóng Homs và một số khu vực...