Mỹ điều thêm tàu chiến đến Đông Á đối phó Trung Quốc

Theo dõi VGT trên

Hạm đội 3 hải quân Mỹ sẽ điều thêm tàu đến Đông Á hoạt động cùng với Hạm đội 7 trong bối cảnh căng thẳng liên quan đến Trung Quốc ở khu vực tăng cao.

Mỹ điều thêm tàu chiến đến Đông Á đối phó Trung Quốc - Hình 1

Tàu USS Spruance. Ảnh: US Navy.

Nhóm tác chiến Thái Bình Dương, Hạm đội 3, bao gồm hai tàu khu trục tên lửa USS Spruance và USS Momsen, được điều động đến Đông Á trong tháng 4. Sẽ có thêm tàu thuộc Hạm đội 3 được điều đến khu vực,Reuters dẫn lời một quan chức Mỹ giấu tên nói. Các tàu này dự kiến tham gia hàng loạt chiến dịch.

Hạm đội 3, đóng quân tại San Diego, bang California, bị giới hạn hoạt động đến bờ phía đông đường đổi ngày quốc tế ở Thái Bình Dương.

Tạp chí Nhật Bản Nikkei Asian Review dẫn lời Đô đốc Scott Swift, chỉ huy Hạm đội 3, hôm qua nói động thái trên diễn ra trong “bối cảnh có sự bất định và lo lắng trong khu vực”, ám chỉ cách ứng xử của Trung Quốc.

Đô đốc Swift cho rằng hải quân Mỹ nên sử dụng “sức mạnh tổng hợp” của 140.000 thủy thủ, hơn 200 tàu và 1.200 phi cơ cấu thành Hạm đội Thái Bình Dương.

Hạm đội 3 có hơn 100 tàu, bao gồm 4 tàu sân bay. Trong khi đó, Hạm đội 7, đang đóng quân tại Nhật Bản, có một nhóm tàu sân bay tấn công, 80 tàu khác và 140 phi cơ.

Greg Poling, giám đốc Sáng kiến Minh bạch Hàng hải châu Á, Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS), nhận định điều thêm tàu Hạm đội 3 nằm trong kế hoạch của Tổng thống Barack Obama nhằm chuyển 60% sức mạnh hải quân Mỹ đến châu Á, tái cân bằng nguồn lực trong khu vực để đối phó với việc Trung Quốc trỗi dậy.

Trung Quốc tuyên bố chủ quyền với gần như toàn bộ diện tích Biển Đông, chồng lấn lên vùng biển các nước láng giềng như Việt Nam, Philippines. Trung Quốc tỏ thái độ tức giận khi Mỹ điều tàu tuần tra sát những đảo nhân tạo Bắc Kinh xây phi pháp ở Biển Đông, gọi đây là hành động khiêu khích. Mỹ cho biết hoạt động tuần tra nhằm bảo vệ tự do đi lại.

Video đang HOT

Giới chức Trung Quốc cáo buộc Mỹ là bên gây ra căng thẳng trong khu vực. Liu Xiaoming, đại sứ Trung Quốc tại Anh, tuần trước nói Biển Đông vẫn bình lặng, hòa bình trước khi xuất hiện cái gọi là “tái cân bằng khu vực châu Á – Thái Bình Dương” của Mỹ.

Như Tâm

Theo VNE

Bóng ma vũ khí hạt nhân ở Đông Á

Mỹ từng nhiều lần ra sức ngăn cản ý định sở hữu vũ khí hạt nhân của các đồng minh ở châu Á - Thái Bình Dương.

Bóng ma vũ khí hạt nhân ở Đông Á - Hình 1

Nhà máy tái chế nhiên liệu hạt nhân Rokkasho, nơi Nhật trữ nhiều plutonium. THE JAPAN TIMES

Trong cuộc điều trần tại Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Mỹ ngày 12.5, cựu Ngoại trưởng James Baker cảnh báo rằng những ý tưởng chính sách ngoại giao của ứng viên tổng thống Donald Trump sẽ khiến thế giới lâm vào tình trạng bất ổn hơn, theo Reuters.

