Xung đột Hamas Israel: EU kêu gọi chấm dứt giao tranh
Ngày 31/10, Đại diện cấp cao về chính sách an ninh và đối ngoại của Liên minh châu Âu (EU), ông Josep Borrell một lần nữa kêu gọi ngừng xung đột Hamas-Israel và lên án các cuộc tấn công của những người định cư Israel nhằm vào người Palestine ở khu vực Bờ Tây bị chiếm đóng.
Tìm kiếm các nạn nhân trong đống đổ nát sau vụ không kích của Israel xuống thành phố Rafah, Dải Gaza ngày 31/10/2023. Ảnh: THX/TTXVN
Sau một loạt cuộc điện đàm với giới chức cấp cao các nước Arab, Văn phòng của Đại diện cấp cao EU cho biết ông Borrell đã “bày tỏ quan ngại sâu sắc và cực lực lên án các cuộc tấn công của những người định cư Israel nhằm vào người Palestine”.
EU đã kêu gọi bảo vệ dân thường của cả hai bên trong cuộc xung đột, yêu cầu Hamas thả con tin vô điều kiện và “ngừng bắn nhân đạo” để cho phép viện trợ vào Gaza. Tuy nhiên, sau các cuộc điện đàm với các Ngoại trưởng Saudi Arabia, Jordan và Ai Cập và Tổng thư ký Tổ chức Hợp tác Hồi giáo (OIC) Hissein Brahim Taha, ông Borrell cũng bày tỏ lo ngại về các sự kiện liên quan ở khu Bờ Tây.
Trong diễn biến khác cùng ngày, Bộ Ngoại giao Bolivia tuyên bố chính phủ nước này sẽ cắt đứt quan hệ ngoại giao với Israel. Trước đó, Bolivia từng cắt đứt quan hệ ngoại giao với Israel hồi năm 2009 để phản đối các cuộc tấn công vào Dải Gaza. Năm 2020, Chính phủ của Tổng thống Jeanine Anez đã tái thiết lập quan hệ với Nhà nước Do Thái.
Thứ trưởng Ngoại giao Bolivia Freddy Mamani kêu gọi Israel ngừng tấn công Gaza trong bối cảnh hàng nghìn người ở đây đã thiệt mạng do các cuộc giao tranh giữa Israel và Hamas gần một tháng qua.
Video đang HOT
Bolivia cũng đề nghị Israel ngừng phong tỏa Gaza bởi lệnh bao vây này làm gián đoạn nguồn cung điện, nước, lương thực và các nhu yếu phẩm khác cho người dân ở đây.
Trong khi đó, Chính phủ Chile cũng đã triệu hồi Đại sứ tại Israel về nước để tham vấn sau chiến dịch quân sự của Israel vào Dải Gaza.
Tuyên bố của Bộ Ngoại giao Chile kêu gọi chấm dứt ngay lập tức những hành động thù địch, trả tự do cho các con tin bị Hamas bắt giữ và tạo điều kiện cung cấp viện trợ nhân đạo cho khoảng 2 triệu người ở Gaza.
Cùng ngày, trên mạng xã hội X, Tổng thống Colombia Gustavo Petro xác nhận Bogota đã triệu hồi Đại sứ Colombia tại Israel liên quan đến cuộc chiến ở Gaza. Tổng thống Colombia nêu rõ: “Tôi đã quyết định triệu hồi Đại sứ của chúng tôi tại Israel. Nếu Israel không ngăn chặn các cuộc tấn công nhằm vào người dân Palestine thì chúng tôi không thể ở lại đó”.
Trong khi đó, Tổng thống Brazil Lula da Silva, người đang giữ chức Chủ tịch luân phiên Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, đã kêu gọi ngừng bắn. Ông nhấn mạnh các cuộc tấn công của các tay súng Hamas chống Israel không thể là cái cớ để sát hại người dân vô tội ở Gaza.
Giao tranh tại Sudan: EU cam kết thúc đẩy giải pháp chính trị
Ngày 24/4, Đại diện cấp cao của Liên minh châu Âu (EU) về chính sách an ninh và đối ngoại, ông Josep Borrell, cho biết EU sẽ tiếp tục thúc đẩy một giải pháp chính trị cho cuộc xung đột ở Sudan, mặc dù hàng loạt quốc gia thành viên gấp rút sơ tán nhân viên ngoại giao và công dân ra khỏi quốc gia Bắc Phi này.
Ông Josep Borrell. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Phát biểu trước thềm hội nghị Ngoại trưởng EU, ông Borrell nhấn mạnh: "Chúng ta phải tiếp tục thúc đẩy một giải pháp chính trị. Không thể để tình hình ở Sudan bùng nổ vì điều đó sẽ gây ra những chấn động trên toàn châu Phi".
Theo ông Borrell, cuối tuần qua, hơn 1.000 công dân EU đã được sơ tán khỏi Sudan. Ngoài ra, 21 nhân viên ngoại giao thuộc phái bộ EU tại Khartoum đã rời nước này. Đại sứ EU tại Sudan vẫn đang có mặt ở quốc gia Bắc Phi, nhưng không còn ở thủ đô Khartoum.
