Mỹ định đưa B52, tàu ngầm hỗ trợ Hàn Quốc
Giữa lúc căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên gia tăng, Mỹ cân nhắc triển khai máy bay ném bom B52 và tàu ngầm hạt nhân hỗ trợ Hàn Quốc.
Giữa lúc căng thẳng hai miền Triều Tiên chưa có dấu hiệu giảm nhiệt, Seoul cho biết, họ cùng Washington đang thảo luận việc huy động các nguồn lực quân sự chiến thuật khi Bình Nhưỡng ngày càng gia tăng đe dọa.
Trong cuộc họp báo hôm nay, người phát ngôn Bộ Quốc phòng Hàn Quốc Kim Min-seok nói: Nhằm kiểm soát tình hình khủng hoảng trên bán đảo Triều Tiên, Hàn Quốc và Mỹ đang linh hoạt xem xét thời gian triển khai các khí tài quân sự chiến lược của Mỹ.
Máy bay ném bom chiến lược B52 Stratofortress của Mỹ. Ảnh:stratofortressmemberarea
Động thái trên diễn ra sau khi Bình Nhưỡng bắt đầu điều động cả ba tài sản quân sự trọng yếu: tàu ngầm, pháo binh và tàu đổ bộ chuyên chở lực lượng đặc nhiệm đến khu vực tiền tuyến với Hàn Quốc.
Dù Bộ Quốc phòng Hàn Quốc không nói cụ thể Mỹ sẽ cân nhắc triển khai khí tài quân sự nào nhưng theo hãng Yonhap, đó là tàu ngầm hạt nhân hiện đóng ở Nhật, máy bay B52 Stratofortress dường như sẽ được sử dụng nhằm biểu dương lực lượng.
Trong khi đó, hôm nay, Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye cứng rắn tuyên bố, nước này sẽ không lùi bước nếu không có lời xin lỗi từ Triều Tiên.
Bình Nhưỡng triển khai tàu ngầm
Cũng theo Bộ Quốc phòng Hàn Quốc, Triều Tiên đã triển khai khoảng 70% lực lượng tàu ngầm cũng như tăng gấp đôi lực lượng pháo binh ở gần biên giới với Hàn Quốc kể từ ngày 21/8.
Tính đến hôm qua, hai miền Triều Tiên vẫn tiếp tục thương thảo để chấm dứt căng thẳng kể từ khi Triều Tiên bắn rocket vào Hàn Quốc và Seoul đáp lại với pháo. Chưa có báo cáo về tiến triển đạt được trong các cuộc hội đàm giữa cố vấn cấp cao của lãnh đạo hai miền ở tiền đồn Panmunjom.
Một phát ngôn viên quân đội Hàn Quốc đã chỉ trích động thái điều phần lớn tàu ngầm của Triều Tiên là nỗ lực hai mặt để gia tăng áp lực với Seoul.
Tình báo Hàn Quốc tin rằng, Bình Nhưỡng có khoảng 70 tàu ngầm lớp Romeo dựa trên công nghệ Liên Xô năm 1950.
Mỹ, Hàn diễn tập ném bom
8 máy bay chiến đấu của Hàn Quốc và Mỹ đã diễn tập ném bom nhằm vào những mục tiêu giả định của đối thủ giữa lúc căng thẳng trên bán đảo gia tăng.
4 chiếc F-16 của Mỹ và 4 chiếc F-15K của Hàn Quốc đã cùng tham gia diễn tập.
Một quan chức Seoul nói với hãng Yonhap rằng, Hàn Quốc đang làm những gì tốt nhất có thể để tăng cường thế trận phòng thủ với sự giúp đỡ của các lực lượng Mỹ.
Thái An tổng hợp
Theo VNN
Video đang HOT
Nga tiết lộ tình hình nghiên cứu chế tạo nhiều loại máy bay quân sự mới
Những máy bay quân sự mới này được gọi là "hệ thống hàng không XX tương lai" gồm máy bay chiến đấu T-50, máy bay ném bom, máy bay vận tải, máy bay đánh chặn...