Trong chiến dịch tranh cử, ông Trump từng tuyên bố nếu làm tổng thống, ông sẽ giảm quy mô cam kết bảo vệ an ninh cho các đồng minh Hàn Quốc và Nhật Bản để bớt gánh nặng tài chính và vì "không thể đi lo cho người khác mãi được". Bù lại, ông sẽ mở đường cho 2 nước này sở hữu vũ khí hạt nhân để tự vệ.

Phát biểu của ông Trump gây ngỡ ngàng cho giới chức quân sự và các nhà hoạch định chính sách an ninh ở Mỹ và các quốc gia đồng minh. Nhà Trắng, Seoul lẫn Tokyo đồng loạt lên tiếng chỉ trích dữ dội và khẳng định có thêm bất kỳ quốc gia nào sở hữu vũ khí hạt nhân sẽ đẩy khu vực chìm sâu hơn vào vòng xoáy căng thẳng.

Tuy nhiên, trong bối cảnh CHDCND Triều Tiên quyết tâm theo đuổi vũ khí hạt nhân trong khi Trung Quốc, một quốc gia sở hữu vũ khí hủy diệt, ngày càng có nhiều hành động gây quan ngại, giới chuyên gia cảnh báo viễn cảnh xuất hiện thêm "tay chơi hạt nhân" ở Đông Á không phải là chuyện không tưởng.

Tờ The Wall Street Journal dẫn lời chuyên gia Henry Sokolski tại Trung tâm giáo dục chính sách phi hạt nhân hóa (Mỹ) hồi tuần trước dự đoán Nhật Bản và Hàn Quốc "có thể sớm phát triển vũ khí hạt nhân". Tương tự, chuyên gia Mark Fitzpatrick thuộc Viện Nghiên cứu chiến lược quốc tế (IISS, Anh) cho rằng Nhật và Hàn Quốc là những ứng viên có khả năng nhất ở Đông Á tự phát triển vũ khí hạt nhân. Theo ông, 2 nước này có chương trình hạt nhân dân sự rất phát triển đồng thời sở hữu nhiều công nghệ lưỡng dụng có thể quân sự hóa để chế tạo vũ khí.

Trong quá khứ và cả hiện tại, ý tưởng về vũ khí hạt nhân vẫn tiềm tàng trong một bộ phận dư luận tại Nhật và Hàn Quốc.

Bóng ma vũ khí hạt nhân ở Đông Á - Hình 2

Đài tưởng niệm n.ạn n.hân bom nguyên tử ở Công viên hoà bình tại Hiroshima, Nhật Bản. REUTERS

5.000 quả bom

Đến nay, Nhật Bản là quốc gia duy nhất trên thế giới phải hứng chịu hậu quả thảm khốc của bom nguyên tử. Suốt mấy chục năm qua, các đời chính quyền và công chúng Nhật luôn khẳng định không chấp nhận vũ khí hạt nhân hiện diện trên lãnh thổ nước này. Tuy nhiên, giới quan sát nhận định điều này vẫn có khả năng xảy ra.

Trước và trong Thế chiến 2, đế quốc Nhật đã nghiên cứu vũ khí hạt nhân trong phòng thí nghiệm nhưng nỗ lực này đã chấm dứt cùng sự kết thúc của chiến tranh. Đến thập niên 1960, chính quyền của Thủ tướng Eisaku Sato bắt đầu bí mật tìm cách khôi phục lại chương trình vũ khí hủy diệt trong bối cảnh cả Trung Quốc và Liên Xô đều đẩy mạnh phát triển hạt nhân, theo chuyên trang Global Security.

