Mỹ điều tra nghị sĩ ‘tiếp tay’ cho những kẻ bạo loạn quốc hội
Cảnh sát Quốc hội Mỹ đang điều tra khả năng các nghị sĩ cho phép du khách thăm tòa quốc hội một cách bất hợp pháp trước cuộc bạo loạn.
Cuộc điều tra được công bố hôm 15/1 sau khi Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi thông báo chỉ định Russel L. Honoré, trung tướng quân đội về hưu, dẫn đầu cuộc rà soát an ninh Quốc hội sau bạo loạn. Bà Pelosi cảnh báo bất kỳ thành viên đảng Cộng hòa nào trong Hạ viện tiếp tay cho những kẻ bạo loạn đều sẽ bị trừng phạt.
Chủ tịch Hạ viện cũng nói rằng bà đã trao đổi với Bộ trưởng Lục quân và Giám đốc Cơ quan Mật vụ để đảm bảo các nguồn lực cần thiết nhằm ngăn chặn bạo loạn tái diễn trong lễ nhậm chức ngày 20/1 của Tổng thống đắc cử Jose Biden.
“Để cùng nhau phụng sự ở đây, chúng ta phải tin tưởng rằng mọi người tôn trọng lời tuyên thệ nhậm chức, tôn trọng thể chế này”, bà nói. “Nếu trên thực tế, người ta phát hiện các thành viên Quốc hội là đồng phạm của cuộc bạo loạn, nếu họ hỗ trợ và tiếp tay cho tội phạm, thì có thể phải có hành động ngoài Quốc hội về truy tố”.
Lực lượng an ninh và rào chắn được bố trí bên ngoài tòa nhà quốc hội Mỹ hôm 15/1. Ảnh: NY Times .
Hơn 30 nghị sĩ do hạ nghị sĩ đảng Dân chủ Mikie Sherrill dẫn đầu hôm 13/1 kêu gọi mở cuộc điều tra về việc du khách tiếp cận Quốc hội một ngày trước cuộc bạo loạn.
Video đang HOT
Trong thư gửi cảnh vệ Hạ viện, Thượng viện và Cảnh sát Quốc hội, các nghị sĩ, nhiều người từng phục vụ trong quân đội và nói họ được đào tạo để “nhận ra hoạt động đáng ngờ”, yêu cầu câu trả lời về những gì họ mô tả là “số lượng cực kỳ cao các nhóm bên ngoài” đến Tòa Quốc hội ngày 5/1, vào thời điểm hầu hết các chuyến tham quan bị hạn chế vì đại dịch Covid-19.
Eva Malecki, phát ngôn viên của Cảnh sát Quốc hội, hôm 15/1 cho biết vấn đề đang được điều tra.
Bà Pelosi đã yêu cầu ông Honoré, người giúp điều phối các nỗ lực cứu trợ quân sự sau cơn bão Katrina, tiến hành “đánh giá ngay lập tức cơ sở hạ tầng an ninh của Quốc hội, các quy trình và thủ tục liên ngành cũng như chỉ huy và kiểm soát”.
“Tuy nhiên, chúng ta phải đề cập đến toàn bộ sự phức tạp này để xem xét kỹ lưỡng những gì đã xảy ra”, bà nói, thêm rằng các ủy ban Hạ viện sẽ bắt đầu tiến hành các cuộc điều tra của riêng họ về những gì đã xảy ra.
Trong bối cảnh thủ đô Washington bị biến thành một khu quân sự trước lễ nhậm chức, tổng thanh tra từ loạt cơ quan liên bang đã mở một cuộc điều tra phối hợp về những thất bại dẫn đến bạo loạn tại quốc hội. Có nhiều thông tin cho rằng các quan chức đã phớt lờ, hạ thấp và phản ứng chậm chạp.
Cơ quan Công viên Quốc gia thông báo National Mall, địa điểm mang tính biểu tượng của các di tích Mỹ, nằm trải dài giữa Đồi Capitol và Nhà Trắng, sẽ đóng cửa trong một tuần để ngăn chặn bạo lực.
Mỹ truy tìm kẻ nghi hại chết cảnh sát quốc hội Mỹ bằng bình cứu hỏa
Cảnh sát đã công bố hình ảnh 1 người đàn ông bị truy nã vì có liên quan đến cái chết của 1 cảnh sát Quốc hội Mỹ trong cuộc bạo loạn ngày 6-1.
Thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa Bill Cassidy đã chia sẻ bức ảnh được Cảnh sát Quốc hội Mỹ đăng tải về 1 người đàn ông da trắng lớn tuổi, có râu, đội nón xanh in dòng chữ "CFD", tình nghi liên quan đến việc ông Brian Sicknick đã thiệt mạng khi người ủng hộ của Tổng thống Donald Trump xông vào điện Capitol để ngăn cản quá trình chứng nhận chiến thắng bầu cử của ông Joe Biden.
"Cảnh sát quốc hội vừa chia sẻ bức ảnh này với tôi. Người đàn ông này bị truy nã để thẩm vấn vì có liên quan đến vụ sát hại ông Sicknick" - ông Cassidy viết trên Twitter.
Ông Sicknick, 42 tuổi, bị đánh vào đầu bằng bình cứu hỏa khi cuộc bạo loạn diễn ra. Sĩ quan cảnh sát kỳ cựu với 12 năm kinh nghiệm đã bất tỉnh sau khi trở về văn phòng và được đưa đến bệnh viện nhưng không qua khỏi.
Người đàn ông đang bị truy nã vì liên quan đến cái chết của 1 cảnh sát quốc hội. Ảnh: USCP
"Brian là 1 người hùng và chúng tôi muốn mọi người ghi nhớ điều đó" - ông Ken Sicknick, anh trai của ông Brian, nói. Tờ Independent cho biết ông Sicknick là cảnh sát quốc hội thứ 6 thiệt mạng khi làm nhiệm vụ.
Thống đốc bang Virginia Ralph Northam cho biết: "Sĩ quan Sicknick bị sát hại khi đang làm việc, khi bảo vệ những người bị kẹt trong điện Capitol trong bối cảnh nền dân chủ của chúng ta bị tấn công một cách bạo lực. Những người gây ra nó phải bị truy tố ở mức tối đa trước pháp luật".
Tổng thống Donald Trump bị Hạ viện Mỹ cáo buộc "kích động nổi dậy" dẫn đến cuộc bạo loạn tại trụ sở quốc hội Mỹ nêu trên. Tối 12-1 (giờ địa phương), Hạ viện Mỹ đã thông qua nghị quyết yêu cầu Phó Tổng thống Mike Pence kích hoạt Tu chính án thứ 25 nhằm phế truất Tổng thống Trump.
Theo báo The New York Times , các nghị sĩ được lực lượng vũ trang hộ tống tới Điện Capitol ngay trước nửa đêm 12-1. Kết quả bỏ phiếu là 223 phiếu đồng ý thông qua nghị quyết/205 phiếu chống. Các nghị sĩ kêu gọi ông Pence tuyên bố Tổng thống Trump không còn đủ khả năng đảm nhận chức vụ.
Khung cảnh cuộc bỏ phiếu của hạ viện Mỹ tối 12-1. Ảnh: CSPAN
Chỉ có một đảng viên Cộng hòa, hạ nghị sĩ Adam Kinzinger, đồng ý thông qua nghị quyết. Động thái trên được Hạ viện tiến hành ngay cả sau khi ông Pence từ chối lời kêu gọi của Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi hôm 12-1. Ông Pence viết trong bức thư gửi bà Pelosi: "Tôi không tin một hành động như vậy mang lại lợi ích tốt nhất cho đất nước hoặc phù hợp với hiến pháp của chúng ta. Tôi sẽ không nhượng bộ những nỗ lực của Hạ viện".
Hạ viện đã lên kế hoạch nhóm họp lại hôm 13-1 (giờ địa phương) để bỏ phiếu về khả năng luận tội Tổng thống Trump. Tổng thống đắc cử Joe Biden bày tỏ tín hiệu ông sẽ không cản trở tiến trình luận tội, theo báo The New York Times . Phát biểu trước các phóng viên ở TP Newark, bang Delaware, ông Biden nói trọng tâm chính của mình là giảm thiểu tác động của một phiên tòa có thể diễn ra vào những ngày đầu tiên ông nắm quyền.
Trump 'xẻ đôi' đảng Cộng hòa Nỗ lực luận tội Trump đẩy các thành viên Cộng hòa đến bờ vực chia rẽ nghiêm trọng, trong bối cảnh đảng này liên tiếp hứng nhiều đòn giáng. Đảng Cộng hòa dường như chưa bao giờ rơi vào tình cảnh tồi tệ như hiện nay. Sau khi để mất Nhà Trắng, họ tiếp tục đánh mất quyền kiểm soát Thượng viện. Đúng...