Nhóm tác chiến tàu sân bay Abraham Lincoln mà Mỹ triển khai tới Trung Đông mạnh cỡ nào?
Với khả năng mang theo 90 máy bay các loại, hàng không mẫu hạm Abraham Lincoln cùng những tàu hỗ trợ tạo thành nhóm tác chiến tàu sân bay rất uy lực.
Việc nhóm tàu này đang được triển khai tới Trung Đông chính là lời răn đe nặng ký mà Mỹ gửi tới khu vực.
Biểu tượng răn đe của Mỹ
Hãng tin Reuters ngày 12/8 cho biết, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin đã ra lệnh cho nhóm tác chiến tàu sân bay Abraham Lincoln đẩy nhanh tiến độ triển khai tới Trung Đông trong bối cảnh nguy cơ Iran và các đồng minh của nước này tấn công trả đũa Israel ngày một lớn.
Hàng không mẫu hạm Abraham Lincoln và các tàu khu trục, hậu cần hợp thành nhóm tác chiến tàu sân bay CGS-3. Ảnh: UPI
USS Abraham Lincoln sẽ tới Trung Đông để thay thế cho tàu sân bay Theodore Roosevelt. Hàng không mẫu hạm mang tên tổng thống thứ 16 của nước Mỹ cùng các tàu bảo vệ và tàu hỗ trợ hợp thành Nhóm tác chiến tàu sân bay số 3 (CGS-3). Đây sẽ là lực lượng chủ lực giúp Mỹ bảo vệ Israel và gửi lời răn đe tới Iran cùng các đồng minh như Hezbollah, Hamas hay Houthi.
Vậy nhóm tác chiến tàu sân bay Abraham Lincoln gồm những thành phần nào, mang theo những vũ khí gì mà có sức mạnh răn đe như vậy?
Theo trang web của Hạm đội Thái Bình Dương của Hải quân Mỹ, biên chế nhóm tác chiến tàu sân bay Abraham Lincoln, ngoài hàng không mẫu hạm chạy bằng năng lượng hạt nhân lớp Nimitz, còn có 3 tàu khu trục tên lửa lớp Arleigh Burke và một số tàu hậu cần tùy tình huống.
Tàu sân bay Abraham Lincoln với những “quái vật” trên boong
Trái tim của nhóm tác chiến đương nhiên là tàu sân bay Abraham Lincoln. Với lượng giãn nước lên đến 104.300 tấn, dài 332.8 m, rộng 76.8 m và mớn nước 11.3 m, con tàu chạy bằng năng lượng hạt nhân này có thể mang theo 90 máy bay các loại cùng thủy thủ đoàn lên đến gần 6.000 người.
Video đang HOT
Tàu sân bay Abraham Lincoln có thể mang tới 90 máy bay các loại. Ảnh: Navsource
Biên chế máy bay tiêu chuẩn của USS Abraham Lincoln sẽ gồm 3 phi đội tiêm kích hạm F/A-18E/F Super Hornet, mỗi phi đội có 10-12 chiếc (E là bản 1 chỗ ngồi còn F là bản 2 chỗ ngồi).
Những chiếc F/A-18E/F Super Hornet là loại tiêm kích hạm có khả năng thực hiện mọi nhiệm vụ: chiếm ưu thế trên không, phòng không hạm đội, trinh sát, hỗ trợ trên không tầm gần, chế áp phòng không và tấn công chính xác ngày/đêm. Với 2 động cơ phản lực F414-GE-400, F/A-18E/F Super Hornet có khả năng đạt vận tốc vượt âm Mach 1,8 (2.200 km/h), trần bay 16 km và tầm bay 3.300 km.
Là dòng tiêm kích đa nhiệm, vũ khí của những chiến đấu cơ này cũng rất ‘khủng”. Chúng có thể mang 11 loại tên lửa hoặc bom khác nhau nhờ 11 mấu cứng ở hai cánh, bao gồm tên lửa không đối không tầm gần AIM 9 Sidewinder, tầm trung AIM 7 Sparrow hoặc tầm xa AIM-120 AMRAAM; tên lửa đối hạm Harpoon, Harm, SLAM; bom lượn tầm xa JSOW; bom thông minh JDAM; Bom dẫn đường bằng laser Paveway…
Một chiếc tiêm kích hạm F/A-18E Super Hornet đang chuẩn bị cất cánh trên tàu sân bay Abraham Lincoln. Loại máy bay này có thể mang theo 11 tên lửa hoặc bom với tầm bay 3.300 km và đạt tốc độ Mach 1.8. Ảnh: Defence Talk.
Ngoài F/A-18 E/F Super Hornet, tàu sân bay Abraham Lincoln còn biên chế một phi đội tấn công điện tử gồm 10 đến 12 chiếc EA-18G Growler. Đây là dòng tiêm kích tác chiến điện tử do Boeing chế tạo, có khả năng gây nhiễu gần như mọi loại radar và được trang bị các tên lửa bức xạ radar tốc độ cao AGM-88 HARM chuyên để t.iêu d.iệt các trạm radar của đối phương.