Tháng 12.1964, hơn 2 tháng sau khi Trung Quốc lần đầu tiên thử nghiệm thành công bom nguyên tử, Thủ tướng Sato tuyên bố với Đại sứ Mỹ Edwin Reischauer rằng Nhật có thể phát triển vũ khí hạt nhân. Dĩ nhiên Mỹ không thể ngồi yên vì nếu Nhật sở hữu vũ khí hạt nhân sẽ làm thay đổi cân bằng chiến lược trong khu vực, Trung Quốc, Liên Xô lẫn CHDCND Triều Tiên chắc chắn sẽ có hành động và Chiến tranh lạnh sẽ có nguy cơ bùng phát thành chiến tranh thật sự. Washington một mặt gây sức ép mạnh, mặt khác cam kết sẽ bảo vệ an ninh toàn diện cho Tokyo. Thế là Thủ tướng Sato phải nhượng bộ.

Năm 1967, ông lần đầu tiên trình bày trước thế giới Nguyên tắc 3 không của Nhật: không sở hữu, không chế tạo và không cho phép đưa vũ khí hạt nhân đến Nhật, đồng thời nước này chính thức trở thành thành viên của Hiệp ước Không phổ biến hạt nhân. Tuy nhiên, tháng 2.1968, Thủ tướng Sato vẫn nói rõ Nhật sẽ tuân thủ Nguyên tắc 3 không trong điều kiện an ninh quốc gia được bảo đảm. Nếu cam kết an ninh của Mỹ bị hủy bỏ hoặc không còn đáng tin cậy thì Nhật "không còn lựa chọn nào khác là phải theo đuổi vũ khí hạt nhân".

Tinh thần này vẫn được duy trì cho đến ngày nay và nhận được sự ủng hộ của các quan chức, học giả doanh nhân và các tổ chức theo chủ nghĩa dân tộc. Năm 2002, Chánh văn phòng nội các Yasuo Fukuda, người sau này trở thành thủ tướng giai đoạn 2007 - 2008 từng nói "tình hình thế giới, hoàn cảnh và ý kiến của dư luận có thể đòi hỏi Nhật sở hữu vũ khí hạt nhân". Hồi tháng 4.2016, theo tờ Asahi Shimbun, chính quyền Thủ tướng Shinzo Abe vừa bác bỏ các tuyên bố của tỉ phú Donald Trump, vừa nhắc lại rằng Hiến pháp Nhật Bản không cấm sở hữu hay sử dụng vũ khí hạt nhân với số lượng hạn chế và mang tính vũ khí chiến thuật chứ không phải chiến lược.

Hiện nay, các chuyên gia quân sự và hạt nhân xếp Nhật vào dạng "quốc gia vũ khí hạt nhân dự khuyết" tức là nếu muốn, nước này có thể chế tạo vũ khí bất cứ lúc nào. Nhật sở hữu đầy đủ công nghệ tiên tiến về tên lửa và hiện có 44 tấn plutonium được cất giữ trong và ngoài nước, đủ để chế tạo 5.000 quả bom hạt nhân trong vòng một năm, theo tờ The Washington Times. Dù không công khai nhưng theo giới chuyên gia, chính sách của Tokyo hiện nay là duy trì tình trạng dự khuyết này để vừa có thể bảo đảm quan hệ đồng minh quân sự với Mỹ, vừa có đủ "đồ chơi" sẵn sàng làm đối trọng xứng tầm với Nga và Trung Quốc.

Khả năng của Hàn Quốc

Tương tự, Hàn Quốc cũng được xem là thành viên dự khuyết trong "câu lạc bộ vũ khí hạt nhân". Chuyên gia Mark Fitzpatrick gọi nước này là "thế lực hạt nhân tiềm tàng" và đủ khả năng phát triển vũ khí trong vòng 2 năm.

