Mỹ khẩn trương xây dựng căn cứ “chia lửa” với đảo Guam
Quân đội Mỹ đang khẩn trương xây dựng một căn cứ quân sự mới với như một phương án dự phòng cho đảo Guam.
Ảnh vệ tinh về hoạt động xây dựng của Mỹ tại đảo Tinian (Ảnh: Planet Labs).
Hình ảnh vệ tinh được thu thập vào đầu tháng 6 cho thấy quân đội Mỹ dường như đang thực hiện những hoạt động xây dựng lớn tại khu vực sân bay quốc tế Tinian nằm trên đảo Tinian, một hòn đảo thuộc vùng lãnh thổ hải ngoại Bắc Mariana của Mỹ nằm trên Thái Bình Dương.
Giới phân tích nhận định đây là một phần trong kế hoạch nhằm nâng cấp sân bay quốc tế Tinian thành một căn cứ quân sự có khả năng cung cấp chỗ cất hạ cánh và nơi đồn trú cho các máy bay của Không quân Mỹ trong trường hợp căn cứ không quân Andersen khổng lồ trên đảo Guam có thể bị tấn công.
Kế hoạch nâng cấp căn cứ Tinian
Đảo Tinian thuộc vùng lãnh thổ hải ngoại Bắc Mariana của Mỹ nằm trên Thái Bình Dương (Đồ họa: Google Maps).
Hình ảnh vệ tinh cho thấy quân đội Mỹ đang nhanh chóng san lấp mặt bằng tại một khoảnh đất nằm ở phía tây bắc đường cất cánh chính của sân bay quốc tế Tinian.
Video đang HOT
Theo những thông tin ban đầu, hoạt động san lấp đã được bắt đầu từ đầu tháng 5. Các chuyên gia nhận định với tiến độ đang diễn ra, quân đội Mỹ được cho là đang xây dựng một đường lăn và các vị trí đỗ máy bay mới.
Ngoài ra, dự án còn bao gồm việc xây dựng các kho lưu trữ nhiên liệu mới nằm ở cực nam của đảo Tinian cùng với hệ thống đường ống nối giữa các kho này với sân bay Tinian. Hệ thống này sẽ đảm bảo nhiên liệu cho hoạt động huấn luyện và chiến đấu của các máy bay quân sự Mỹ một khi chúng được điều đến đồn trú tại đảo Tinian.
Các công trình xây dựng này dự kiến sẽ hoàn thành vào tháng 10/2025 và tiêu tốn của quân đội Mỹ khoảng hơn 160 triệu USD. Trước đó, một hợp đồng thuê đất với thời hạn 40 năm cũng đã được ký kết. Bộ tư lệnh Hệ thống Kỹ thuật Hạ tầng Hải quân Marianas của Hải quân Mỹ được giao nhiệm vụ quản lý và giám sát quá trình xây dựng.
Bên cạnh việc tích cực xây dựng các công trình phục vụ việc cải tạo sân bay quốc tế Tinian, quân đội Mỹ đang tích cực mở rộng và nâng cấp hạ tầng đường xá trên đảo. Mục đích của dự án này là nhằm phục vụ cho các hoạt động huấn luyện trong tương lai của quân đội Mỹ tại hòn đảo này.
Hoạt động nâng cấp hạ tầng của Mỹ tại đảo Tinian (Ảnh: Hải quân Mỹ).
Những hoạt động nâng cấp gần đây tại đảo Tinian cho thấy quân đội Mỹ đang thực sự cảm thấy lo ngại về khả năng căn cứ quân sự Andersen tại đảo Guam sẽ bị tấn công, nhất là khi căng thẳng giữa các cường quốc đang leo thang tại khu vực Thái Bình Dương.
Chính vì vậy, Mỹ đang muốn biến đảo Tinian, nơi chỉ cách đảo Guam khoảng 196km thành một nơi “chia lửa” với căn cứ Andersen trong trường hợp cần thiết. Trong quá khứ, đảo Tinian cũng từng được quân đội Mỹ sử dụng để đồn trú các máy bay chiến đấu và tiến hành các hoạt động huấn luyện thực chiến.
Tầm quan trọng của căn cứ tại đảo Guam
Việc Mỹ khẩn trương xây dựng một phương án dự phòng cho căn cứ Andersen cho thấy tầm quan trọng của các căn cứ tại đảo Guam với khả năng tác chiến của quân đội Mỹ trong khu vực.
Các máy bay quân sự Mỹ tại đảo Guam (Ảnh: Không quân Mỹ).
Tại đảo Guam, Mỹ đã xây dựng cho mình một căn cứ phức hợp nơi Không quân nước này có thể điều đến những máy bay tối tân nhất như máy bay tàng hình B-2 Spirit, B-1 Lancer và cả “pháo đài bay” B-52. Với vị trí trung tâm nằm trong bản đồ địa chính trị tại khu vực Thái Bình Dương, các máy bay có khả năng mang theo bom, tên lửa dẫn đường và thậm chí là cả vũ khí hạt nhân của Mỹ có thể dễ dàng tiến hành các chiến dịch quy mô lớn nhằm vô hiệu hóa hệ thống phòng thủ của đối phương.
