Mỹ – Israel đã bàn cách “quản” Syria sau khi sụp đổ
Hôm nay, một quan chức Israel cho biết các nhà lãnh đạo nước này và các quan chức Mỹ đã bàn bạc với nhau về việc quản lý chính quyền Syria sau khi chính quyền Assad sụp đổ.
Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton đã có chuyến thăm đến Israel vào tuần trước.
Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu đã cảnh cáo rằng nước ông sẽ “phải hành động” nếu thấy cần thiết để ngăn chặn kho vũ khí hóa học khổng lồ của Syria không rơi vào tay các phiến quân trong trường hợp chính quyền Damascus tan rã.
Trong lúc xung đột đang diễn ra ngày càng ác liệt tại các thành phố lớn ở Syria, tương lai của Tổng thống Basher Assad đang ngày càng trở nên mong manh.
Hôm nay, khi được hỏi liệu có phải Israel và Mỹ đã thảo luận về cách quản lý một Syria sau khi chính quyền Assad sụp đổ hay không, một quan chức Israel đáp lại rằng: “Bạn có thể coi rằng những vấn đề kiểu như vậy đã được các quan chức Mỹ đề cập trong chuyến thăm Israel vừa qua của họ”.
Vị quan chức này không cho biết thêm chi tiết và từ chối tiết lộ danh tính do tính chất “mật” của vấn đề này.
Theo infonet
Syria: Tháng 7 đẫm máu
Những cuộc giao tranh đẫm máu giữa quân nổi dậy và quân đội của chính phủ Syria đã đưa tổng số người chết tại đất nước này lên 19.000 người. Riêng trong 3 tuần đầu tháng 7, bạo loạn đã cướp đi sinh mạng của 2.750 người, gần bằng tổng số người chết trong cả tháng 6.
Video đang HOT
Các thành viên của Quân đội tự do Syria tại Sukari, thành phố Aleppo hôm 20/7 - Nguồn: Reuters
Hiện nay, giao tranh lan đến tận thành phố quan trọng thứ hai của Syria cho thấy lực lượng nổi dậy ngày càng tự tin hơn mặc dù lực lượng này vẫn chưa thể chống lại nổi quân chính phủ được trang bị vũ khí hạng nặng. Cuộc tấn công vào thành phố Aleppo cũng đánh dấu cuộc nội chiến Syria bước vào một giai đoạn giao tranh tại chiến tranh đô thị với sức tàn phá lớn.
Hôm Chủ Nhật (22/7), một nhóm tự xưng là "Lữ đoàn thống nhất" đã đăng tải một đoạn băng trên mạng, tuyên bố nhóm này sẽ tiến hành một cuộc tấn công vào thành phố Aleppo, thành phố đông dân nhất của Syria và là trung tâm kinh tế then chốt, nơi vẫn khá yên bình kể từ khi cuộc nổi dậy bắt đầu.
"Chúng tôi đã ra lệnh tiến vào Aleppo để giải phóng thành phố này", một lãnh đạo của nhóm này, Đại tá Abdul-Jabbar Mohammed Akidi, nói.
Mặc dù lực lượng nổi dậy ngày càng có qui củ và tổ chức tốt hơn, giúp lực lượng này có thể tấn công vào các thành phố lớn, họ vẫn không thể đánh bại lực lượng của Tổng thống Assad và trở nên vô dụng trước các máy bay trực thăng của quân đội Syria.
Theo cơ quan quan sát nhân quyền Syria, bạo lực trong tuần qua ở Syria đã đẩy số người thiệt mạng vì nổi dậy ở nước này lên tới 19.000 người. Cũng theo cơ quan này, tháng 7 là tháng đẫm máu nhất của cuộc nội chiến với hơn 2.750 bị thiệt mạng chỉ ngay trong 3 tuần đầu tiên của tháng, gần bằng tổng số người thiệt mạng trong tháng 6.
Ngày hôm qua (22/7), hơn 100 người đã thiệt mạng trong đó có ít nhất 24 binh sĩ chính phủ.
Xung đột leo thang cũng khiến dư luận càng thêm lo ngại rằng cuộc chiến Syria sẽ vượt qua biên giới, lan sang các quốc gia láng giềng.
Chính quyền Assad là cầu nối giữa Iran và nhóm chiến binh dòng Shiite, Hezbollah ở Li Băng. Phía bên kia của cuộc xung đột là lực lượng nổi dậy chủ yếu là những người thuộc nhóm Sunni chiếm đa số ở Syria, có mối quan hệ với các quốc gia thuộc dòng Hồi giáo Sunni trong khu vực như Ả rập Xê út.
Tình hình còn phức tạp ở chỗ, hầu hết các nhóm nói trên đều thù ghét Israel - đồng minh thân cận nhất của Mỹ ở Trung Đông.
