Mỹ: Giới chuyên gia nhận định dịch đậu mùa khỉ có thể đã đạt đỉnh
Số ca mắc bệnh đậu mùa khỉ ở một số thành phố lớn của Mỹ dường như đang giảm dần, phù hợp với xu hướng hiện nay ở châu Âu.
Các chuyên gia Mỹ lạc quan một cách thận trọng rằng dịch đậu mùa khỉ có thể đã đạt đỉnh ở những nơi bị ảnh hưởng nặng nề nhất.
Các ban đỏ nổi trên tay một bệnh nhân mắc đậu mùa khỉ. Ảnh: Shutterstock/TTXVN
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ngày 25/8 cho biết số ca mắc đậu mùa khỉ trên toàn cầu đã giảm 21% vào tuần trước, sau nhiều tháng ghi nhận xu hướng gia tăng, song số ca mắc ở Mỹ vẫn tiếp tục tăng cao. Tuy nhiên, một số chuyên gia Mỹ cho rằng số ca mắc mới đang bắt đầu giảm do nhiều người đã có miễn dịch từ lần mắc trước đó và nâng cao ý thức phòng dịch.
Tiến sĩ Gerardo Chowell tại Trường Y tế Công cộng thuộc Đại học bang Georgia cho biết: “Rất có thể dịch đã đạt đỉnh vào tuần trước”. Mô hình đường cong dịch đậu mùa khỉ của Tiến sĩ Chowell dự báo số ca mắc mới ở Mỹ sẽ tiếp tục giảm trong 4 tuần tới. Ông nhấn mạnh tốc độ giảm này không đủ mạnh để dập tắt sự lây lan dịch bệnh, nhưng sẽ đưa số ca mắc mới xuống mức rất thấp. Trong khi đó, nhà dịch tễ học bệnh truyền nhiễm – Tiến sĩ Celine Gounder, cho biết nhiều người đã nâng cao ý thức phòng dịch hơn, qua đó làm giảm sự lây lan bệnh đậu mùa khỉ. Tuy nhiên, bà lo ngại rằng nhiều người sẽ trở nên chủ quan, lơ là phòng dịch sau khi đã tiêm 2 mũi vaccine phòng đậu mùa khỉ.
Video đang HOT
Kể từ cuối tháng 5 đến nay, Mỹ đã ghi nhận gần 17.000 ca mắc bệnh đậu mùa khỉ. Hiện số ca mắc mới đang có xu hướng giảm ở một số thành phố như New York, Francisco và Chicago, vốn bị ảnh hưởng nặng nề nhất của dịch bệnh.
WHO đã ban bố tình trạng khẩn cấp về y tế toàn cầu vì bệnh đậu mùa khỉ. Một số quốc gia cũng đã ban bố tình trạng khẩn cấp về y tế liên quan tới căn bệnh này. Hiện dịch bệnh này đã xuất hiện ở hơn 90 quốc gia và vùng lãnh thổ với gần 42.000 ca mắc.
Anh thử nghiệm lâm sàng thuốc rút ngắn thời gian điều trị đậu mùa khỉ
Anh đã bắt đầu tiến hành cuộc thử nghiệm lâm sàng đầu tiên trên bệnh nhân mắc đậu mùa khỉ với một loại thuốc kháng virus có thể đẩy nhanh quá trình phục hồi.
Một bệnh nhân ở Mỹ cầm lọ Tecovirimat. Ảnh: AFP
Theo báo Anh Guardian, cuộc thử nghiệm với tên gọi Platinum sẽ nghiên cứu xem liệu Tecovirimat - một loại thuốc ban đầu được bào chế để chữa bệnh đậu mùa - có thể rút ngắn thời gian liền các vết ban và lở loét trên da hay không.
Các nhà khoa học cho rằng loại thuốc này ngăn không cho virus đậu mùa khỉ rời khỏi các tế bào nhiễm bệnh, do đó ngăn chặn nhiễm trùng nhân lên trong cơ thể, rút ngắn thời gian lây nhiễm và cho phép các triệu chứng khỏi nhanh hơn.
Tuy nhiên, mặc dù Tecovirimat có sẵn cho bệnh nhân mắc đậu mùa khỉ nhập viện, loại thuốc này không có sẵn cho những người mắc trong cộng đồng. Các chuyên gia cũng chỉ ra hiện trạng thiếu dữ liệu về mức độ hiệu quả của thuốc.
