Mỹ – Hàn họp Nhóm tư vấn hạt nhân song phương lần thứ ba
Mỹ và Hàn Quốc ngày 10/6 đã khai mạc phiên họp thứ 3 của Nhóm tư vấn hạt nhân song phương (NCG) tại Seoul trong bối cảnh căng thẳng trên Bán đảo Triều Tiên gia tăng.
Cuộc họp cấp thứ trưởng Quốc phòng với sự tham gia của các quan chức chính sách an ninh, quốc phòng và đối ngoại của hai nước.
Quốc kỳ Hàn Quốc (trái) và quốc kỳ Mỹ (phải). Ảnh: REUTERS/TTXVN
Phóng viên TTXVN tại Seoul dẫn thông báo của Bộ Quốc phòng Hàn Quốc cho biết trong phiên họp này, hai bên sẽ xem xét những diễn biến trong năm qua ở nhiều lĩnh vực khác nhau, bao gồm chia sẻ thông tin tình báo, thủ tục tham vấn hạt nhân trong một cuộc khủng hoảng và việc tích hợp các năng lực thông thường và hạt nhân.
Sau 2 cuộc họp đầu tiên của NCG do Hội đồng An ninh quốc gia hai nước chủ trì, Mỹ và Hàn Quốc quyết định cuộc họp thứ 3 sẽ do cơ quan quốc phòng hai bên là Bộ Quốc phòng Hàn Quốc và Lầu Năm Góc tổ chức.
Tại phiên họp NCG lần thứ hai vào tháng 12/2023, Mỹ và Hàn Quốc đã nhất trí hoàn thành việc thiết lập các hướng dẫn về lập kế hoạch và vận hành chiến lược hạt nhân chung vào giữa năm 2024.
NCG được thành lập theo Tuyên bố Washington mà Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol và Tổng thống Mỹ Joe Biden đã thông qua trong hội nghị thượng đỉnh tại thủ đô Washington vào tháng 4/2023 như một phần trong nỗ lực nâng cao độ tin cậy của khả năng răn đe mở rộng. Răn đe mở rộng đề cập đến cam kết của Mỹ trong việc sử dụng toàn bộ khả năng quân sự của mình, bao gồm cả vũ khí hạt nhân, để bảo vệ Hàn Quốc.
Tổng thư ký NATO phản đối ý tưởng thành lập quân đội chung của EU
Theo phóng viên TTXVN tại Praha, Tổng thư ký Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) Jens Stoltenberg ngày 25/5 tuyên bố ông không hoan nghênh ý tưởng về một quân đội duy nhất của Liên minh châu Âu (EU) vì đó sẽ là sự "sao chép" của khối quân sự này.
Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Trong tuyên bố, Tổng thư ký NATO hoan nghênh những nỗ lực của EU về quốc phòng khi EU tăng chi tiêu quốc phòng, nhưng khẳng định EU không thể thay thế NATO, đồng thời cho biết EU chỉ chiếm 20% tổng chi tiêu của NATO. Theo ông Stoltenberg, nếu các quốc gia thành viên NATO thiết lập "các cấu trúc chỉ huy thay thế", các quốc gia này "rất có thể sẽ sao chép lại các chức năng của NATO".
Cuối tháng 3 vừa qua, Đại diện cấp cao về chính sách an ninh và đối ngoại EU Josep Borrell cũng tuyên bố việc 27 quốc gia thành viên EU giải tán quân đội của mình để thành lập quân đội chung là điều không thực tế.
Hôm 5/3, Ủy ban châu Âu (EC) đã đưa ra một đề xuất lập pháp về một chiến lược công nghiệp quốc phòng EU trong đó bao gồm việc tăng cường sản xuất vũ khí và hợp tác chặt chẽ hơn giữa các quốc gia thành viên.
Trong khi đó, hồi tháng 2, Tổng thống Nga Vlaimir Putin đã khẳng định Moskva không có ý định tấn công bất cứ quốc gia thành viên nào của NATO, đồng thời nhấn mạnh rằng các quốc gia NATO "đang cố dọa dẫm người dân của mình bằng mối đe dọa tưởng tượng về Nga".
Tổng thống Ukraine bổ nhiệm tân chỉ huy lực lượng trên bộ Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky ngày 11/2 đã bổ nhiệm ông Oleksandr Pavliuk, cựu Thứ trưởng Quốc phòng, làm chỉ huy mới của lực lượng trên bộ Ukraine. Tướng Oleksandr Pavliuk thăm các vị trí chiến đấu trên chiến trường vùng Donetsk ngày 19/2/2022. Ảnh Reuters. Ông Pavliuk, một tướng từng đảm nhiệm vai trò cao cấp trong Bộ Quốc phòng Ukraine, thay...