Theo Viện Nghiên cứu an ninh và bền vững Nautilus (Mỹ), từ năm 1974 Tổng thống Park Chung-hee đã bật đèn xanh cho chương trình phát triển công nghệ vũ khí hạt nhân từ năm 1974. Tuy nhiên, đến tháng 12.1976, ông Park ngưng chương trình này do sức ép của Mỹ và nhờ Washington có nhiều động thái chứng tỏ cam kết bảo vệ an ninh cho Hàn Quốc trước những hành động "gây hấn" của Triều Tiên trong năm 1975 và 1976.

Dù vậy, trong bối cảnh căng thẳng liên tục dâng cao sau các vụ thử hạt nhân và tên lửa của miền Bắc, tại Hàn Quốc hiện nay đã xuất hiện luồng dư luận đòi hỏi phải sở hữu năng lực vũ khí hạt nhân. Tờ The Washington Times dẫn lời nghị sĩ Won Yoo-chul thuộc đảng cầm quyền Saenuri và là thủ lĩnh phe đa số trong quốc hội yêu cầu chính phủ phát triển "chương trình vũ khí hạt nhân mang tính hòa bình" để làm hàng rào quân sự ứng phó các nguy cơ. Theo ông, Hàn Quốc không thể mãi dựa vào Mỹ về an ninh và "không thể mỗi khi trời mưa lại phải chạy đi mượn dù mà chúng ta phải tự mặc áo mưa".

Tổng thống Park Geun-hye đến nay vẫn khẳng định chính quyền Seoul "duy trì chính sách không suy suyển về ủng hộ phi hạt nhân hóa". Tuy nhiên, tờ Chosun Ilbo, một trong ba nhật báo lớn nhất Hàn Quốc, đăng bài xã luận cho rằng nước này không thể ngồi yên nữa trong bối cảnh Mỹ và Trung Quốc tỏ ra "không thể kiềm chế Triều Tiên". Sự phản ứng bị cho là yếu ớt và không kịp thời của Mỹ tại Trung Đông và châu Âu cộng thêm các hành động gây quan ngại của Trung Quốc và Triều Tiên ở châu Á - Thái Bình Dương càng khiến nhiều người Hàn Quốc ủng hộ vũ khí hạt nhân. "Dựa trên những gì đã xảy ra ở Syria và Ukraine thì có thể thấy Washington chỉ phản ứng sau khi Seoul đã bị san thành bình địa", Chosun Ilbo viết.

Cũng như Nhật Bản, Hàn Quốc có đủ khả năng để nhanh chóng phát triển vũ khí hạt nhân nếu muốn. Theo tờ SF Gate, vào năm 2000, các nhà khoa học tại Viện Nghiên cứu năng lượng hạt nhân Hàn Quốc đã làm giàu uranium tới 77%, xấp xỉ ngưỡng cấp độ vũ khí và đến 4 năm sau, cuộc thí nghiệm này mới được báo cáo cho Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA). Tuy tỷ lệ 77% không phải là quá cao nhưng kết quả này chứng tỏ Seoul đủ sức chế tạo nhiên liệu cho vũ khí hạt nhân.

Mặt khác, Hàn Quốc tuy không sở hữu tên lửa liên lục địa nhưng có trong tay dòng tên lửa đạn đạo Hyunmoo tầm b.ắn từ 180 - 1.500 km. Trong đó, tên lửa Hyunmoo-3 có thiết kế và phương thức hoạt động rất giống hỏa tiễn Tomahawk của Mỹ, vốn có thể gắn được đầu đạn hạt nhân. Về lý thuyết, Hàn Quốc có thể thay thế đầu đạn thông thường nặng 500 kg của Hyunmoo-3 bằng một đầu đạn hạt nhân nhỏ hơn.

