Mỹ: Giáo viên gây quỹ giúp học sinh phát triển các dự án trường học
Cô Jami Witherell – một giáo viên lớp năm ở West Springfield (bang Massachusetts, Mỹ) – đã truyền cảm hứng cho mọi người bằng việc gây quỹ tài trợ trực tuyến được khoảng 30.000 đô la (gần 700 triệu đồng) cho các dự án của học sinh.
Cô Jami Witherell nỗ lực kêu gọi tài chính giúp các học sinh thỏa mãn đam mê sáng tạo
Là một giáo viên lớp năm ở West Springfield (bang Massachusetts, Mỹ) một khu học chánh có nhiều gia đình thu nhập thấp, cô Jami Witherell nỗ lực giúp cho các em học sinh trong lớp có cơ hội học tập và tìm tòi nghiên cứu, sáng tạo theo đam mê của mình.
Đáng chú ý, mới đây, cô đã gây quỹ tài trợ trực tuyến được khoảng 30.000 đô la (gần 700 triệu đồng) cho các dự án của học sinh của mình.
Đón nhận kết quả đáng khích lệ này, cô Jami Witherell chia sẻ: “Xung quanh tôi luôn tràn ngập tình yêu của mọi người, đó là phần thưởng tuyệt với nhất khi trở thành giáo viên.
Tôi được đi làm mỗi ngày và tôi yêu tất cả các bạn vậy nên cảm ơn vì đã đáp lại và chia sẻ tình yêu đó với tôi”.
Mùa xuân năm ngoái, sau khi giảng dạy tại Trường tiểu học Newton được sáu năm, Witherell quyết định xin chuyển tới ngôi trường khác gần nhà hơn để có nhiều thời gian chăm sóc mẹ, người bị chẩn đoán mắc bệnh ung thư vú.
Năm học mới này, cô Witherell chuyển đến dạy lớp năm nay tại Trường tiểu học Coburn ở West Springfield. Và dù mới chỉ dạy một thời gian ngắn, cô được học sinh trong lớp rất quý mến.
Hiệu trưởng của trường Coburn, Gina Martin-Ryan, nói rằng khi các em học sinh được hỏi họ nghĩ gì về cô giáo mới Witherell, câu trả lời chung là: “Chúng em biết cô ấy yêu tất cả chúng em và chúng em cũng vậy”.
Cả học sinh hiện tại và cựu học sinh của Witherell đều xuất hiện. gây bất ngờ cho cô trên chương trình “Good Morning America”. (Ảnh: GMA)
Video đang HOT
Thái Hằng
Theo Good Morning America/Dân trí
Giáo viên dạy lớp Một, nỗi vất vả khó nói thành lời
"Dành quá nhiều thời gian để dạy dỗ cũng chỉ với mỗi mong muốn duy nhất cuối năm em nào cũng biết đọc biết viết là quá vui mừng rồi".
Giáo viên tiểu học khá vất vả so với những bậc học khác nhưng giáo viên dạy lớp Một thì sự khó khăn, cực nhọc lại gấp đến chục lần.
Một tiết học ở lớp 1 tại thị xã La Gi tỉnh Bình Thuận (Ảnh tác giả)
Các cô không chỉ dạy kiến thức, kỹ năng mà liên tục phải dỗ dành, phải chăm chút cho các em từng miếng ăn, giấc ngủ (ở trường bán trú) chẳng khác gì sự chăm bẵm những đứa con thơ của các bà mẹ.
Mỗi giờ ra chơi giáo viên lớp Một thường ngồi kèm cho học sinh yếu thế này (Ảnh tác giả)
Không có tình yêu thương thật sự sẽ chẳng bao giờ các cô có thể dạy được như thế.
Mọi việc đều đến tay cô
Giáo viên lớp Một thường phải đến trường trước nhiều đồng nghiệp từ 15-30 phút mỗi ngày để quét dọn vệ sinh lớp học chuẩn bị cho một buổi học mới.
Những ngày đầu năm học, các cô phải hướng dẫn học sinh từ cách đi vệ sinh, cách làm vệ sinh cá nhân sao đúng cách, sao cho sạch.
Cực nhất là chuyện học sinh đi tè thậm chí đại tiện ngay trong lớp học vẫn là chuyện thường với những đứa trẻ đầu cấp.
Những lúc như thế, cô vừa xắn áo dài vừa lau chùi người cho các em, quét dọn phòng học để lớp ổn định học tập.
Cô liên tục phải vừa dạy, vừa dỗ. Không ít em tới trường nhưng suốt buổi học chỉ khóc và đòi về.
Dỗ học sinh yên lặng để học nhưng vẫn phải đảm bảo việc dạy học cho cả lớp, cho chính những học sinh ấy.
Cô mệt cũng chẳng dám nổi cáu, vì chỉ cần cô lớn tiếng nạt nộ chúng càng khóc lớn hơn.
Ở trường bán trú, vào bữa ăn cô phải bón cho những em lười ăn, những em chưa biết cầm đũa muỗm do gia đình không tự để các con tự xúc ăn.
Cô Vân, một giáo viên dạy lớp 1 tại thị xã La Gi cho biết: "Khổ nhất là các bé ăn và đánh đổ cơm canh ra lớp.
Giáo viên phải lau dọn thật kỹ để chiều vào học lớp không có mùi.
"Ôm" trò suốt buổi học
Có những hôm cho trò ăn xong, lau dọn phòng học là đến ngay giờ dạy buổi chiều mà cô chưa được nghỉ ngơi tí nào".
Một lớp học ít nhất cũng có vài em học trước quên sau, vừa học xong lại xem như mới.
Những học sinh này, các cô luôn phải kèm tuyệt đối trong các giờ học, đặc biệt là giờ ra chơi.
Không khó khăn gì khi đi lượn một vòng quanh các lớp Một hình ảnh bắt gặp nhiều nhất là cô ngồi giữa đám học trò chậm tiến vây quanh.
Hết cho các em đánh vần lại cầm tay bày từng nét chữ. Ngày nào cũng thế, cô trò chẳng rời nhau.
Giáo viên chúng tôi cứ nói vui rằng "ôm" học sinh suốt ngày thế mà cũng chẳng tiến bộ là bao.
Nhưng nếu không dạy kiểu thế, những học sinh này chắc chắn chẳng bao giờ có thể đọc, viết được.
Niềm vui như vỡ òa sau bao ngày, một em học sinh cá biệt nào đó đã biết đọc, biết viết bình thường như bao bạn bè khác.
Phải nói rằng, không có tình yêu thương thật sự học sinh sẽ chẳng bao giờ có được sự lo lắng, chăm chút cho các em tận tình đến thế.
Tôi nhớ mãi câu nói của một đồng nghiệp: "Dành quá nhiều thời gian để dạy dỗ cũng chỉ với mỗi mong muốn duy nhất cuối năm em nào cũng biết đọc biết viết là quá vui mừng rồi".
Phan Tuyết
Theo giaoduc.net
Tuyển dụng viên chức giáo dục Hà Nội: Yêu cầu các giáo viên tự đối chiếu các tiêu chuẩn, điều kiện của mình Hà Nội đề nghị các đơn vị rà soát, yêu cầu các giáo viên tự đối chiếu các tiêu chuẩn, điều kiện của mình với Nghị định số 161/2018/NĐ-CP của Chính phủ và tiêu chuẩn Thành phố đã hướng dẫn, trên cơ sở đó, UBND TP. Hà Nội chỉ đạo giải quyết dứt điểm trong năm 2019. Thông tin được đưa ra tại...