Mỹ giới hạn xuất khẩu công nghệ, đe dọa tương lai ngành bán dẫn Trung Quốc
Dù không trực tiếp nêu tên Trung Quốc, các biện pháp kiểm soát xuất khẩu Mỹ công bố gần đây được cho là sẽ hạn chế sự phát triển ngành bán dẫn của nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới.
‘Gót chân Achilles’ của ngành chip Trung Quốc Nếu Mỹ áp dụng chính sách này, cả ngành sản xuất chip Trung Quốc sẽ không thể phát triển tiếp Mỹ bơm tiền cho công nghệ chip, Trung Quốc tức tối ra mặt Tổng thống Biden chính thức ký thông qua Đạo luật “Khoa học và Chip” nhằm cạnh tranh với Trung Quốc Có đúng chip càng nhỏ sẽ càng cao cấp?
Giới quan sát đánh giá các biện pháp kiểm soát xuất khẩu mới nhất của Mỹ đánh dấu sự leo thang nỗ lực của Washington nhằm thúc đẩy lợi thế công nghệ cao của Mỹ so với Trung Quốc – Ảnh: South China Morning Post
Hôm 12-8, Cục Công nghiệp và an ninh (BIS), một cơ quan thuộc Bộ Thương mại Mỹ, công bố các biện pháp kiểm soát xuất khẩu với lý do bảo vệ an ninh quốc gia. Các biện pháp có hiệu lực từ ngày 15-8 áp dụng cho một số công nghệ sản xuất chip và động cơ tuabin khí tiên tiến.
Dù Trung Quốc không chính thức bị đề cập, các nhà phân tích nhận định những hạn chế mới của Mỹ rõ ràng nhắm vào Bắc Kinh.
Bà Shang Manjun, một nhà phân tích của công ty tư vấn bán dẫn ICwise có trụ sở tại Trung Quốc, cho rằng “Mỹ đang nhắm đến tương lai”. Theo bà, việc hạn chế xuất khẩu đối với phần mềm được sử dụng để thiết kế chip tiên tiến là “con át chủ bài” mà Washington chưa từng sử dụng trước đây.
Hiện nay, ngành công nghiệp chip của Trung Quốc phụ thuộc vào phần mềm tự động hóa thiết kế điện tử (EDA) tiên tiến do công ty Mỹ cung cấp.
Ngành bán dẫn ở Trung Quốc chưa phát triển đến mức đòi hỏi phần mềm thiết kế cho các chip có cấu trúc GAA phức tạp. Tuy nhiên, một giám đốc điều hành công ty phần mềm Trung Quốc nói với South China Morning Post rằng Trung Quốc sẽ cần đến phần mềm này một khi đi vào sản xuất chip theo quy trình 3 nanomet (nm). Đây là quy trình tiên tiến đang được cả tập đoàn Samsung (Hàn Quốc) và TSMC (Đài Loan) ứng dụng.
Video đang HOT
Giám đốc điều hành trên chỉ ra rằng các công ty Trung Quốc đang đi sau ít nhất 1 hoặc 2 thế hệ công nghệ so với các nhà sản xuất lớn của Mỹ.
Cũng theo báo South China Morning Post, bên cạnh phần mềm, Mỹ còn hạn chế xuất khẩu 2 chất nền bán dẫn oxit gali và kim cương. Oxit gali và kim cương có thể chịu được ở điện áp và nhiệt độ cao hơn đáng kể so với vật liệu chip thông thường như silicon.
Theo BIS, lệnh cấm xuất khẩu đối với hai loại vật liệu này sẽ ngăn chúng xuất hiện trong chip phục vụ các ứng dụng quân sự.
'Gót chân Achilles' của ngành chip Trung Quốc
Mỹ đang nhắm vào điểm yếu của ngành chip Trung Quốc bằng cách kiểm soát xuất khẩu các yếu tố đầu vào quan trọng, đến mức Bắc Kinh cáo buộc Mỹ "khủng bố công nghệ".
Hôm 10-8, ngay sau khi Tổng thống Mỹ Joe Biden ký Đạo luật chip và khoa học, trong đó dành riêng 52,7 tỉ USD cho nghiên cứu và sản xuất chất bán dẫn, Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã chỉ trích đây là một ví dụ nữa cho thấy sự "cưỡng bức kinh tế" của Mỹ.
Thời báo Hoàn Cầu cho rằng luật này ra đời nhằm mục đích làm tê liệt chuỗi cung ứng chất bán dẫn của Trung Quốc.
Phụ thuộc nước ngoài
Phản ứng của Trung Quốc phần nào cho thấy những lo ngại của họ về việc Washington sẽ tìm cách cản bước Bắc Kinh tiến tới đỉnh cao về công nghệ bán dẫn. Thời gian qua Mỹ đã và đang làm điều đó khi nhắm vào điểm yếu của Trung Quốc ở mảng này.
Hiện nay chuỗi giá trị chất bán dẫn toàn cầu gồm khoảng 300 thành phần đầu vào do hàng chục quốc gia cung cấp. Trong đó có một thành phần rất quan trọng là thiết bị in thạch bản (lithography) dùng để sản xuất chip.
Tạp chí The Diplomat nhận định kỹ thuật in thạch bản - quá trình in các mẫu mạch tích hợp lên các đĩa bán dẫn (wafer) silicon - là một điểm yếu đáng chú ý của ngành chip Trung Quốc.
