Mỹ, EU, Canada gia tăng trừng phạt: Nga cười nhạt
Nga tuyên bố sẽ đáp trả thích đang các biện pháp trừng phạt mới của phương Tây, nhưng thực chất, đây đang là các biện pháp rất vô nghĩa.
Hãng tin TASS cho biết, Bộ Ngoại giao Nga ngày 16/3 đã đưa ra tuyên bố ngay lập tứ khi Mỹ, EU và Canada công bố các biện pháp trừng phạt mới nhằm vào Nga, liên quan đến các vấn đề xung đột ở eo biển Kerch giữa nước này và Ukraine.
Tuyên bố của Bộ Ngoại giao Nga nêu rõ: “Moscow lấy làm tiếc khi Mỹ và Canada tiếp tục đường lối sai lầm làm phá hủy quan hệ với Nga, vốn đã rơi vào tình trạng đáng buồn do thói bài Nga đang bao trùm tại Washington và Ottawa”.
Bộ Ngoại giao Nga cũng đánh giá các biện pháp trừng phạt này không mới và không gây bất ngờ, đã nằm trong gói “án phạt bắt tay với đồng minh châu Âu”, được đưa ra dựa trên những lý do bịa đặt, chỉ nhằm gây sức ép lên nền kinh tế Nga.
Nga khẳng định các biện pháp mà phương Tây đưa ra vừa qua sẽ không thể dẫn đến kết quả mà Mỹ, Canada và EU mong muốn, là buộc Nga phải tuân theo các “chỉ thị” của phương Tây. Đồng thời, Bộ Ngoại giao Nga nhấn mạnh “câu trả lời cho những sự đáp trả sẽ đến ngay lập tức”.
Nhà máy đóng tàu Zelenodolsk, nơi cung cấp chiến hạm Gepard 3.9 cho Việt Nam
Việc Mỹ và các đồng minh của họ trừng phạt các cá nhân và thực thể doanh nghiệp của Nga vì một nguyên nhân nào đó là điều không mới. Và phương Tây đã làm điều này nhiều năm qua, kể từ năm 2014 cho đến nay.
Và việc Nga lên tiếng chỉ trích, phản đối hay đe dọa đáp trả cũng là một động thái hoàn toàn bình thường mà Moscow phải thực hiện. Vấn đề ở đây, Nga có cần phải quan tâm đến các biện pháp trừng phạt lần này mà phương Tây đưa ra hay không?
Đầu tiên, cần phải chú ý đến bản danh sách “nạn nhân” mà Mỹ tiến hành với Nga vào lúc này: 6 quan chức quốc phòng liên quan đến vấn đề biên giới và 6 công ty quân sự.
Video đang HOT
Các biện pháp này sẽ phong tỏa tất cả các tài sản và các lợi ích từ tài sản thuộc các cá nhân và thực thể bị chỉ định. Ngoài ra, công dân và các thực thể của Mỹ, EU, Canada và có liên quan đến các quốc gia này bị cấm giao dịch với các đối tượng trong danh sách trừng phạt.
Có điều, khi nhắc đến các tập đoàn quốc phòng của Nga, điều có thể khẳng định chắc chắn rằng Moscow gần như không có bất kỳ giao dịch nào đối với phương Tây trong lĩnh vực quốc phòng.
Ví dụ, phương Tây áp đặt trừng phạt với nhà máy đóng tàu Zelenodolsk. Đây là nhà máy rất nổi tiếng với các dòng chiến hạm lớp Gepard và Molniya. Trong 10 năm trở lại đây, Zelenodolsk được đánh giá là một trong những đơn vị làm ăn phát đạt nhất của các tập đoàn công nghệ quốc phòng của nga.
Zelenodolsk là nhà máy nằm sâu trong nội địa lục địa Nga, là cơ sở cung cấp phần lớn các chiến hạm, khinh hạ cỡ nhỏ cho lực lượng hải quân, cảnh sát biển Nga, chủ yếu được biên chế cho các hạm đội hoạt động tại Biển Đen, Biển Caspien, Biển Bắc.
Nhưng thực tế cho thấy chưa một quốc gia đồng minh nào với Mỹ (trừ Ukraine) có các giao dịch với công ty này. Vì vậy, việc Mỹ cấm đoán hay phong tỏa tài sản của Zelenodolsk gần như không mang lại bất kỳ hiệu quả nào.
Tàu hộ vệ tên lửa Karakurt thuộc Đề án 22800
Hoặc như trường hợp của nhà máy Zvezda, chuyên cung cấp động cơ diesel cho các mẫu chiến hạm của Nga. Trước đây, sau khi dừng hợp tác với các đối tác từ Ukraine trong cuộc khủng hoảng quan hệ giữa hai quốc gia trước đó, nhà máy Zvezda đã gặp khó khăn trong việc tiếp tục sản xuất các mẫu động cơ của mình phục vụ cho dự án tàu hộ vệ tên lửa Karakurt thuộc Đề án 22800.
Các mẫu chiến hạm này đã phải lùi thời gian biên chế đến gần 1 năm. Tuy nhiên, thay vì lựa chọn phương án động cơ thay thế từ phía đối tác Trung Quốc, Zvezda chấp nhận lùi thời hạn bàn giao Karakurt để tự phát triển loại động cơ phù hợp mà không cần đến các công nghệ nằm trong nhà máy ở Ukraine.