Văn Khoa

Theo Thanhnien

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Bầu cử Mỹ 2024: Bà Harris nới rộng khoảng cách so với ông Trump
18:21:46 25/09/2024
Đức tổ chức họp khẩn để hỗ trợ ngành ô tô
13:34:39 24/09/2024
Tướng Nga nói Ukraine "thất bại", mất hơn 50% vũ khí ở Kursk
20:30:06 23/09/2024
Căng thẳng Hezbollah - Israel: G7 cảnh báo nguy cơ xung đột lan rộng ở Trung Đông
20:40:14 24/09/2024
Căng thẳng Hezbollah - Israel: Pháp yêu cầu HĐBA LHQ họp khẩn
15:22:13 24/09/2024
Tổng thống Zelensky nhận định Ukraine đang tiến gần đến hồi kết xung đột với Nga
19:23:37 24/09/2024
Hàn Quốc, Nhật Bản đối phó ngập lụt nghiêm trọng
07:40:21 24/09/2024
Nga: Châu Âu cần một cấu trúc an ninh mới
08:00:32 24/09/2024

Tin đang nóng

Duy Mạnh yêu cầu 1 người trả lại ban tổ chức 100 triệu: "Đã ủng hộ bà con bão lũ thì chơi cho đẹp!"
14:07:16 25/09/2024
B.é t.rai ở Ninh Bình kể lại lý do 3 anh em mất tích nhiều ngày mà không ai phát hiện
14:07:58 25/09/2024
Lý Liên Anh sở hữu tuyệt kỹ, phẩm chất gì khiến Từ Hi Thái Hậu sủng ái không rời
14:14:51 25/09/2024
Chủ tịch Tân Hoàng Minh Đỗ Anh Dũng được giảm 12 tháng tù
15:20:01 25/09/2024
Thiện Nhân bị gọi điện đe dọa, 'xanh chín' với CĐM, 15 phút nói lý do bỏ nhà đi
13:49:50 25/09/2024
Drama không ngừng: Lý Nhã Kỳ gọi thẳng tên thêm 1 nữ ca sĩ Vbiz "đâm chọt sau lưng"
15:00:31 25/09/2024
Vì sao 'Anh trai vượt ngàn chông gai' ngày càng giảm nhiệt?
17:22:21 25/09/2024
NS cải lương Hoa Mỹ Hạnh ngã ở toilet, nằm liệt 1 chỗ, không có t.iền điều trị
14:48:05 25/09/2024

Tin mới nhất

Ukraine phản ứng khi Tổng thống Séc đề nghị 'đổi lãnh thổ lấy hòa bình'

19:41:13 25/09/2024
Bộ này cũng khẳng định những giải pháp nửa vời sẽ không mang lại hòa bình thực sự, mà chỉ làm kéo dài cuộc chiến và gây thêm tổn thất về sinh mạng, tự do và các giá trị chung .

Biến đổi khí hậu - Thủ phạm làm gia tăng nguy cơ lũ lụt ở Trung Âu

19:37:16 25/09/2024
Cho đến khi dầu mỏ, khí đốt và than đá được thay thế bằng năng lượng tái tạo, những cơn bão như Boris dự báo sẽ gây ra lượng mưa lớn hơn, dẫn đến lũ lụt có nguy cơ làm tê liệt nền kinh tế .

Yemen: Chiến dịch tấn công của Mỹ và Anh không hiệu quả đối với lực lượng Houthi

19:02:14 25/09/2024
Nhằm đáp trả Houthi và bảo vệ các tuyến hàng hải thương mại ở vùng biển này, Mỹ và Anh đã phát động Chiến dịch Bảo vệ Thinh vượng hồi cuối năm ngoái.

Ecuador: Nguy cơ cháy rừng nghiêm trọng tại thủ đô Quito

18:59:18 25/09/2024
Cùng ngày, chính quyền thành phố Quito cho biết đã sơ tán ít nhất 14 gia đình đề phòng lửa lan rộng. Trong khi đó, Sở Giáo dục quyết định cho học sinh tại khu vực đô thị Quito nghỉ học.