USS Abraham Lincoln cũng mang theo 2 đến 4 máy bay chỉ huy và cảnh báo sớm trên không E-2D Advanced Hawkeye có khả năng hoạt động liên tục 24 giờ trong mọi thời tiết. Những chiếc E-2D sẽ thực hiện quản lý chiến đấu giúp trinh sát và phối hợp hỗ trợ trên không, kiểm soát tìm kiếm và cứu nạn, quản lý không phận, cũng như liên kết dữ liệu và chuyển tiếp thông tin cho cả lực lượng trên bộ và trên biển để tấn công đối phương hiệu quả.
Dành cho những nhiệm vụ ở tầm thấp hơn, tàu sân bay Abraham Lincoln được biên chế 12-24 trực thăng đa nhiệm Sikorsky SH-60 Seahawk, vừa có khả năng vận tải, vừa đảm bảo cả nhiệm vụ trinh sát, chống ngầm, chống hạm và tìm kiếm cứu nạn. Đây là loại trực thăng hải quân tốt nhất và đắt nhất thế giới, với mức giá lên đến hơn 80 triệu USD/chiếc (Tây Ban Nha chi 950 triệu USD để mua 8 chiếc SH-60 Seahawk).
Khu trục hạm Arleigh Burke, những vệ sĩ chuyên nghiệp
Để bảo vệ cho hàng không mẫu hạm Abraham Lincoln trước các cuộc tấn công của đối phương, ngoài dàn chiến đấu cơ “siêu khủng”, còn có ít nhất 3 khu trục hạm tên lửa lớp Arleigh Burke đi theo hộ tống.
Các tàu khu trục lớp Arleigh Burke có nhiệm vụ bảo vệ tàu sân bay Abraham Lincoln nhờ hệ thống tác chiến phòng không Aegis siêu hiện đại. Ảnh: Seaforce.
Những con tàu này tuy được gọi là khu trục hạm nhưng có lượng giãn nước lên đến 9200 tấn, lớn hơn nhiều tuần dương hạm của các quốc gia khác. Điều đặc biệt, các tàu lớp Arleigh Burke được trang bị hệ thống tác chiến phòng không Aegis hiện đại nhất thế giới hiện nay. Đây là hệ thống chỉ huy và điều khiển kỹ thuật số cực kỳ tinh vi, với khả năng tích hợp tất cả mọi cảm biến và vũ khí trên các máy bay cũng như tàu chiến của hạm đội, cùng hệ thống radar cực mạnh.
Quan trọng nhất trong số những radar trên tàu là AN/SPY-1 – radar mảng quét điện tử thụ động ba chiều đa chức năng, công suất cao (6 MW) có thể tìm kiếm, theo dõi và dẫn đường tên lửa với khả năng theo dõi và chỉ huy tấn công đồng thời hơn 100 mục tiêu ở khoảng cách hơn 200 km.
Trong khi đó, trái tim của Aegis là Hệ thống chỉ huy và quyết định (C&D) với các siêu máy tính có khả năng đ.ánh giá mối đe dọa và phân bổ vũ khí (TEWA) cho Hệ thống dữ liệu chiến thuật hải quân (NTDS), giúp tàu có khả năng đồng thời chống lại hầu hết mọi loại mối đe dọa từ trên không.
Khi những “những đôi mắt thần” phát hiện mục tiêu, các khu trục hạm lớp Arleigh Burke có thể tung ra đòn đ.ánh chặn bằng 96 quả tên lửa phòng không tiên tiến các loại như RIM-66, RIM-156 hay RIM-174 (tầm b.ắn 34 km và tầm đ.ánh chặn 240 km, tốc độ Mach 3,5) và thậm chí có tàu còn được trang bị RIM-161 có khả năng b.ắn hạ cả vệ tinh.
Khả năng tấn công và chống ngầm của khu trục hạm này cũng rất đáng gờm với tên lửa hành trình Tomahawk (tầm b.ắn 2500 km), tên lửa chống hạm Harpoon (tầm b.ắn 200 km) và nhiều loại ngư lôi khác nhau. Ngoài ra, tàu còn được gắn tới 130 tấn giáp kevlar, giúp nó có khả năng sống sót cao hơn bất cứ loại khu trục hạm nào khác.
Nhóm tàu hậu cần, những nhà kho di động
Để nhóm tác chiến tàu sân bay Abraham Lincoln, với khoảng 10 nghìn binh sĩ và ít nhất 3 chiến hạm cùng hàng chục máy bay các loại có thể thực hiện nhiệm vụ dài ngày, không thể không nhắc đến vai trò của các tàu hậu cần.
