Mỹ điều thêm tàu ngầm, tàu khu trục đến Biển Đông răn đe Trung Quốc?
Ngày 24.2, Đô đốc Mỹ Harry Harris tuyên bố, ông sẽ cân nhắc điều tàu ngầm và tăng cường thêm khu trục hạm tới Biển Đông để răn đe hành động quân sự hóa khu vực quần đảo Trường Sa.
Trong phiên điều trần tại Ủy ban Quân lực của Thượng viện Mỹ, Tư lệnh Bộ Chỉ huy Thái Bình Dương (PACOM) của Mỹ, Đô đốc Harry Harris chỉ rõ, ông sẽ tiến hành thêm các hoạt động nhằm khẳng định quyền tự do hàng hải với mức độ phức tạp hơn ở Biển Đông.
Ông Harris nhấn mạnh, Mỹ phải tiếp tục hoạt động tại Biển Đông cùng với các đồng minh, trong đó có Nhật Bản và Hàn Quốc.
Tàu khu trục USS Lassen thuộc Hạm đội 7 của Mỹ thường xuyên đi tuần trên Biển Đông.
Video đang HOT
Trong khi đó, phát biểu tại một cuộc họp báo trực tuyến ở Jakarta, Indonesia, Đại sứ Mỹ tại ASEAN bà Nina Hachigian cho biết, Washington có mối quan ngại lớn là việc Trung Quốc lại điều máy bay chiến đấu đến đảo Phú Lâm (thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam) làm gia tăng căng thẳng trong khu vực và gây ra những tác dụng ngược.
Bà Hachigian tái khẳng định quan điểm thống nhất của Mỹ về tự do hang hải, đồng thời cho rằng, Mỹ đã tiến hành những hoạt động này trên khắp địa cầu từ năm 1979, kể cả ở Biển Đông, và Biển Đông không thể là một ngoại lệ.
Trước đó, giới chức ở Washington tối 23.2 cho biết một nhóm chiến đấu cơ gần 10 chiếc của Trung Quốc đã xuất hiện trên đảo Phú Lâm.
Theo giới phân tích, động thái này càng khẳng định thêm ý đồ của Bắc Kinh là quân sự hóa Biển Đông. Theo chuyên gia Gregory Poling thuộc Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế tại Washington, Trung Quốc đã nhiều lần đưa chiến đấu cơ đến đảo Phú Lâm, nhưng cần chú ý xem liệu Bắc Kinh sẽ cho các máy bay này đặt căn cứ lâu dài tại đấy hay không.
Theo Danviet
Úc tăng ngân sách quốc phòng trước mối đe dọa từ Trung Quốc
Úc tham gia cuộc đua tăng cường quốc phòng với các nước châu Á bằng việc gia tăng chi tiêu quốc phòng, trong bối cảnh Trung Quốc gia tăng quân sự, đe dọa an ninh khu vực châu Á-Thái Bình Dương.
Úc sẽ gia tăng chi tiêu quốc phòng vì lo sợ Trung Quốc quân sự hóa ở châu Á - Ảnh minh họa: AFP
Sách trắng Quốc phòng Úc năm 2016, công bố ngày 25.2 cho biết nước này sẽ tăng chi tiêu quốc phòng lên gần 195 tỉ đô la Úc (140 tỉ USD) đến năm 2021-2022, tương đương 2% GDP. Trong đó, các thiết bị quân sự được tăng cường mua sắm có tàu khu trục, xe thiết giáp, chiến đấu cơ và tàu ngầm. Bên cạnh đó, Úc sẽ tăng cường lực lượng quân đội lên 62.400 người, nhiều nhất trong hơn 20 năm qua.
Sách trắng Quốc phòng cho biết Canberra sẽ cần thêm 12 tàu ngầm trong khoảng thời gian từ năm 2018-2057, chi phí cho việc này vào khoảng 50 tỉ đô la Úc. Úc cũng có kế hoạch lập đội máy bay không người lái đầu tiên nhằm phục vụ công tác tuần tra biên giới, lãnh hải.
Trong 10 năm tới, Úc cần gia tăng chi tiêu quốc phòng thêm 30 tỉ đô la Úc (tương đương 21,57 tỉ USD) so với hiện nay, theo Reuters. Hải quân được cho sẽ sử dụng một phần đáng kể trong ngân sách tăng thêm này, lực lượng này có nhu cầu trang bị thêm 9 tàu khu trục và 12 tàu tuần tra biển.
Thủ tướng Úc Malcolm Turnbull cho biết kế hoạch quốc phòng này được đặt ra trong bối cảnh có những thay đổi về an ninh trong khu vực, đặc biệt là sự gia tăng quân sự và kinh tế của Trung Quốc và chiến lược xoay trục của Mỹ về châu Á - Thái Bình Dương.
"Mỹ vẫn là cường quốc quân sự đứng đầu thế giới trong 2 thập niên tới, họ sẽ tiếp tục là đối tác chiến lược quan trọng nhất của Úc. Sự hiện diện quân sự tích cực của Mỹ tiếp tục duy trì sự ổn định cho khu vực của chúng ta", Reuters dẫn lời Thủ tướng Turnbull.
Bộ trưởng Quốc phòng Úc Marise Payne nói rằng Trung Quốc cũng là một cường quốc nhưng vai trò của Trung Quốc cần được thể hiện lớn hơn và trách nhiệm hơn nhằm bảo vệ các nước láng giềng cũng như duy trì an ninh khu vực. Bộ trưởng Payne thúc giục Trung Quốc minh bạch chính sách quốc phòng, cho rằng đây cũng là cách thể hiện trách nhiệm của Bắc Kinh đối với châu Á - Thái Bình Dương.
Căng thẳng ở khu vực Biển Đông giữa các nước có tranh chấp - đặc biệt phát xuất từ Trung Quốc sau hàng loạt hoạt động quân sự hóa trên các đảo và bãi đá của Việt Nam đang bị Bắc Kinh chiếm đóng - khiến Úc lo ngại. Canberra kêu gọi Bắc Kinh kiềm chế, Úc cũng ủng hộ Mỹ tuần tra ở Biển Đông và gọi đó là thực thi quyền tự do hàng hải.
Minh Quang
Theo Thanhnien
Khiên chắn bất khả xâm phạm của tàu chiến Mỹ Được trang bị hệ thống radar soi sóng chủ động, tên lửa Chim sẻ Biển cải tiến có thể xác định và đánh chặn tất cả các mối đe dọa đối với tàu chiến Mỹ. Tên lửa đánh chặn ESSM Block II phóng ra từ tàu chiến Mỹ. Ảnh: Navytimes Hải quân Mỹ và các đối tác thuộc khối NATO đang phát triển...