Mỹ đối mặt cuộc đình công lớn tại các cảng biển

18:57:15 25/09/2024
Một số doanh nghiệp đã bắt đầu chuyển hướng hàng hóa sang các cảng bờ Tây. Nếu nhiều doanh nghiệp cùng làm như vậy thì sẽ kéo theo sự chậm trễ trong vận chuyển, điều dẫn đến tăng đột biến chi phí vận chuyển.

WHO cảnh báo hậu quả của thanh thiếu niên 'nghiện' mạng xã hội

18:55:25 25/09/2024
Theo WHO khu vực châu Âu, cụm từ "có vấn đề" được WHO sử dụng khi những người trẻ t.uổi có "các triệu chứng giống như nghiện". WHO cảnh báo hơn 10% số thanh thiếu niên có "nguy cơ chơi trò chơi điện tử có vấn đề".

Nhật Bản đối mặt tình trạng thiếu hụt gạo nghiêm trọng

18:53:28 25/09/2024
Ông Tjakra lưu ý mặc dù lượng gạo tiêu thụ của khách du lịch tăng hơn gấp đôi, nhưng vẫn tương đối nhỏ so với mức tiêu thụ gạo nội địa hàng năm của Nhật Bản với hơn 7 triệu tấn.

Công ty dịch vụ tài chính Visa bị kiện tại Mỹ liên quan đến vấn đề độc quyền

18:25:26 25/09/2024
Vụ kiện tập trung vào hoạt động kinh doanh thẻ ghi nợ của Visa, cho phép người dùng chi tiêu từ tài khoản thanh toán của họ, không giống như thẻ tín dụng cho phép mua hàng bằng t.iền vay và trả sau.

Tuần lễ cấp cao ĐHĐ LHQ khóa 79: Thổ Nhĩ Kỳ muốn khôi phục thỏa thuận ngũ cốc

18:23:23 25/09/2024
Trước đó, hãng tin TASS dẫn lời một quan chức Mỹ xác nhận nước này sẽ đưa bom chùm vào gói viện trợ quân sự mới, trị giá 375 triệu USD cho Kiev. Động thái trên có thể được công bố trong tuần này.

Bang Florida (Mỹ) ban bố tình trạng khẩn cấp ứng phó với bão Helene

18:12:07 25/09/2024
Các nhà khoa học cho rằng biến đổi khí hậu đang góp phần làm gia tăng sức mạnh và tần suất của các cơn bão. Nhiệt độ nước biển ấm lên là một trong những nhân tố khiến các cơn bão tăng cấp độ nhanh chóng.

Hong Kong (Trung Quốc) vượt Singapore trở thành trung tâm tài chính hàng đầu châu Á

17:40:16 25/09/2024
Người phát ngôn chính quyền Hong Kong cho biết báo cáo đã khẳng định rõ ràng vị thế trung tâm tài chính hàng đầu toàn cầu của Hong Kong.

Vườn thú EU trả lại gấu trúc Trung Quốc vì 'nợ nần'

17:38:00 25/09/2024
Vườn thú nêu một số lý do cho quyết định này, bao gồm các khoản nợ ngày càng tăng do đại dịch COVID-19, tình trạng ít khách du lịch, lạm phát tăng cao và lãi suất tăng trong bối cảnh xung đột Ukraine đang diễn ra.

Có thể bạn quan tâm

TikToker "gây bão" vì uống nước muối đặc mỗi ngày để chữa bệnh và khẳng định người suy thận, cao huyết áp nên thử

Netizen

19:40:40 25/09/2024
Gần đây, một tài khoản TikTok có tên viết tắt B.S.T thu hút sự chú ý khi liên tục đăng tải các video ca ngợi lợi ích của việc uống nước muối mỗi ngày.

'Đi giữa trời rực rỡ' tập 41: Vì sao Chải phải đi bắt ghen?