Ngành công nghiệp này của Trung Quốc nhìn chung không có tính cạnh tranh trong lĩnh vực thiết bị sản xuất chất bán dẫn (SME) và tự động hóa thiết kế điện tử (EDA).
Hiện nay Công ty vi điện tử Thượng Hải (SMEE) - nhà sản xuất máy in thạch bản duy nhất của Trung Quốc - đang sản xuất hàng loạt thiết bị sử dụng quy trình 90 nanomet (nm) và đã phát triển các máy 14nm.
Dù đã đạt những kết quả khá ấn tượng, SMEE vẫn đi sau nhiều so với công ty dẫn đầu về kỹ thuật in thạch bản toàn cầu có trụ sở tại Hà Lan là ASML. ASML sản xuất các máy có khả năng khắc mạch cho các chip tiên tiến dưới 7nm.
Đối diện với rào cản từ kiến thức cho tới vốn đầu tư, lựa chọn tốt nhất của Bắc Kinh là tiếp tục mua hàng của ASML. Sự phụ thuộc này đang nổi lên như một rủi ro ngày càng tăng cho các nhà sản xuất chip Trung Quốc.
Tháng 1-2021, Trung tâm An ninh và công nghệ mới nổi (CSET) ở Mỹ công bố báo cáo cho rằng những điểm yếu của Trung Quốc về SME, phần mềm EDA, sở hữu trí tuệ trong thiết kế chip, và các vật liệu tiên tiến đã tạo ra "một cơ hội chính sách" cho Mỹ.
Washington có thể khai thác cơ hội này bằng cách đưa ra các biện pháp kiểm soát xuất khẩu và đầu tư.
Chiến lược kiểm soát của Mỹ
Để làm chậm bước tiến về chất bán dẫn của Trung Quốc, hiện Mỹ đã tăng cường các biện pháp hạn chế đối với tất cả các yếu tố đầu vào có chứa công nghệ quan trọng có nguồn gốc từ Mỹ (chẳng hạn thiết bị in thạch bản) thông qua Quy định sản phẩm trực tiếp nước ngoài (FDP).
Kể từ năm 2020, Mỹ đã nhắm vào điểm yếu của Trung Quốc trong lĩnh vực in thạch bản bằng cách cấm bán các máy quang khắc cực tím (EUV) tiên tiến và hiện đang xem xét lệnh cấm các thiết bị toàn diện hơn.
Hồi tháng 2, công ty sản xuất máy in thạch bản SMEE của Trung Quốc và 32 đơn vị Trung Quốc khác bị Bộ Thương mại Mỹ đưa vào danh sách theo dõi xuất khẩu.
Để đáp trả, hồi tháng 7, Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã gọi chiến lược trên là "ngoại giao cưỡng bức" và "khủng bố công nghệ", sau khi Hãng tin Bloomberg tường thuật Mỹ đang vận động các đồng minh ngừng bán công nghệ sản xuất chip cho Trung Quốc.
Bất chấp các biện pháp hạn chế của Mỹ về máy EUV, Tập đoàn Sản xuất chất bán dẫn quốc tế (SMIC) của Trung Quốc đã sản xuất được một số chip đặc biệt nhất định ở cấp độ 7nm (mặc dù với sản lượng thương mại hạn chế) bằng cách sử dụng máy quang khắc thế hệ cũ DUV.
DUV là công nghệ cũ hơn EUV, nhưng vẫn quan trọng đối với dây chuyền sản xuất 28nm vốn đang là trụ cột cho các công ty sản xuất chip hàng đầu Trung Quốc như SMIC.
Tuy nhiên, tham vọng tiến xa hơn trong công nghiệp bán dẫn của Trung Quốc có thể bị đe dọa, nếu Washington mở rộng thành công các biện pháp kiểm soát đầu tư và xuất khẩu đối với các công nghệ quan trọng, như DUV.
Hiện nay ngoài công ty in thạch bản khổng lồ ASML, Mỹ cũng đang gây áp lực lên Công ty Nikon và Canon của Nhật Bản, để hạn chế xuất khẩu DUV sang Trung Quốc.
Sản xuất chất bán dẫn ra sao?
Theo công ty linh kiện điện tử Matsusada Precision, quy trình sản xuất chất bán dẫn tương tự quy trình sản xuất các vật phẩm nhỏ dạng thẻ, ví như danh thiếp. Sản xuất danh thiếp gồm bước thiết kế, in mẫu thiết kế lên một tờ giấy lớn, và cuối cùng là cắt thành từng danh thiếp riêng - quy trình sản xuất chất bán dẫn cũng tương tự.
Sản xuất chất bán dẫn gồm giai đoạn thiết kế, giai đoạn "front-end" (đầu trước) và giai đoạn "back-end" (đầu sau). Trong đó, chất bán dẫn sẽ trải qua giai đoạn thiết kế, và các mạch tích hợp quy mô lớn (LSI) được tạo ra trên các đĩa bán dẫn silicon trong giai đoạn front-end. Mạch tích hợp sau đó được cắt thành các chip riêng lẻ trong giai đoạn back-end.
Trung Quốc giảm xuất khẩu công nghệ sang Nga, dấu hiệu nới lỏng các hãng công nghệ trong nước? Bộ Thương mại Mỹ cho biết các mặt hàng xuất khẩu như laptop, điện thoại và sản phẩm công nghệ của Trung Quốc sang Nga đã giảm mạnh trong tháng 3. Một phần do các lệnh trừng phạt của Mỹ và phương Tây nhắm vào Kremlin. Tuy nhiên, động thái cũng cho thấy Trung Quốc đã chọn cách hỗ trợ lĩnh vực công...











