Mỹ-Hàn tập trận bất chấp cảnh báo “sắc lạnh” từ Triều Tiên
Hàn Quốc và Mỹ vừa khai hỏa cuộc tập trận chung mang tên “Người bảo vệ Tự do Ulchi” vào hôm nay, 18/8, bất chấp những lời đe dọa của CHDCND Triều Tiên. Thông tin trên vừa được hãng thông tấn Yonhap đưa ra cùng ngày.
Cuộc tập trận thường niên kéo dài 2 tuần này được tiến hành nhằm thử nghiệm và tăng cường khả năng phòng thủ chung trước Triều Tiên. Cuộc tập trận có sự hỗ trợ của máy tính này sẽ có sự tham gia của 50.000 binh lính Hàn Quốc và 30.000 binh lính Mỹ, trong đó có khoảng 3000 binh lính trong nước, còn lại là binh lính Mỹ đồn trú ở nước ngoài.
Đây là lần đầu tiên cuộc tập trận “Người Bảo vệ Tự do Ulchi” mô phỏng hành động đáp trả nguy cơ tấn công hạt nhân giả định của Triều Tiên. Chiến lược tập trận song phương được phác thảo trong cuộc họp Bộ trưởng quốc phòng giữa Mỹ và Hàn Quốc năm ngoái, theo đó hai bên cho rằng cần phải phối hợp để đối phó với Bình Nhưỡng.
Theo phát ngôn viên JCS Um Hyo-sik, số tên lửa này, được cho là được phóng từ bệ phóng đa nòng 300mm, đã rơi xuống vùng biển phía Đông sau khi bay được khoảng 220km. Ông còn cho biết thêm rằng, Triều Tiên đã không thông báo vùng cấm bay hoặc vùng cấm tàu thuyền đi lại trước khi phóng.
Các nguồn tin quân sự Hàn Quốc cho rằng, Triều Tiên dường như là đang phóng thử loại tên lửa tầm ngắn này với nỗ lực tăng cường tầm bắn của chúng. Mặc dù, bệ phóng tên lửa, mang tên KN-09, được cho là có tầm bắn 160km, nhưng các tên lửa được phóng hồi tháng trước cũng đã bay xa 210km.
Trong đợt phóng thử ngày lần này, tên lửa đã bay được quãng đường 220km, chứng tỏ Triều Tiên đã thành công trong việc gia tăng tầm bắn của tên lửa, và lần này tăng thêm được khoảng 10km so với tháng trước, và tăng thêm được khoảng 60km so với ban đầu.
Video đang HOT
Đây là vụ phóng tên lửa hoặc pháo lần thứ 17 của Triều Tiên trong năm nay, với 105 quả tên lửa đã được phóng kể từ hôm 21-2, bao gồm các tên lửa được phóng từ các bệ phóng rocket đa nòng, tên lửa Frog và tên lửa đạn đạo Scud và Rodong.
Vụ phóng này diễn ra ngay sau khi Ủy ban thống nhất hòa bình Triều Tiên ra tuyên bố kêu gọi Hàn Quốc dỡ bỏ các lệnh cấm vận kinh tế đối với Triều Tiên và hủy bỏ các cuộc tập trận chung Người bảo vệ Tự do Ulchi.
Theo_VnMedia
Nhật, Hàn là những bước đi quan trọng nhất của Mỹ ở châu Á TBD
Mỹ coi ký kết thỏa thuận như vậy với Nhật Bản, Hàn Quốc là một bước đi quan trọng quay trở lại châu Á-Thái Bình Dương, tạo ra một liên minh mới.
Mỹ-Nhật-Hàn trong một cuộc tập trận chung trên biển Hoa Đông (ảnh tư liệu)
Tờ "Văn hối" Hồng Kông ngày 29 tháng 7 đưa tin, Mỹ luôn hy vọng ký kết Bản ghi nhớ chia sẻ tình báo quân sự với Nhật Bản và Hàn Quốc, đồng thời coi đây là một bước đi quan trọng quay trở lại châu Á-Thái Bình Dương.