Máy bay Su-35 Nga tiên tiến hơn mọi máy bay chiến đấu Trung Quốc đang cóNga bán máy bay Su-35: Thỏa hiệp với Trung Quốc, tiềm năng có Việt NamNga se xuất khẩu may bay chiên đâu Su-35 cho Việt Nam
Tờ "Tin tức Trung Quốc" ngày 19 tháng 8 đưa tin, một loạt máy bay quân sự mới của Nga đều có một tên gọi tương tự "hệ thống hàng không XX tương lai".
Máy bay chiến đấu T-50 Nga
Báo chí Nga tiết lộ, máy bay chiến đấu thế hệ mới của Không quân Nga có kế hoạch phát triển phiên bản hải quân, thời gian bay lần đầu tiên của máy bay ném bom thế hệ mới không sớm hơn năm 2024, máy bay vận tải hạng nặng và siêu nặng thế hệ mới có tải trọng 80 - 120 tấn có kế hoạch bắt đầu sản xuất hàng loạt sau năm 2024,
máy bay đánh chặn thế hệ mới có triển vọng biên chế vào năm 2019, trong khi đó, máy bay cường kích thế hệ mới sẽ được nghiên cứu phát triển trên nền tảng Su-25.
Hệ thống hàng không tiền tuyến tương lai
Nói ngắn gọn, hệ thống hàng không tiền tuyến tương lai (PAK FA) chính là máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm Nga được nghiên cứu phát triển theo kế hoạch "I-21". Thiết kế ngoại hình của máy bay được bắt đầu từ cuối năm 1990.
Máy bay T-50 được Cục thiết kế Sukhoi nghiên cứu chế tạo theo kế hoạch này, bay thử lần đầu tiên vào tháng 1 năm 2010, hiện đang tiến hành thử nghiệm, năm 2015 bắt đầu thử nghiệm vũ khí.
Máy bay chiến đấu T-50 Nga
PAK FA là sản phẩm cùng loại của máy bay chiến đấu F-22 Raptor Mỹ, thuộc máy bay chiến đấu đa năng hạng nặng, có thể tranh đoạt quyền kiểm soát trên không, đồng thời có thể sử dụng vũ khí tấn công có độ chính xác cao.
Sản phẩm cùng loại thế hệ trước của Nga là tất cả phiên bản cải tiến của dòng Su-30MK và Su-35S, trong khi đó, máy bay của Mỹ khi đó là F-15.
Thời hạn bàn giao T-50 cho Quân đội Nga là năm 2017. Theo kế hoạch ban đầu, Nga sẽ mua 65 máy bay T-50 trước năm 2020, nhưng không lâu trước Quân đội Nga cho biết, sẽ chỉ mua 12 chiếc, số còn lại sẽ tiếp tục quyết định sau năm 2020, tùy thuộc vào mức độ phức tạp và tình hình ngân sách của nghiên cứu chế tạo trang bị mới.
Được biết, PAK FA có một phiên bản khá nhỏ dùng cho lực lượng hàng không Hải quân Nga, tức là hệ thống hàng không hải quân tương lai PAK KA.
Phương hướng nghiên cứu chế tạo này mới bắt đầu, phần lớn công việc còn chưa hình thành, nhưng rõ ràng PAK KA sẽ được nghiên cứu chế tạo trên nền tảng PAK FA, thông tin này được Phó tổng tư lệnh Hải quân Nga tuyên bố vào mùa thu năm 2014. Có tin cho biết, khi thiết kế PAK FA đã cân nhắc tới nhu cầu trang bị cho tàu chiến.
Máy bay ném bom PAK DA tương lai Nga (tưởng tượng)
Hệ thống hàng không tầm xa tương lai
Công tác nghiên cứu chế tạo hệ thống hàng không tầm xa tương lai Nga (PAK DA) được khởi động vào năm 2009. Quân đội Nga hy vọng sử dụng máy bay ném bom tầm xa loại thống nhất để thay thế các máy bay ném bom Tu-160, Tu-95MS và Tu-22M3 hiện nay.
Công ty Tupolev đã giành được hợp đồng nghiên cứu chế tạo, đã xác định ngoại hình máy bay. Năm 2011, Quân đội Nga đã đưa ra yêu cầu kỹ thuật của máy bay ném bom, đầu năm 2012 đã hoàn thành phần nghiên cứu khoa học chương trình, bắt đầu thiết kế chế tạo.