Hiện một số quốc gia đang gấp rút thiết lập các chiến dịch cứu hộ để đưa công dân ra khỏi Khartoum, khu vực đang xảy ra giao tranh ác liệt. Ngày 23/4, Bộ Ngoại giao Thụy Sĩ thông báo đã đóng cửa đại sứ quán nước này ở Khartoum và sơ tán các nhân viên ngoại giao cùng gia đình họ khỏi Sudan. Trên Twitter, Bộ trưởng Ngoại giao Thụy Sĩ Ignazio Cassis nêu rõ phần lớn nhân viên ngoại giao được sơ tán đến CH Djibouti, số còn lại được sơ tán đến Ethiopia, với sự hỗ trợ của Pháp.
Trong khi đó, quân đội Đức thông báo 3 máy bay vận tải A400M đầu tiên được điều động đến Sudan để sơ tán công dân đã về tới Jordan đêm 23/4. Sáng 24/4, một máy bay chở khách đón hơn 100 người từ điểm tập kết này đã trở về Berlin.
Phóng viên TTXVN tại Berlin dẫn nguồn tin từ Bộ Ngoại giao Đức cho biết tổng số 313 người - bao gồm cả công dân Đức và công dân nước ngoài, đã được đưa ra khỏi vùng xung đột ở Sudan tới Jordan an toàn. Theo người phát ngôn quân đội, vào 6h15 sáng 24/4 (giờ địa phương), chiếc máy bay A321 đầu tiên chở 101 người đã về đến Berlin. Theo Bộ Ngoại giao Đức, các chuyến bay sơ tán tiếp theo đã được lên kế hoạch và nếu tình hình an ninh cho phép, hoạt động cứu hộ sẽ tiếp tục được triển khai.
Cùng ngày 24/4, Bộ Quan hệ và hợp tác quốc tế Nam Phi (DIRCO) cho biết nước này đang tiến hành chiến dịch sơ tán 77 công dân đang mắc kẹt ở Sudan.
Theo phóng viên TTXVN tại Pretoria, các công dân Nam Phi đang bị mắc kẹt trong tình trạng thiếu dầu diesel hoặc điện và kết nối Internet không ổn định.
Trước đó, Pháp thông báo đã đưa 200 người thuộc nhiều quốc tịch đến Djibouti; Italy đã đưa tổng cộng khoảng 300 người ra khỏi vùng chiến sự; trong khi Ireland đang cử một lực lượng cứu hộ khẩn cấp đến hỗ trợ đón công dân. Hiện Mỹ và Thổ Nhĩ Kỳ đang tiếp tục triển khai công tác sơ tán nhân viên sứ quán và gia đình họ khỏi Sudan. Một đoàn xe, trong đó có cả xe buýt của Liên hợp quốc (LHQ), cũng đã rời Khartoum di chuyển về phía Đông tới cảng Sudan trên Biển Đỏ. Tuy nhiên, hoạt động cứu hộ vẫn đang gặp nhiều khó khăn do giao tranh giữa các lực lượng sở tại.
Khói bốc lên sau giao tranh tại Khartoum, Sudan, ngày 19/4/2023. Ảnh: THX/TTXVN
Theo số liệu của LHQ, giao tranh giữa quân đội Sudan và nhóm bán quân sự Lực lượng Hỗ trợ nhanh (RFS) từ ngày 15/4 đến nay đã gây ra một cuộc khủng hoảng nhân đạo, khiến khoảng 420 người thiệt mạng, trên 3.700 người bị thương và hàng triệu người Sudan mắc kẹt không được tiếp cận các dịch vụ cơ bản.
Chính phủ Sudan cáo buộc RSF nổi loạn và tiến hành các cuộc không kích nhằm vào căn cứ quân đội. Tư lệnh Abdel Fattah Burhan, người đứng đầu quân đội Sudan, đã ban hành sắc lệnh giải tán RSF. Các bên đã đồng ý một thỏa thuận ngừng bắn kéo dài 3 ngày bắt đầu từ hôm 21/4 trong dịp lễ Eid al-Fitr của đạo Hồi. Các nhà phân tích cho rằng giao tranh ở Khartoum có thể kéo dài và sẽ lan rộng. Tổng thư ký LHQ Antonio Guterres cảnh báo xung đột leo thang có thể tàn phá đất nước Sudan và khu vực.
'Chuyến thăm Nga của ông Tập làm giảm nguy cơ khơi mào chiến tranh hạt nhân' Đại diện cấp cao Liên minh châu Âu (EU) về chính sách an ninh và đối ngoại, Josep Borrell, nhận định chuyến thăm Nga của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã làm giảm nguy cơ xảy ra chiến tranh hạt nhân. Đại diện cấp cao EU về chính sách an ninh và đối ngoại, ông Josep Borrell. Ảnh: AP "Điều quan...