Bài báo chỉ ra, nếu thỏa thuận đạt được thì đây sẽ trở thành liên minh quân sự ba bên do Mỹ lãnh đạo đầu tiên ở Đông Bắc Á, gây ảnh hưởng to lớn tới tình hình quân sự khu vực châu Á-Thái Bình Dương.
Nhưng, hợp tác này hiện nay vẫn đang trong giai đoạn tham vấn, việc có thành hay không tùy thuộc rất lớn vào thái độ của Hàn Quốc.
Theo báo Hồng Kông, từ lâu, Mỹ thông qua ký kết thỏa thuận quân sự để lôi kéo các nước châu Á. Nhật Bản là đối tác hợp tác lâu dài của Mỹ ở châu Á-Thái Bình Dương, vì vậy không đưa ra dị nghị; trái lại, Hàn Quốc giữ thái độ "bảo lưu", chủ yếu là do giữa Nhật Bản-Hàn Quốc còn tồn tại rất nhiều tranh chấp lịch sử và lãnh thổ, tùy tiện hợp tác với Nhật Bản sẽ gây ra phản ứng mạnh mẽ trong nội bộ Hàn Quốc.
Mỹ-Nhật-Hàn trong một cuộc tập trận chung trên biển Hoa Đông (ảnh tư liệu)
Bài báo cho rằng, dư luận Hàn Quốc có ác cảm với bất cứ kế hoạch nào liên quan đến hợp tác quân sự với Nhật Bản, chẳng hạn năm 2012, Tổng thống Hàn Quốc Lee Myung-bak khi đó đã ký kết thỏa thuận chia sẻ số liệu quân sự bí mật với Nhật Bản, nhưng do công bố quá vội vàng, cộng với dư luận xã hội bất mãn với hợp tác quân sự Hàn-Nhật, kết quả Hàn Quốc đã từ bỏ ký kết thỏa thuận vào giây phút cuối cùng.
Bài báo chỉ ra, khi Tổng thống Mỹ Barack Obama đến thăm châu Á vào tháng 4 năm 2014, muốn thuyết phục Hàn Quốc, chẳng hạn trong vấn đề nô lệ tình dục, bày tỏ ủng hộ lập trường của Hàn Quốc mà không nêu đích danh Nhật Bản, đồng thời đồng ý chuyển giao "quyền chỉ huy tác chiến thời chiến" sau khi ký kết, tiếp tục thực hiện cam kết bảo vệ Hàn Quốc.
Bài báo cho rằng, dưới sự thuyết phục của Mỹ, Chính phủ Hàn Quốc thay đổi lập trường "không có ý định tiếp tục phát triển" trước đây, cho biết thừa nhận "cần thiết cân nhắc ký kết bản ghi nhớ".
Theo báo Trung Quốc, thái độ lần này của Chính phủ Hàn Quốc phần lớn là do thảm kịch đắm phà xảy ra cách đây không lâu nên dư luận ít chú ý đến.
Mỹ-Nhật-Hàn trong một cuộc tập trận chung trên biển Hoa Đông (ảnh tư liệu)
Theo bài báo, một tiêu điểm hợp tác quân sự khác của Mỹ-Nhật-Hàn là hệ thống phòng thủ tên lửa.
Tuy Hàn Quốc luôn nhấn mạnh độc lập vận hành hệ thống phòng thủ tên lửa (KAMD) của mình, nhưng sớm có bài báo cho rằng, Mỹ đã cử người đến Hàn Quốc thị sát địa điểm có thể triển khai hệ thống phòng thủ tầm cao khu vực (THAAD), làm cho dư luận Hàn Quốc lo ngại bản ghi nhớ cuối cùng sẽ trở thành hòn đá dò đường để Hàn Quốc gia nhập lá chắn tên lửa của Mỹ-Nhật.
Theo Giáo Dục
Triều Tiên ngừng vận hành chiến đấu cơ MiG-19 Các nguồn tin quân sự Hàn Quốc ngày 30.7 cho biết 3 chiến đấu cơ MiG-19 của CHDCND Triều Tiên đã bị rơi trong năm nay, dẫn đến việc đình chỉ các cuộc diễn tập sử dụng những máy bay này. Ông Kim Jong-un trong chuyến thị sát Đơn vị Phòng không 447 - Ảnh: AFP Máy bay siêu âm MiG-19 là chiến...