Mỹ duyệt bán hơn 2 tỉ USD vũ khí cho UAE, Ả Rập Xê Út
Lầu Năm Góc ngày 11.10 thông báo đề xuất bán vũ khí cho Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE) và Ả Rập Xê Út, với trị giá hơn 2 tỉ USD.
Cơ quan hợp tác an ninh quốc phòng (DSCA) của Bộ Quốc phòng Mỹ cho biết quốc hội đã phê duyệt việc bán cho Ả Rập Xê Út tên lửa Hellfire và Sidewinder, đạn dược dùng cho pháo, xe tăng và súng máy, trị giá hơn 1 tỉ USD. Vào tháng 8, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã dỡ bỏ hạn chế bán vũ khí tấn công cho Ả Rập Xê Út, thúc giục Riyadh tăng sức ép chống lại lực lượng Houthi ở Yemen, Bloomberg đưa tin ngày 11.10.
Binh sĩ lắp tên lửa AGM-114 Hellfire lên trực thăng AH-64 Apache tại Afghanistan năm 2017
ẢNH: QUÂN ĐỘI MỸ
“Động thái này sẽ cải thiện năng lực của Ả Rập Xê Út nhằm ứng phó các mối đe dọa hiện tại và tương lai, cũng như cải thiện khả năng tương tác với hệ thống do quân đội Mỹ và các nước vùng Vịnh khác vận hành”, Lầu Năm Góc tuyên bố.
Video đang HOT
Hồi đầu tuần, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin đã khẳng định với người đồng cấp Ả Rập Xê Út Khalid bin Salman cam kết của Mỹ cho nỗ lực quốc phòng của Riyadh.
Lầu Năm Góc cũng thông báo về việc phê duyệt gói vũ khí cho UAE trị giá khoảng 1,2 tỉ USD, bao gồm hệ thống rốc két phóng loạt dẫn đường (GMRLS) M31A1 và tên lửa ATACMS.
Các công ty sản xuất vũ khí nêu trên của Mỹ giờ đây có thể thương thảo hợp đồng với UAE và Ả Rập Xê Út. Về lý thuyết quốc hội Mỹ có thể ngăn thương vụ mua bán nếu không đồng ý với một số chi tiết trong hợp đồng.
Trong thông cáo ngày 11.10, Lầu Năm Góc khẳng định đề xuất bán vũ khí nêu trên sẽ không làm thay đổi cán cân quân sự cơ bản trong khu vực, cũng như không có tác động tiêu cực nào đến khả năng sẵn sàng phòng thủ của Mỹ.
'Quả bom nổi' đậu không xa 'xác tàu tận thế', truyền thông Anh lo ngại
Một con tàu được mệnh danh là 'quả bom nổi' đang neo đậu cách một xác tàu chứa đầy chất nổ khoảng hơn 48 km ở ngoài khơi nước Anh, theo Newsweek ngày 11.10.
Tàu chở hàng Ruby treo cờ Malta, khởi hành từ cảng Kandalaksha (miền bắc Nga) mang theo 20.000 tấn amoni nitrat, hiện ở vị trí cách tàu hàng SS Richard Montgomery của Mỹ hơn 48 km. Tàu SS Richard Montgomery, có biệt danh là "Xác tàu Ngày tận thế", bị đắm khi đang chở 1.400 tấn đạn dược vào năm 1944, theo Newsweek.
Tàu Ruby đã gây chú ý kể từ khi được yêu cầu rời cảng Troms của Na Uy vào đầu tháng 9. Lúc đầu, tàu Ruby hướng đến Las Palmas ở Quần đảo Canary ở Thái Bình Dương nhưng sau một cơn bão, con tàu cuối cùng phải tìm nơi lánh nạn ở Troms.
Con tàu Ruby đã gây lo ngại về an toàn sau khi bị chính quyền Na Uy từ chối cấp phép cập cảng trong tháng 9. ẢNH: CHỤP MÀN HÌNH TVPWORLD.COM
Ruby bị hư hại ở thân tàu, cánh quạt và bánh lái. Thủy thủ đoàn đã nhiều lần cố gắng cập cảng để tiến hành sửa chữa nhưng đều bị các nước NATO, trong đó có Thụy Điển, Lithuania và thậm chí cả Malta, từ chối.
Ruby đã neo đậu ngoài khơi bờ biển phía đông nam nước Anh, ở eo biển Manche vào sáng 11.10, theo trang Marinetraffic.com. Nó chỉ cách nơi tàu SS Richard Montgomery chìm hơn 48 km, ở cửa sông Thames gần Sheerness và Southend-on-Sea thuộc các hạt Kent và Essex của Anh.
Chủ sở hữu tàu Ruby là Ruby Enterprise, công ty quản lý Serenity Ship Management có trụ sở tại UAE và các công ty bảo hiểm của tàu này đang làm việc với chính quyền Anh để đưa con tàu vào cảng.
Trong tháng 12.2023, Bộ Giao thông Vận tải Anh đã đưa ra kế hoạch dỡ bỏ các cột buồm của SS Richard Montgomery, hiện vẫn còn nhô lên trên mặt nước, sau khi một cuộc khảo sát cho thấy có "sự xuống cấp nghiêm trọng".
Hội đồng Medway của Kent trước đây cho rằng một vụ nổ trên tàu SS Richard Montgomery có thể gây ra một cơn sóng cao hơn 300 m, theo báo Metro.
Vào năm 2022, các nhà nghiên cứu của Cơ quan Nghiên cứu và Phát triển Quốc phòng Canada nói với tạp chí New Scientist (Anh) rằng SS Richard Montgomery có thể là "một trong những vụ nổ phi hạt nhân lớn nhất thế giới, gây ra sự tàn phá và chết chóc trên diện rộng".
Dù amoni nitrat mà Ruby mang theo về mặt kỹ thuật là một thành phần phân bón, nhưng tính chất phát nổ của nó đã thể hiện rõ vào năm 2020, khi 2.750 tấn chất này phát nổ tại cảng Beirut ở Li Băng, khiến ít nhất 218 người thiệt mạng, theo Newsweek.
Tuy nhiên, chủ sở hữu và đơn vị quản lý của Ruby cho rằng những lo ngại về "quả bom nổi" như cách báo chí Anh gọi là không có cơ sở.
Các công ty nói rằng việc báo chí đưa tin như trên đã có tác động bất lợi đến khả năng của tàu trong việc thực hiện các hoạt động thường lệ nhằm chuyển hàng hóa sang tàu khác để tàu được sửa chữa.
Trong một tuyên bố, các công ty khẳng định amoni nitrat "là hàng hóa thường được vận chuyển bằng phương pháp này và không gây ra mối đe dọa nào cho tàu, thủy thủ đoàn hoặc môi trường xung quanh trong tình trạng hiện nay của tàu".
Israel dùng chung công thức cho cuộc tấn công ở Gaza và Liban? Có một điểm tương đồng kỳ lạ khi Israel thực hiện hai cuộc tấn công ở Gaza và Liban. Câu hỏi đặt ra là, liệu điều đó có hiệu quả không? Cảnh đổ nát sau cuộc tấn công của Israel tại trại tị nạn Al-Bureij ở Dải Gaza ngày 23/9. Ảnh: THX/TTXVN Tổng thư ký Liên hợp quốc (LHQ) Antonio Guterres ngày 25/9...