Đầu tiên là tàu tiếp tế lớp Supply (Supply-class fast combat support ships). Với lượng giãn nước lên đến 48.800 tấn, dài 230 m, mỗi tàu lớp Supply có thể mang theo 7,4 triệu lít dầu, 800 bình gas, 76.000 lít nước sạch, 230 tấn thực phẩm đông lạnh, 2.150 tấn hàng hóa hoặc vũ khí. Con tàu cũng đủ khả năng đi theo hạm đội một quãng đường lên tới 6000 hải lý (10.800 km).
Một tàu chở hàng khô lớp Lewis và Clark, loại tàu tiếp tế quan trọng đối với nhóm tác chiến tàu sân bay, có khả năng mang theo 39.300 mét khối hàng hóa. Ảnh: Navsource
Tiếp đến là những tàu chở hàng khô lớp Lewis và Clark. Dù được chế tạo theo tiêu chuẩn thương mại nhưng các tàu này được trang bị nhiều tính năng để tăng khả năng sống sót trong môi trường thù địch, bao gồm khử từ, tăng cường độ va đ.ập ở một số thiết bị, hệ thống điện và liên lạc khẩn cấp, và tăng khả năng kiểm soát thiệt hại trong các lĩnh vực như chữa cháy và ổn định.
Các tàu lớp Lewis và Clark cũng được trang bị hệ thống phòng thủ thụ động để chống lại mìn và ngư lôi và có các biện pháp đối phó ABC (nguyên tử, sinh học và hóa học); cùng với đó là không gian và trọng lượng dự trữ để có thêm vũ khí tự vệ như s.úng máy, mồi nhử ngư lôi hay trực thăng.
Nhiệm vụ của tàu lớp Lewis và Clark là cung cấp đạn dược, lương thực, hàng dự trữ, phụ tùng thay thế, nước uống và các loại nhiên liệu cho những nhóm tác chiến tàu sân bay và nhiều lực lượng hải quân khác. Với lượng giãn nước 45.000 tấn, con tàu có không gian cho 39.300 mét khối hàng hóa các loại và đang đóng vai trò trụ cột về hậu cần của Hải quân Mỹ.
Triều Tiên cảnh báo về việc tàu sân bay Mỹ cập cảng Hàn Quốc
Ngày 24/6, Triều Tiên cảnh báo về việc Mỹ triển khai một tàu sân bay chạy bằng năng lượng hạt nhân tới Bán đảo Triều Tiên, nhấn mạnh Bình Nhưỡng sẵn sàng thực hiện các biện pháp răn đe mạnh mẽ đối với động thái này.
Tàu sân bay chạy bằng năng lượng hạt nhân USS Theodore Roosevelt của Mỹ (giữa) tham gia cuộc tập trận chung với lực lượng Nhật Bản và Hàn Quốc ở ngoài khơi đảo Jeju (Hàn Quốc), ngày 11/4/2024. Ảnh: Yonhap/TTXVN
Hãng thông tấn trung ương Triều Tiên KCNA dẫn tuyên bố của Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Triều Tiên Kim Kang Il lên án việc Mỹ điều tàu sân bay USS Theodore Roosevelt cập cảng ở thành phố Busan, Đông Nam Hàn Quốc, ngày 22/6.
Ông Kim nhấn mạnh động thái trên là một sự phô trương lực lượng "rất nguy hiểm" của Washington và Seoul, theo đó để ngỏ khả năng Bình Nhưỡng tiến hành "các biện pháp răn đe mới và áp đảo".
Tàu sân bay USS Theodore Roosevelt cập cảng Busan trong bối cảnh Mỹ, Hàn Quốc và Nhật Bản dự kiến tiến hành cuộc tập trung 3 bên mang tên Freedom Edge vào cuối tháng này. Đây là lần đầu tiên tàu USS Theodore Roosevelt cập cảng Hàn Quốc và cũng đ.ánh dấu một tàu sân bay Mỹ cập cảng Hàn Quốc lần đầu tiên sau 7 tháng.
Triều Tiên lâu nay lên án các cuộc tập trận chung giữa Mỹ và Hàn Quốc cũng như việc Mỹ điều động khí tài chiến lược tới Bán đảo Triều Tiên. Bình Nhưỡng coi các động thái này là diễn tập xâm lược Triều Tiên.
Mỹ điều chuyển tài sản quân sự ở Trung Đông do sự phản đối của một đồng minh ở vùng Vịnh Lầu Năm Góc chuyển một số máy bay chiến đấu tới Qatar để xoa dịu lo ngại của một cường quốc vùng Vịnh về việc chọc giận Iran và các lực lượng thân Tehran. Mỹ cũng dự kiến sẽ rút tàu sân bay đang thực hiện nhiệm vụ ở Địa Trung Hải. Ảnh: AFP/TTXVN Theo tờ Wall Street Journal ngày 4/5, Lầu Năm...