Mỹ-Iran: Được, mất gì sau thỏa thuận hạt nhân lịch sử?
Việc hoàn tất thỏa thuận hạt nhân lịch sử khiến Mỹ và Iran đều giành được những lợi thế đáng kể nhưng cũng phải nhượng bộ khá nhiều.
Đại diện Iran và P5 1 cùng EU sau khi đạt được thỏa thuận hạt nhân.
Hãng ABCNews đã đánh giá về những được, mất của hai bên trong thỏa thuận hạt nhân lịch sử này: Mỹ:
Điều quan trọng nhất đối với Mỹ là việc Iran chấp thuận từ bỏ hầu hết chương trình hạt nhân của mình. Điều này đồng nghĩa với việc họ sẽ không thể chế tạo được bom hạt nhân trong vòng ít nhất một năm.
Theo đó, Iran sẽ cắt giảm số lượng máy ly tâm hạt nhân của nước này từ 19.000 xuống còn chưa đầy 6.100 trong vòng 10 năm tới. Số lượng máy ly tâm bị cắt giảm sẽ được gửi đến kho giám sát của Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA).
Ngoài ra, Iran cũng chấp thuận giảm kho dự trữ urani đã được làm giàu tới 98% và ngừng mọi hoạt động làm giàu urani trong tương lai. Số urani được làm giàu sẽ được bán hoặc phân hủy.
Nhà máy hạt nhân nước nặng Arak của Iran sẽ được thiết kế lại để ngăn ngừa khả năng nước này có thể chế tạo vũ khí hạt nhân tại đó. Iran sẽ chuyển những thanh nhiên liệu ra khỏi nhà máy này và cam kết sẽ không xây dựng thêm bất kỳ nhà máy hạt nhân nước nặng nào nữa.
Trong khi đó, nhà máy hạt nhân Fordow sẽ được chuyển thành trung tâm nghiên cứu về vật lý và công nghệ hạt nhân.
Video đang HOT
Mỹ khẳng định, nếu Iran phá vỡ các cam kết của mình thì mọi lệnh cấm vận sẽ được áp đặt trở lại ngay lập tức. Iran:
Điều quan trọng nhất mà Tehran mong muốn chính là việc Quốc hội Mỹ không thể “lật lại” thỏa thuận này.
Điều này là bởi, dù có tới 60 ngày để xem xét thỏa thuận mà Iran đạt được với Mỹ, Quốc hội Mỹ không có quyền sửa đổi các điều khoản trong đó.
Nếu Quốc hội Mỹ muốn ngăn trở thỏa thuận này, họ sẽ cần tới 2/3 số nghị sĩ bỏ phiếu thông qua để tránh bị Tổng thống Obama áp đặt quyền phủ quyết.
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry ngày 14/7 đã khẳng định, ông không nghĩ rằng Quốc hội Mỹ sẽ làm điều này. Tuy nhiên, rất có thể, Đảng Cộng hòa sẽ “vạch từng điều khoản” trong thỏa thuận này để chứng tỏ đây là một thỏa thuận không có lợi cho Mỹ.
Điều Iran hài lòng nhất trong việc đạt được thỏa thuận hạt nhân lịch sử với Mỹ là việc Mỹ sẽ dỡ bỏ lệnh trừng phạt kinh tế nhằm vào nước này. Một khi Iran chứng tỏ rằng mình đã thực hiện đúng cam kết dỡ bỏ các máy ly tâm hạt nhân và phân hủy hoặc bán số uranium làm giàu của mình, mọi lệnh trừng phạt kinh tế với Iran, trong đó có khoản tiền lên đến hơn 100 tỷ USD của nước này bị phong tỏa, sẽ được dỡ bỏ. Đây có thể được coi là động lực chính trong nỗ lực đạt được thỏa thuận hạt nhân lịch sử của Iran.
Giới quan sát cho rằng, việc Iran chấp thuận để các thanh sát viên vào thị sát các địa điểm quân sự của mình là một chiến thắng cho Iran. Các thanh sát viên của Liên Hợp Quốc có thể yêu cầu tiếp cận các địa điểm nói trên, tuy nhiên, điều này không thể đạt được “một sớm một chiều”.
Điều này là bởi, yêu cầu thị sát của các thanh sát viên sẽ phải được một ủy ban ban gồm đại diện của Iran và nhóm P5 1 chấp thuận. Việc xem xét chấp thuận yêu cầu này có thể kéo dài tới 24 ngày, quá đủ để Iran che dấu những hành vi vi phạm (nếu có).
Một thắng lợi nữa của Iran chính là việc các lệnh cấm vận vũ khí nhằm vào nước này sẽ dần được dỡ bỏ. Thỏa thuận hạt nhân lịch sử nêu rõ, 5 năm nữa, Iran sẽ được phép mua hoặc bán các loại vũ khí truyền thống trên thị trường quốc tế và 8 năm nữa, nước này sẽ được phép mua hoặc bán tên lửa đạn đạo.