Từ hai ví dụ đó có thể thấy: các tập đoàn công nghệ quốc phòng của Nga không có giao dịch với phương Tây, và nếu có sự hợp tác, họ sẽ quyết định tự chủ công nghệ sản xuất, thay vì bị động tìm kiếm những giải pháp khác.
Cần nhấn mạnh đây là cách làm quen thuộc, giúp Nga có được sự chủ động trước mọi thách thức mà phương Tây đặt ra. Đó là lý do vì sao trong thời gian qua, các biện pháp trừng phạt của Mỹ không phát huy hiệu quả như mong đợi. Nếu thực sự muốn kìm chế Nga, có lẽ phương Tây cần các biện pháp mới, thay vì cứ bổn cũ soạn lại như hiện nay.
Theo Datviet
Hải quân Pakistan chặn tàu ngầm Ấn Độ
Hai nước Pakistan và Ấn Độ đứng trước nguy cơ leo thang xung đột một lần nữa khi một tàu ngầm của Ấn Độ bị tố xâm nhập lãnh hải Pakistan.
Thông tin từ hải quân Pakistan ngày 5/3 cho biết lực lượng này đã ngăn chặn một tàu ngầm Ấn Độ bí mật xâm nhập lãnh hải nước này ở phía nam bờ biển Balochistan.
Hải quân Pakistan cũng công bố hình ảnh của tàu ngầm bị chặn. Đoạn video được ghi lại vào lúc 20h35 ngày 4/3 cho thấy ống kính tiềm vọng của tàu ngầm trồi lên mặt nước.
Hải lực Pakistan đã không tiếp cận mà chỉ phát đi cảnh báo với tàu ngầm Ấn Độ nhằm thực hiện chính sách hòa bình. Sau đó, tàu ngầm nước này đã quay đầu rời khỏi vùng biển lãnh hải của Pakistan.
"Vụ việc này là minh chứng cho năng lực vượt trội của hải quân Pakistan. Lực lượng hải quân sẽ tiếp tục bảo vệ đường biên giới trên biển của Pakistan, đủ khả năng đáp trả mọi hành động thù địch" - quân đội Pakistan cho biết.
Phía Ấn Độ chưa xác nhận hay có phản hồi chính thức nào về việc tàu ngầm bị chặn ở vùng biển Balochistan.
Tuy nhiên, hôm 5/3, tướng hải quân Ấn Độ là Sunil Lanba khẳng định New Delhi phát hiện được các thông tin về một âm mưu khủng bố mới, bao gồm cả kịch bản tấn công trên biển.
Hình ảnh được cho là tàu ngầm Ấn Độ bị Pakistan phát hiện
"Chúng tôi đã nhận được báo cáo các phần tử khủng bố đang được huấn luyện để tiến hành những vụ tấn công với nhiều phương thức, bao gồm cả những vụ tấn công từ biển" - tướng Lanba cho biết trong một cuộc họp báo.
Truyền thông Ấn Độ đồng loạt đăng tải thông tin cho rằng việc tàu ngầm của nước này xuất hiện trên biển nhằm chặn đứng một âm mưu khủng bố tiếp theo. Tuy nhiên, hành động này dễ dẫn đến một cuộc leo thang căng thẳng tiếp theo giữa lực lượng hải quân hai nước.
Căng thẳng giữa Ấn Độ và Pakistan bắt đầu vào ngày 26/2, khi không quân Ấn Độ không kích khu vực Kashmir do Pakistan kiểm soát với lý do là để tiêu diệt trại huấn luyện khủng bố của nhóm Jaish-e-Mohammed.
Nhóm khủng bố Hồi giáo Jaish-e-Mohammed là người nhận trách nhiệm vụ đánh bom tự sát hôm 14/2 ở thành phố Srinagar khiến 44 binh sĩ Ấn Độ thiệt mạng.
Hai nước đã có một trận không chiến cũng trong khu vực tranh chấp Kashmir. Phía Pakistan tuyên bố tiêu diệt hai máy bay và bắt sống một phi công Ấn Độ là Abhinandan Varthaman.
Phía Ấn Độ chỉ xác nhận mất một máy bay và tuyên bố đã bắn hạ một tiêm kích F-16 của Pakistan. Tình hiện tại của khu vực tranh chấp Kashmir đã khá ổn định sau khi Pakistan trao trả tù binh Varthaman. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng căng thẳng giữa hai nước vẫn chưa "hạ nhiệt" hoàn toàn.
Việc giao tranh giữa hai nước đã khiến hàng ngàn chuyến bay quốc tế qua khu vực đã phải hủy chuyến hoặc chuyển đường bay.
Trong khi đó, Thủ hiến bang Punjab (Ấn Độ) giáp biên giới với Pakistan, ông Amarinder Singh ngày 4/3 cảnh báo Pakistan sẽ không do dự sử dụng vũ khí hạt nhân nếu Islamabad cảm thấy bị thất bại trước New Delhi trong một cuộc chiến thông thường.
Theo Datviet
Ngoại trưởng Nga: Nỗ lực gây thiệt hại cho kinh tế Nga đã thất bại Nỗ lực trừng phạt để gây thiệt hại cho nền kinh tế Nga đã thất bại, Moskva đối phó thành công với các vấn đề khó khăn - Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov tuyên bố. Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov. Ảnh: Sputnik Trong cuộc họp báo với đại diện Hiệp hội doanh nghiệp châu Âu, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov khẳng định, mọi...