Cuộc thử nghiệm Platinum đang bắt đầu tuyển người tham gia. Nhóm nghiên cứu hy vọng họ có thể công bố kết quả trước Giáng sinh, nhấn mạnh tầm quan trọng của việc thử nghiệm lâm sàng để cung cấp kết quả trong thời gian dịch bệnh bùng phát.
"Trong trường hợp khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng, phản ứng của giới y khoa không phải là nhanh chóng phân phát những viên thuốc cho rằng có thể hiệu quả cho người bệnh, mà phải tìm hiểu một cách nhanh nhất, xem loại thuốc nào thực sự hữu hiệu", Giáo sư Sir Martin Landray, chuyên viên điều tra của nhóm thử nghiệm Đại học Oxford, cho hay.
Bệnh đậu mùa khỉ đang bùng phát ở một số quốc gia nơi căn bệnh này không phải là dịch bệnh lưu hành, bao gồm Anh và Mỹ. Các ca bệnh chủ yếu xảy ra ở đàn ông có quan hệ tình dục đồng giới. Hồi tháng 7, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã tuyên bố bệnh đậu mùa khỉ là tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng được quốc tế quan tâm.
Mặc dù phần lớn người bệnh hồi phục trong vài tuần song bệnh có thể gây ra các triệu chứng đau đớn dữ dội. Một số trường hợp bệnh nặng có thể dẫn tới tử vong.
"Khoảng 10% bệnh nhân phải nhập viện, đôi khi với những biến chứng gây khó chịu", Giáo sư Peter Horby, trưởng nhóm nghiên cứu Đại học Oxford, lưu ý những biến chứng có thể bao gồm nhiễm trùng do vi khuẩn, viêm não và đôi khi tử vong.
Ông cho biết hiện chưa có phương pháp điều trị nào được chứng minh hiệu quả đối với bệnh đậu mùa khỉ, nhưng Tecovirimat là ứng viên hàng đầu vì nó đã được chứng minh là an toàn ở những người tham gia khỏe mạnh. Các nghiên cứu trên động vật cũng cho thấy nó có hiệu quả trước căn bệnh này.
Các nhà nghiên cứu hy vọng sẽ kêu gọi được 500 bệnh nhân mắc đậu mùa khỉ song không nặng đến mức phải vào viện đăng ký. Những người tham gia sẽ được phân phát ngẫu nhiên viên nén Tecovirimat 600mg hoặc giả dược thiếu thành phần hoạt chất, với yêu cầu uống hai lần mỗi ngày trong 14 ngày. Những người tham gia có thể gồm trẻ em hoặc người nhiễm HIV, suy giảm miễn dịch.
Trong khi các nhà nghiên cứu cho biết họ không rõ mức giá được đưa ra đối với Tecovirimat là bao nhiêu, song một khi loại thuốc này được chứng minh an toàn và hiệu quả, các nhà khoa học sẽ làm việc với chính phủ và ban ngành để đảm bảo thuốc có sẵn cho bệnh nhân.
Tiến sĩ Cheryl Walter, một nhà virus học tại Đại học Hull, cho hay Tecovirimat đã trải qua quá trình kiểm tra nghiêm ngặt của nhiều cơ quan y tế quản lý. Cô cho biết tiềm năng về một loại thuốc sau phơi nhiễm có thể giúp ngăn ngừa sự lây lan của virus đậu mùa khỉ.
Tại Anh, tình trạng thiếu vaccine đã dẫn đến việc các cơ quan y tế cộng đồng thử nghiệm liều vaccine nhỏ hơn cho những người có nguy cơ tiếp xúc với bệnh đậu mùa khỉ.
Mexico thông báo ca tử vong đầu tiên dương tính với virus gây bệnh đậu mùa khỉ Ngày 23/8, Mexico đã thông báo trường hợp tử vong đầu tiên có kết quả xét nghiệm dương tính với virus gây bệnh đậu mùa khỉ. Bàn tay của một bệnh nhân đậu mùa khỉ. Ảnh minh họa: AFP Bộ Y tế Mexico cho biết ca tử vong nói trên là một bệnh nhân nhiễm HIV. Người này tử vong do sốc nhiễm...