Lệnh cấm vận vũ khí chính là “điểm nghẽn” trong các cuộc đàm phán giữa Iran và P5 1 và Iran không ít lần yêu cầu phải dỡ bỏ lệnh cấm vận này.
Ngoài ra, Iran vẫn có quyền tiếp tục nghiên cứu và phát triển một số phần trong chương trình hạt nhân của nước này. Dù vẫn có những giới hạn nhất định nhưng ít nhất Iran vẫn được tiến hành các hoạt động làm giàu urani vì mục đích hòa bình.
Theo_Kiến Thức
Báo Mỹ: Nga lên tiếng nói Hoa Kỳ gây áp lực cho Việt Nam
Rõ ràng cả Nga và Hoa Kỳ đều đang có những động thái gia tăng sức ép lên quan hệ với Việt Nam. Điều này có thể sẽ khiến cho Việt Nam ở vào tình thế khó xử.
Lực lượng thuỷ quân đánh bộ của Việt Nam tham gia diễu binh ở cảng Cam Ranh - một trong những cảng biển nước sâu có vị thế vô cùng quan trọng ở châu Á mà cả Nga và Mỹ đều muốn hiện diện
Đài Tiếng nói Hoa Kỳ ngày 26/2015 trích dẫn thông tin từ báo chí Nga cho biết: Thứ trưởng Quốc phòng Nga mới lên tiếng cho rằng việc Hoa Kỳ công khai gây áp lực buộc các quốc gia ở châu Á - Thái Bình Dương, trong đó có Việt Nam, ngưng hợp tác với Moscow, đã làm xấu đi tình hình ở khu vực này và gây ra một cuộc chạy đua vũ trang.
Đây chính là tuyên bố đã từng được truyền thông Nga nhắc đến khi đăng tải phát biểu của Thứ trưởng Quốc phòng Nga Anatoly Antonov tại diễn đàn Đối thoại Shangri-la 2015 ở Singapore cuối tuần trước.
Theo báo Mỹ, ông Anatoly Antonov đã bày tỏ quan ngại về chính sách của Mỹ trong khu vực, đồng thời cho rằng Mỹ đang tìm cách cô lập có hệ thống cả Nga và Trung Quốc.
Báo Học giả ngoại giao dẫn lời Thứ trưởng quốc phòng Nga nói: "Chúng tôi đang chứng kiến việc Mỹ công khai gây áp lực lên các quốc gia ở châu Á - Thái Bình Dương, yêu cầu các nước này ngưng trao đổi với chúng tôi, trong cả lĩnh vực hải quân.
Mục đích của hành động này là giảm bớt cơ hội sử dụng các cảng biển và phi trường của nước ngoài của Hải quân và không lực Nga. Một ví dụ gần đây là việc Hoa Kỳ gây sức ép với Việt Nam với mục đích cản trở các máy bay tầm xa của Nga sử dụng các phi trường của Việt Nam".
Đến nay Hoa Kỳ hay Việt Nam đều chưa lên tiếng bình luận về thông tin của quan chức quân đội Nga.
Sự kiện này được ông Anatoly Antonov đề cập sau khi Mỹ đã yêu cầu Việt Nam ngừng cho phép Nga sử dụng căn cứ trước đây của Mỹ ở Vịnh Cam Ranh để tiếp nhiên liệu cho máy bay có khả năng ném bom hạt nhân của Nga đang phô trương sức mạnh trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương vào tháng 2 năm 2015.
Sau khi Hoa Kỳ đề nghị Việt Nam ngừng cho Nga sử dụng căn cứ ở Cam Ranh, truyền thông Nga đã dẫn lời các hộc giả, chuyên gia phân tích nói rằng Washington đã thúc ép, nạt nộ Việt Nam, yêu cầu Việt Nam dừng hợp tác quân sự với Nga.
Rõ ràng cả Nga và Hoa Kỳ đều đang có những động thái gia tăng sức ép lên quan hệ với Việt Nam. Điều này có thể sẽ khiến cho Việt Nam ở vào tình thế khó xử -PV.
Phía Nga cũng tuyên bố rằng Nga và Trung Quốc dự kiến sẽ tiến hành cuộc thao diễn quân sự song phương cũng như với 1 đối tác khác ở Biển Đông vào năm 2016.
Hoà Bình
Theo_Người Đưa Tin
"Quân đội Mỹ đang mất kiên nhẫn với Trung Quốc về Biển Đông" Jim Sciutto - phóng viên trưởng về an ninh quốc gia của báo CNN đã trả lời các câu hỏi từ cộng đồng Reddit sau khi ông tham gia chuyến bay do thám của Hải quân Mỹ trên một loạt các đảo nhân tạo xây bởi Trung Quốc mới đây. Hải quân Trung Quốc đã phát đi 8 cảnh báo máy bay Mỹ...