EU muốn nối lại quan hệ với Thổ Nhĩ Kỳ
Liên minh châu Âu (EU) muốn khởi động lại quan hệ chính trị và kinh tế với Thổ Nhĩ Kỳ nhằm tăng cường ổn định khu vực, bất chấp những khác biệt giữa Brussels và Ankara về chính sách đối ngoại và những khó khăn, trở ngại trong tiến trình đàm phán gia nhập EU.
Đại diện cấp cao về chính sách an ninh và đối ngoại của Liên minh châu Âu (EU), ông Josep Borrell phát biểu tại cuộc họp báo ở Brest, Pháp ngày 14/1/2022. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo phóng viên TTXVN tại Brussels, Đại diện cấp cao về chính sách an ninh và đối ngoại của EU Josep Borrell và Ủy viên phụ trách Mở rộng Châu Âu Oliver Varhelyi ngày 29/11 đã công bố kế hoạch mới nhằm khôi phục quan hệ với Thổ Nhĩ Kỳ và liên quan đến sự hợp tác lớn hơn trong lĩnh vực thương mại, năng lượng, giao thông và quản lý các dòng người di cư.
Phát biểu với báo giới ở thủ đô Brussels, Ủy viên Oliver Varhelyi cho rằng hai bên có thể không đồng quan điểm về nhiều vấn đề, nhưng có nhiều điểm thống nhất hơn là điểm chia rẽ.
Còn Đại diện cấp cao của EU Josep Borrell cho biết: “Rõ ràng là đã có những khó khăn trong quá khứ, chẳng hạn như những động lực ở Đông Địa Trung Hải, quan hệ song phương với một số quốc gia thành viên của chúng tôi và những vấn đề về thương mại”.
Video đang HOT
Các cam kết mới bao gồm đầu tư xanh và kỹ thuật số, những nỗ lực mới nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc xin thị thực, đối thoại cấp cao về kinh tế, năng lượng, giao thông, khí hậu và y tế, và đối thoại mới ở cấp cao về thương mại nhằm giải quyết “các yếu tố kích thích thương mại”.
EU cho biết họ cũng sẵn sàng nối lại các cuộc đàm phán về một liên minh hải quan hiện đại giữa EU và Thổ Nhĩ Kỳ, với điều kiện Ankara ủng hộ các nỗ lực chống lại việc lách các lệnh trừng phạt của châu Âu đối với Nga.
Ngoài ra, hợp tác về quản lý di cư, một khía cạnh quan trọng trong quan hệ EU-Thổ Nhĩ Kỳ kể từ khi được ký kết vào năm 2016, cũng sẽ được củng cố để ngăn chặn tình trạng di cư bất thường, tăng cường kiểm soát biên giới và chống buôn người.
Xung đột Hamas Israel: EU kêu gọi chấm dứt giao tranh
Ngày 31/10, Đại diện cấp cao về chính sách an ninh và đối ngoại của Liên minh châu Âu (EU), ông Josep Borrell một lần nữa kêu gọi ngừng xung đột Hamas-Israel và lên án các cuộc tấn công của những người định cư Israel nhằm vào người Palestine ở khu vực Bờ Tây bị chiếm đóng.
Tìm kiếm các nạn nhân trong đống đổ nát sau vụ không kích của Israel xuống thành phố Rafah, Dải Gaza ngày 31/10/2023. Ảnh: THX/TTXVN
Sau một loạt cuộc điện đàm với giới chức cấp cao các nước Arab, Văn phòng của Đại diện cấp cao EU cho biết ông Borrell đã "bày tỏ quan ngại sâu sắc và cực lực lên án các cuộc tấn công của những người định cư Israel nhằm vào người Palestine".
EU đã kêu gọi bảo vệ dân thường của cả hai bên trong cuộc xung đột, yêu cầu Hamas thả con tin vô điều kiện và "ngừng bắn nhân đạo" để cho phép viện trợ vào Gaza. Tuy nhiên, sau các cuộc điện đàm với các Ngoại trưởng Saudi Arabia, Jordan và Ai Cập và Tổng thư ký Tổ chức Hợp tác Hồi giáo (OIC) Hissein Brahim Taha, ông Borrell cũng bày tỏ lo ngại về các sự kiện liên quan ở khu Bờ Tây.
Trong diễn biến khác cùng ngày, Bộ Ngoại giao Bolivia tuyên bố chính phủ nước này sẽ cắt đứt quan hệ ngoại giao với Israel. Trước đó, Bolivia từng cắt đứt quan hệ ngoại giao với Israel hồi năm 2009 để phản đối các cuộc tấn công vào Dải Gaza. Năm 2020, Chính phủ của Tổng thống Jeanine Anez đã tái thiết lập quan hệ với Nhà nước Do Thái.
Thứ trưởng Ngoại giao Bolivia Freddy Mamani kêu gọi Israel ngừng tấn công Gaza trong bối cảnh hàng nghìn người ở đây đã thiệt mạng do các cuộc giao tranh giữa Israel và Hamas gần một tháng qua.
Bolivia cũng đề nghị Israel ngừng phong tỏa Gaza bởi lệnh bao vây này làm gián đoạn nguồn cung điện, nước, lương thực và các nhu yếu phẩm khác cho người dân ở đây.
Trong khi đó, Chính phủ Chile cũng đã triệu hồi Đại sứ tại Israel về nước để tham vấn sau chiến dịch quân sự của Israel vào Dải Gaza.
Tuyên bố của Bộ Ngoại giao Chile kêu gọi chấm dứt ngay lập tức những hành động thù địch, trả tự do cho các con tin bị Hamas bắt giữ và tạo điều kiện cung cấp viện trợ nhân đạo cho khoảng 2 triệu người ở Gaza.
Cùng ngày, trên mạng xã hội X, Tổng thống Colombia Gustavo Petro xác nhận Bogota đã triệu hồi Đại sứ Colombia tại Israel liên quan đến cuộc chiến ở Gaza. Tổng thống Colombia nêu rõ: "Tôi đã quyết định triệu hồi Đại sứ của chúng tôi tại Israel. Nếu Israel không ngăn chặn các cuộc tấn công nhằm vào người dân Palestine thì chúng tôi không thể ở lại đó".
Trong khi đó, Tổng thống Brazil Lula da Silva, người đang giữ chức Chủ tịch luân phiên Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, đã kêu gọi ngừng bắn. Ông nhấn mạnh các cuộc tấn công của các tay súng Hamas chống Israel không thể là cái cớ để sát hại người dân vô tội ở Gaza.
Giao tranh tại Sudan: EU cam kết thúc đẩy giải pháp chính trị Ngày 24/4, Đại diện cấp cao của Liên minh châu Âu (EU) về chính sách an ninh và đối ngoại, ông Josep Borrell, cho biết EU sẽ tiếp tục thúc đẩy một giải pháp chính trị cho cuộc xung đột ở Sudan, mặc dù hàng loạt quốc gia thành viên gấp rút sơ tán nhân viên ngoại giao và công dân ra khỏi...