Tin đang nóng
Tin mới nhất

Nâng cao và biến đổi hình ảnh của bạn bằng trình chỉnh sửa video trực tuyến CapCut

Cách đăng Facebook để có nhiều lượt thích và chia sẻ

Thêm nhiều bang của Mỹ cấm TikTok

Microsoft cấm khai thác tiền điện tử trên các dịch vụ đám mây để bảo vệ khách hàng

Facebook trấn áp hàng loạt công ty phần mềm gián điệp

Meta đối mặt cáo buộc vi phạm các quy tắc chống độc quyền với mức phạt 11,8 tỷ đô

Không cần thăm dò, Musk nên sớm từ chức CEO Twitter

Đại lý Việt nhập iPhone 14 kiểu 'bia kèm lạc'

Khai trương hệ thống vé điện tử và dịch vụ trải nghiệm thực tế ảo XR tại Quần thể Di tích Cố đô Huế

'Dở khóc dở cười' với tính năng trợ giúp người bị tai nạn ôtô của Apple

Xiaomi sa thải hàng nghìn nhân sự

Apple sẽ bắt đầu sản xuất MacBook tại Việt Nam vào giữa năm 2023
Có thể bạn quan tâm

'Giải nhiệt' mùa hè với những mẫu áo phông cá tính
Thời trang
Mới
5 cung hoàng đạo này được dự đoán sẽ kiếm nhiều tiền vào tháng 4 năm 2025
Trắc nghiệm
5 phút trước
Ăn quá nhiều đường gây lão hóa da thế nào?
Làm đẹp
26 phút trước
IMF lạc quan về khả năng đạt được thỏa thuận tín dụng với Argentina
Thế giới
41 phút trước
Phụ nữ nên học cách yêu bản thân mình: 4 món ăn mùa xuân giúp nuôi dưỡng làn da đẹp, gương mặt rạng rỡ
Ẩm thực
54 phút trước
Pitbull tử chiến rắn hổ mang trong vườn nhà và cái kết bất ngờ
Lạ vui
1 giờ trước
Trồng hai loại cây này trong nhà có nhiều tác dụng thần kỳ, vừa đuổi được muỗi lại còn tỏa hương thơm ngát
Sáng tạo
1 giờ trước
Vợ chồng thầy giáo già "biến" ngôi trường bỏ hoang thành lớp học miễn phí cho học sinh nghèo
Netizen
1 giờ trước
Tiểu thư Harper chỉ cần thay đổi kiểu tóc đã chiếm trọn spotlight trong bữa tiệc toàn siêu sao của David Beckham
Sao thể thao
1 giờ trước
Đây là 2 nữ ca sĩ làm nên điều chưa từng có của nhạc Việt trên Top Trending toàn cầu!
Nhạc việt
1 giờ trước