Phim việt

19:36:58 25/09/2024
Chải chở một người phụ nữ là khách hàng vừa bắt cuốc xe ôm của Chải. Người phụ nữ này năn nỉ Chải đuổi theo chiếc xe ô tô đang đi phía trước và tạt ngang đầu xe để bắt ghen chồng.

Tham quan căn studio 15m2, giá thuê 28 triệu đồng/tháng của cô gái Việt ở nơi giá nhà "đắt nhất hành tinh"

Sáng tạo

19:32:18 25/09/2024
Hồng Kông (Trung Quốc) nhỏ bé về diện tích nhưng sự tăng trưởng mạnh mẽ về dân số đã khiến mật độ tại nơi đây nhanh chóng trở nên dày đặc, mật độ dân số đang rơi vào khoảng 6.600 người trên mỗi kilomet vuông

Mourinho gây thất vọng

Sao thể thao

19:29:42 25/09/2024
Sau thất bại cay đắng ở trận derby Thổ Nhĩ Kỳ với Galatasaray, Jose Mourinho tiếp tục nhận tin xấu khi bị Liên đoàn bóng đá Thổ Nhĩ Kỳ xử phạt.

Prang Kannarun: Ngọc nữ Tbiz đi lên bằng thực lực, bé ba khiến Jespipat bỏ Vill?

Sao châu á

19:27:16 25/09/2024
Prang Kannarun được biết đến là ngọc nữ của màn ảnh Thái, nổi tiếng qua các vai diễn ấn tượng trong loạt phim ăn khách . Cô từng vướng tin đồn là bé ba chen vào mối quan hệ của Vill và Jes.

Chị Đẹp là "búp bê màn ảnh" có màn solo khiến khán giả phải thốt lên: "Khuôn mặt thiên thần nhưng giọng hát ác quỷ"

Nhạc quốc tế

19:22:54 25/09/2024
Dù ngoại hình đẹp như tiên nữ nhưng giọng hát chênh phô, lệch tông đã khiến hình tượng Trương Dư Hi sụp đổ trong mắt khán giả.

Giải mã kiểu váy bí ngô độc đáo được Hoa hậu Thùy Tiên yêu thích

Phong cách sao

18:05:59 25/09/2024
Dáng váy bồng xòe to như quả bí ngô được dàn mỹ nhân Việt ưa chuộng. Thiết kế này giúp phái đẹp tăng vẻ trẻ trung, nữ tính.

Phát hiện "hòn ngọc ẩn" của biển miền Bắc cách Hà Nội 200km, chuyên trang nước ngoài hết lời khen ngợi

Du lịch

18:05:19 25/09/2024
Với vẻ đẹp hoang sơ, cảnh vật tự nhiên, hùng vĩ, hòn đảo trong những năm gần đây đã trở thành điểm đến được đông đảo du khách yêu thích.

HOT: Nàng hậu Vbiz sắp cưới, chú rể không phải người bị "ném đá" bấy lâu nay!

Sao việt

17:51:03 25/09/2024
Sau khi phải tạm gác ước mơ chinh chiến quốc tế, đã đến lúc cô T quyết định viết một ước mơ khác, chính là ước mơ về một mái ấm.

Iran sẵn sàng hợp tác với các cường quốc thế giới để giải quyết bế tắc hạt nhân

17:25:21 25/09/2024
Ông Pezeshkian bày tỏ: "Chúng tôi sẵn sàng hợp tác với những bên tham gia thỏa thuận hạt nhân năm 2015. Nếu các cam kết của thỏa thuận được thực hiện đầy đủ và thiện chí, sau đó có thể đối thoại về các vấn đề khác".

Hôm nay nấu gì: Bữa tối 3 món ngon miệng, đủ chất

Ẩm thực

16:55:37 25/09/2024
Bữa tối 3 món ngon miệng, đủ chất. Một bữa tối không cầu kỳ nhưng giàu dinh dưỡng lại ngon miệng như thế này ai cũng thích.