Máy bay PAK DA áp dụng bố cục cánh bay tốc độ cận âm, đáp ứng yêu cầu tính kinh tế của động cơ và tăng thời gian tuần tra khi mang theo tải trọng tác chiến lớn. Vũ khí của máy bay bao gồm rất nhiều vũ khí dẫn đường và tên lửa siêu thanh tương lai.
Công ty vũ khí tên lửa chiến thuật Nga nhấn mạnh, trong kho đạn dược máy bay phải có tên lửa không đối không. Động cơ máy bay PAK DA do Công ty Kuznetsov nghiên cứu chế tạo trên nền tảng phiên bản cải tiến NK-32 lắp trên Tu-160.
Máy bay ném bom Tu-22M3 Nga
Mùa hè năm 2012, Phó thủ tướng Nga Rogozin yêu cầu máy bay PAK DA có năng lực siêu thanh, "đây là thứ phải có để đột phá phòng không địch".
Quân đội Nga phản bác cho rằng, họ muốn có máy bay cận âm chở vũ khí chính xác cao tầm xa (vũ khí siêu thanh), có thể hoạt động trên không trong thời gian dài, đồng thời không cần bay đến vùng trời mục tiêu địch.
Năm 2013, chương trình máy bay PAK DA cuối cùng được xác định. Hiện nay, việc sản xuất máy bay ném bom Tu-160 đang tái khởi động ở Kazan, do khủng hoảng tài chính, thời hạn nghiên cứu chế tạo PAK DA được đẩy tới sau năm 2021, đồng thời thay thế nó bằng Tu-95MS và Tu-22M3.
Thông tin trước đây cho biết, năm 2019 máy bay PAK DA sẽ bay thử lần đầu tiên, nhưng thông tin hiện nay là, thời gian bay thử lần đầu tiên sẽ không sớm hơn năm 2024.
Hệ thống hàng không vận tải tương lai
Việc nghiên cứu chế tạo máy bay vận tải quân sự hạng nặng và siêu nặng mới (hệ thống hàng không vận tải tương lai, PAK TA) được bắt đầu trong khuôn khổ chương trình "Ermak" năm 2013, được gọi là máy bay vận tải tương lai (PTS).
Máy bay vận tải quân dụng hạng nặng tầm xa An-22 Nga
Dòng máy bay này sẽ thay thế các máy bay vận tải An-22 Antei va An-124 Ruslan của Không quân Nga, se sử dụng thiết bị thống nhất, tải trọng lớn nhất từ 80 tấn đến 120 tấn.
Tháng 4 năm 2014, Nga bắt đầu xác định công tác thiết bị vô tuyến điện dùng cho chương trình "Ermak", công tác nghiên cứu chế tạo chủ yếu sẽ khởi động vào năm 2016. Việc sản xuất hàng loạt sẽ triển khai ở nhà máy Aviastar, Ulianov sau năm 2024.
Môt sô chuyên gia cho rằng, chương trình IL-106 chưa thực hiện có thể trở thành nền tảng của chương trình Ermak (PAK TA). Thiết kế khái niệm của máy bay này đã thắng thầu máy bay vận tải chiến lược - hành động tương lai tải trọng 80 tấn của Không quân Liên Xô vào năm 1987.
Hệ thống hàng không đánh chặn tương lai
Hệ thống hàng không đánh chặn tương lai (PAK DP) sẽ thay thế máy bay đánh chặn MiG-31.
Trên phương diện đề phòng tập kích đường không (bao gồm tập kích tên lửa), MiG-31 có vai trò độc đáo, có thể dùng ở khu vực bảo vệ biên giới tương đối kém, củng cố lực lượng phòng không. Không lâu trước, chúng được dùng để tạo thành biên đội phòng không khu vực Bắc Cực của Nga.
Máy bay đánh chặn MiG-31 Nga
Ban đầu, thông tin vào năm 2014 cho biết, PAK DP sẽ khởi động công tác nghiên cứu chế tạo sau năm 2017, lô máy bay thứ nhất sẽ bàn giao cho Quân đội Nga vào năm 2025.