Ngoài ra, tại đảo Guam, Mỹ cũng triển khai một căn cứ tàu ngầm lớn để đóng vai trò như cảng nhà của Hạm đội Tàu ngầm số 15 của Hải quân Mỹ. Đây là nơi tiếp tế nhiên liệu, vũ khí và nhu yếu phẩm cũng như cung cấp dịch vụ sửa chữa cho các tàu ngầm hạt nhân của Mỹ trong nhiệm vụ tuần tra vòng quanh Thái Bình Dương.
Với vai trò đặc biệt quan trọng trong tác chiến, căn cứ tại đảo Guam thường được ví von như “tàu sân bay không thể bị đánh chìm” của quân đội Mỹ. Tuy nhiên, với sự đe dọa từ tên lửa tầm xa và thậm chí cả vũ khí hạt nhân của một số đối thủ trong khu vực, mối đe dọa với khả năng tác chiến liên tục của Mỹ tại đảo Guam đang tăng lên đáng kể trong thời gian gần đây.
Tiết lộ mức độ thiệt hại của tàu ngầm Mỹ sau va chạm ở biển Đông
Một bức ảnh vệ tinh gần đây cho thấy tàu ngầm hạt nhân USS Connecticut có thể bị hư hại trong một vụ va chạm trực diện với 1 vật thể chưa xác định tại biển Đông.
Vụ tai nạn xảy ra 4 tuần trước, có thể đã diễn ra tại vùng biển gần quần đảo Hoàng Sa (thuộc chủ quyền Việt Nam). Bức ảnh đầu tiên được công bố sau tai nạn do công ty Planet Labs chụp được hôm 20-10, cho thấy con tàu đang neo đậu tại căn cứ của Hải quân Mỹ ở đảo Guam.
Trong bức ảnh, có thể thấy vòm sóng âm ở mũi tàu đã được tháo ra, chứng tỏ hệ thống sóng âm đã bị hỏng trong vụ va chạm ngày 2-10 và cần được thay thế. Các bộ phận khác của thân tàu không có dấu hiệu nứt, nghĩa là lò phản ứng hạt nhân của con tàu vẫn hoạt động bình thường như thông báo trước đó của Hải quân Mỹ.
"Gần như chắc chắn tàu USS Connecticut bị va chạm trực diện dẫn đến vòm sóng âm bị nứt. Đây hệ thống cảm biến quan trọng nhất của con tàu nên nó phải rút lui ngay lập tức" - tờ South China Morning Post ngày 30-10 dẫn lời chuyên gia quân sự Antony Wong Tong.
Ảnh vệ tinh chụp tàu USS Connecticut neo đậu tại căn cứ ở đảo Guam.
Thông báo về vụ va chạm của Hải quân Mỹ không công bố thêm các chi tiết khác, như mức độ hư hại, vật thể mà con tàu đã đụng phải hay vị trí xảy ra va chạm.
Trong báo cáo ngày 10-10, Hải quân Mỹ cho biết USS Connecticut va chạm với vật thể chưa xác định tại biển Đông, làm bị thương 11 thủy thủ. Hệ thống đẩy hạt nhân của tàu ngầm không bị ảnh hưởng và nó có thể quay trở lại căn cứ Guam để kiểm tra. Hải quân Mỹ chưa cập nhật thêm bất kỳ thông tin nào khác.
Vào ngày 18-10, viện nghiên cứu Sáng kiến Kiểm tra tình hình chiến lược biển Đông tại Bắc Kinh đã đăng tải 1 bức ảnh vệ tinh trên Twitter và cho biết một chiếc tàu ngầm lớp Seawolf (USS Connecticut thuộc lớp Seawolf) bị bắt gặp đang di chuyển cách quần đảo Hoàng Sa 43 hải lý về phía Đông Nam vào ngày 3-10, một ngày sau vụ va chạm.
Theo các chuyên gia quân sự mà South China Morning Post liên hệ, nhiều khả năng USS Connecticut va chạm với một "vật thể nhỏ ngầm dưới nước". Chuyên gia về hải quân Li Jie ở Bắc Kinh suy đoán vật thể đó có kích thước tương tự một thiết bị không người lái dưới biển chứ không phải là một tàu ngầm khác.
Ảnh nghi chụp tàu ngầm Mỹ sau va chạm ở Biển Đông Tàu ngầm có thể là chiến hạm Connecticut va chạm ở Biển Đông xuất hiện trong ảnh vệ tinh, phần mũi và thân trên dường như không hư hại nặng. Ảnh vệ tinh do hãng Planet chụp ngày 20/10 cho thấy hai tàu ngầm đang đậu trong cảng tại đảo Guam. Một chiếc đậu một mình ở phía bên phải, có thể là...