Hôm qua, Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu nói rằng ông lo sợ tình trạng rối loạn sau khi chính quyền Tổng thống Assad sụp đổ sẽ giúp nhóm Hezbollah tiếp cận được kho vũ khí hóa học của Syria.
Nhà vua Abdullah của Ả rập Xê út thông báo về một chiến dịch quốc gia nhằm thu thập sự ủng hộ trong nước đối với "những người anh em của chúng ta ở Syria". Ả rập Xê út và các quốc gia khác đã bày tỏ quan điểm tích cực về lực lượng đối lập mặc dù không quốc gia nào chính thức tuyên bố ủng hộ lực lượng này.
Cuộc nổi dậy Syria bắt đầu vào tháng 3 năm 2011 khi chính quyền đàn áp các cuộc nổi dậy kêu gọi cải cách chính trị. Khi phong trào đào ngũ lan rộng và số người thiệt mạng tăng lên, các nhóm nổi dậy đã hình thành để chống lại quân đội chính phủ và cuộc xung đột phát triển thành nội chiến.
Trong suốt thời gian diễn ra xung đột, lực lượng nổi dậy Syria không thể đánh bại được quân đội của Tổng thống Assad được trang bị đầy đủ vũ khí hiện đại mua từ Nga. Các nhóm nổi dậy chủ yếu là những nhóm địa phương có vũ khí hạng nhẹ và không có nhiều mối liên hệ ngoài vùng hoạt động của mình.
Tuần qua, một nhóm nổi dậy khác cũng vừa tuyên bố thành lập với khoảng 1.000 chiến binh, chủ yếu được trang bị súng trường, mặc đồ rằn ri và hô vang khẩu hiệu: "Thánh Alla vĩ đại". Hiên dư luận vẫn chưa biết gì nhiều về nhóm này nhưng lực lượng chiến binh xuất hiện trong đoạn băng cho thấy nhóm này có lẽ lớn hơn tất cả các nhóm nổi dậy Syria từng được dư luận biết đến.
Một đoạn băng tải trên mạng ngày hôm qua cho thấy hàng chục xe tải và xe hơi chở đầy quân nổi dậy hướng về thành phố Aleppo trước bình minh. Các đoạn băng khác cho thấy nhóm nổi dậy này bắn vào một chiếc xe tải tại một bốt của chính quyền cho tới khi chiếc xe chìm trong lửa.
Một số đoạn băng khác lại cho thấy xe tăng đi dọc theo đường chính và quân nổi dậy trốn ở sau một bức tường trong lúc tiếng súng bắn và tiếng nổ vang lên.
Đài truyền hình trung ương Syria cho biết quân đội nước này đang săn lùng "những kẻ khủng bố" và đã tiêu diệt số lượng lớn quân nổi dậy.
Mặc dù quân nổi dậy có thể tấn công các bốt kiểm tra của quân đội nhưng lực lượng này thiếu vũ khí để đánh trả máy bay trực thăng và không thể làm gì với xe tăng, loại vũ khí mà chính quyền ngày càng dùng thường xuyên hơn.
Tại Damascus, chính phủ đã đánh bật lực lượng nổi dậy sau loạt tấn công tuần trước. Cơ quan quan sát nhân quyền Syria cho biết quân đội đã cử binh lính và xe tăng đến chiếm lại vùng phía tây nam của thủ đô và hàng chục người đã bị thương.
Máy bay trực thăng của chính quyền dùng súng máy hạng nặng bắn vào các khu vực có quân nổi dậy còn quân đội thì đột kích và tiến hành bắt bớ. Ít nhất 4 người đã thiệt mạng tại quận Barzeh ở phía bắc.
Đài truyền hình Syria phủ nhận rằng chính phủ đã sử dụng máy bay trực thăng ở thủ đô và tuyên bố Damascus đã trở lại yên bình và quân đội đã quét sạch tàn dư của "những tên khủng bố".
Thế giằng co của cuộc xung đột thể hiện rõ nét khi quân nổi dậy chiếm được một chốt kiểm tra tại biên giới Syria - Thổ Nhĩ Kỳ nhưng lại mất một chốt khác tại biên giới với Iraq.
Sự căng thẳng của cuộc xung đột Syria còn được thể hiện bằng việc Malaysia đã đóng cửa đại sứ quán và di tản công dân của mình ra khỏi Syria. Ngoài ra, Ý cũng yêu cầu công dân mình rời nước này do tình hình "ngày càng tồi tệ".
Theo Infonet
Tổng thống Syria "mất tăm" sau vụ đánh bom Tổng thống Syria Bashar al-Assad đột nhiên mất tăm sau vụ đánh bom khiến nhiều quan chức quốc phòng thương vong trong khi lực lượng nổi dậy đã tiến gần trung tâm Damascus, tuyên thệ "giải phóng" thủ đô. Nhà lãnh đạo Syria đã không xuất hiện trước công chúng và không phát biểu gì sau vụ đánh bom khiến Bộ trưởng Quốc...