Nhưng, không lâu trước, Tổng tư lệnh Không quân Nga cho biết, công tác nghiên cứu chế tạo đã bắt đầu, vào năm 2019 máy bay có thể "tiến vào biên giới".
Xét tới tính phức tạp của tấn công đường không chính xác cao trong điều kiện vũ khí phi hạt nhân, hơn nữa, những vũ khí này cũng luôn là phương hướng ưu tiên trong phát triển của các nước tiên tiến, tính cấp bách của việc nghiên cứu chế tạo hệ thống hàng không đánh chặn tương lai của Nga tăng lên. Hiện nay, thiết kế hệ thống vô tuyến điện của máy bay PAK DP đang được tiến hành.
Điều đáng đề cập là, máy bay MiG-31 xứng đáng là "hệ thống tên lửa phòng không trên bầu trời": radar và hệ thống điều khiển hỏa lực của nó có năng lực giám sát trên không rất đáng tin cậy, có thể đánh chặn các mục tiêu biên đội. MiG-31 thậm chí có mô hình hoạt động cung cấp dẫn đường trinh sát vô tuyến điện cho các máy bay khác.
Máy bay đánh chặn MiG-31 Nga
Hệ thống hàng không cường kích tương lai
Sau khi Liên Xô tan rã, nhà máy sản xuất chính của máy bay cường kích Su-25 đã ở lại ngoài lãnh thổ Nga. Dây chuyền sản xuất máy bay Su-25T và Su-25UBM phiên bản cải tiến đã ở lại nhà máy sản xuất Ulan-Uden, nhưng không được mua sắm lượng lớn.
Hiện nay, Nga đã thông qua nghị quyết khôi phục hệ thống hàng không cường kích, không chỉ bao gồm máy bay Su-25SM cải tiến hiện có, mà còn muốn sản xuất máy bay mới.
Căn cứ vào phán đoán của tài liệu công khai, tư tưởng nghiên cứu chế tạo là "máy bay cường kích tương lai trên nền tảng máy bay Su-25", đó là chương trình "Ong bắp cày-EP". Mùa thu năm 2013, Cục thiết kế Sukhoi nhận được 210 triệu rúp của nhà nước dùng cho phương án thiết kế ban đầu máy bay.
Theo kế hoạch trước đây, máy bay cường kích mới sẽ xuất hiện vào năm 2020. Năm 2013, Tổng tư lệnh Không quân Nga cho biết, máy bay cường kích tương lai có kế hoạch sản xuất trước năm 2020. Chúng sẽ căn cứ vào tình hình tài chính để tiến hành cải tiến, tình hình cụ thể tạm thời chưa rõ.
Máy bay cường kích Su-25SM Nga
Được biết, máy bay cường kích mới sẽ dựa trên nền tảng Su-25, tiến hành thay đổi kết cấu ở mức độ nhỏ nhất. Trong đó, có thể sử dụng động cơ R.195 phiên bản cải tiến, thân máy bay hoàn toàn không thay đổi, nhưng hoàn toàn thực hiện số hóa thiết bị vô tuyến điện.
Máy bay cường kích mới sẽ trang bị hệ thống ngắm chuẩn - dẫn đường hoàn toàn mới, có thể sử dụng thiết bị sát thương mới (bao gồm sử dụng hệ thống dẫn đường vệ tinh), đồng thời sẽ nâng cao năng lực tàng hình của máy bay.
Việt Dũng (nguồn Tin tức Trung Quốc)
Theo giaoduc
Doãn Trác: Mỹ triển khai B-2 ở Guam để làm quen chiến trường tương lai B-2 triển khai ở Guam có thể tấn công toàn bộ lãnh thổ Trung Quốc, làm quen với chiến trường tương lai ở Đài Loan, bán đảo Triều Tiên, Viễn Đông-Nga... Báo Mỹ nhắc nhở Trung Quốc cẩn thận với máy bay ném bom B-2Mỹ se thiết lập "Bộ tư lệnh máy bay ném bom" đối phó Trung QuốcQuân Mỹ mua nhiều bom...