Mỹ điều tàu ngầm tấn công hạt nhân uy lực nhất tới Hàn Quốc
Trong bối cảnh căng thẳng trên báo đảo Triều Tiên có chiều hướng gia tăng, Mỹ đã điều tàu ngầm tấn công hạt nhân USS Mississippi cập cảng Busan, Hàn Quốc
Theo Sputnik, tàu ngầm hạt nhân USS Mississippi đã đến Hàn Quốc hôm 13/6 trong một hoạt động “định kỳ”.
“Chuyến thăm đến Busan là một cơ hội tuyệt vời. Chuyến thăm tạo điều kiện cho thủy thủ đoàn có cơ hội trải nghiệm nền văn hoá, di sản và lịch sử của Hàn Quốc”, chỉ huy Eric Rozek phát biểu trong một tuyên bố của hải quân Mỹ.
Tàu ngầm tấn công hạt nhân USS Mississippi hiện diện tại căn cứ quân sự Mỹ ở Trân Châu Cảng năm 2014.
“Chuyến thăm có tầm quan trọng cốt yếu trong việc tăng cường và mở rộng quan hệ song phương Mỹ – Hàn cũng như mở rộng các mối quan hệ chặt chẽ hiện nay giữa lực lượng hải quân của hai nước”.
Tàu ngầm hạt nhân USS Mississippi thuộc hạm đội 7 hải quân Mỹ đến Hàn Quốc với 141 thủy thủ đoàn.
USS Mississippi là tàu ngầm thứ 9 lớp Virginia, là tàu ngầm mạnh nhất trong lịch sử chế tạo tàu ngầm hạt nhân tấn công của Mỹ.
Thông cáo của hải quân Mỹ mô tả USS Mississsippi “là một trong những tầu hoạt động yên tĩnh và được trang bị công nghệ hiện đại nhất trên thế giới”, nhấn mạnh khả năng thực hiện nhiệm vụ của Mỹ và đồng minh trong sứ mệnh chống ngầm, chống mặt nước, tấn công, các hoạt động tác chiến hải quân đặc biệt có sự tham gia của lực lượng biệt kích.
Video đang HOT
Tàu ngầm hạt nhân tấn công này có thể mang theo 40 tên lửa hành trình đối đất Tomahawk cũng như có khả năng chống tàu mặt nước và chống tàu ngầm với các ngư lôi Mark 48. Ngoài ra tàu ngầm được biên chế thêm các lực lượng biệt kích hoạt động cho các nhiệm vụ trên bờ.
Với hệ thống hỏa lực này, USS Mississippi có thể đánh chìm mục tiêu là các tàu ngầm và tàu nổi từ khoảng cách hơn 32km hoặc thực hiện tiêu diệt các mục tiêu trên đất liền với tên lửa hành trình từ khoảng cách hàng ngàn km.
Trong khi hải quân Mỹ luôn khẳng định hoạt động này là “thường kỳ”, rất khó để phủ nhận thời điểm Mỹ điều tàu ngầm hạt nhân đến Hàn Quốc.
Hồi tháng 3, Mỹ đã tiến hành tập trận quân sự quy mô lớn với Hàn Quốc, có sự tham gia của 317.000 binh sĩ. Cuộc tập trận bắn đạn thật diễn ra cùng với tàu chiến và máy bay.
Động thái này diễn ra sau những đợt thử hạt nhân gần đây của Triều Tiên. Hồi tháng 1, Bình Nhưỡng tuyên bố thử thành công bom nhiệt hạch. Một tháng sau đó, Triều Tiên phóng vệ tinh vào quỹ đạo trong Liên Hợp Quốc lên tiếng quan ngại bởi đây có thể là hoạt động bí mật thử nghiệm công nghệ phóng tên lửa đạn đạo.
Mỹ cũng triển khai phi đội máy bay tàng hình F-22 đến bán đảo Triều Tiên trong những tháng qua, cùng với hệ thống tên lửa Patriot.
Đăng Nguyễn
Theo_Người Đưa Tin
Uy lực pháo AK-176M trên cặp tàu Gepard mới của Việt Nam
Nga vừa công khai hình ảnh hệ thống vũ khí trên cặp tàu Gepard mới của Việt Nam, trong đó có pháo hạm AK176M.
Theo những hình ảnh được công bố về AK-176M cho thấy, đây cũng chính là mẫu pháo thế hệ mới vừa được trang bị trên cặp tàu Molniya thứ 2 Việt Nam tự đóng trong nước.
So với pháo AK-176M thế hệ trước thì mẫu pháo này đã được nâng cấp hệ thống quang tuyến cũng như tính tự động hóa cao hơn rất nhiều, giúp tăng khả năng bắn chính xác cũng như bảo vệ an toàn cho người vận hành.
Cận cảnh pháo hạm AK-176M trên cặp tàu Gepard mới của Việt Nam.
AK-176 là loại pháo hạm tự động thế hệ mới, được thiết kế bởi Viện nghiên cứu khoa học Burevestnik (Nizhny Novgorod) có khả năng tiêu diệt các mục tiêu trên không, mặt nước và các mục tiêu ven biển, hỗ trợ hỏa lực cho các đơn vị bộ binh trên đất liền một cách hiệu quả.
Pháo AK-176 được phát triển để trang bị cho các tàu chiến nhỏ có lượng giãn nước khoảng 300 tấn, đã được chuyển giao vào cuối những năm 1960. Hiện nay, AK-176 được trang bị cho nhiều loại chiến hạm khác nhau cả trong nội địa nước Nga lẫn xuất khẩu cho các đối tác nước ngoài.
AK-176 được bao bọc bởi 1 tháp kín bảo vệ bên ngoài, pháo hoạt động tự động hoàn toàn, được điều khiển bởi radar hỏa lực MR-123-02/76. Tuy nhiên ngay cả khi thiếu radar AK-176 vẫn có thể bắn tốt nhờ hệ thống kính ngắm quang học bên trong tháp pháo. Trong trường hợp nguồn điện bị hỏng, AK-176 vẫn có khả năng khai hỏa thủ công.
Cuối thập niên 1980, biến thể nâng cấp AK-176M ra đời, được trang bị hệ thống điều khiển hỏa lực mới đi kèm một thiết bị ngắm vô tuyến và thiết bị đo xa laser.
Trong giai đoạn 2003 - 2007, Viện nghiên cứu Burevestnik đã cùng với Nhà máy chế tạo máy Nizhny Novgorod cho ra đời biến thể nâng cấp mới nhất của pháo hạm AK-176 mang tên AK-176M1 với trọng lượng nhẹ và hiệu quả chiến đấu cao hơn.
Pháo hạm AK-176 đã được đưa vào phục vụ từ năm 1979, nhưng cho đến nay nó vẫn là một trong những loại vũ khí hải quân được sử dụng phổ biến nhất thế giới với độ bền và độ tin cậy cao.
Về đặc điểm, tính năng kỹ thuật, pháo có trọng lượng 16,8 tấn, chiều cao 2,6 mét, sử dụng đạn AK-726 cỡ 76,2mm có sơ tốc đầu nòng 980 m/s và tốc độ bắn tối đa 120 phát/phút với 152 viên đạn sẵn sàng khai hỏa. AK-176 có tầm bắn tối đa là 15,5 km và tầm bắn hiệu quả là 10 km.
Ở Việt Nam, pháo hạm AK-176 được trang bị phổ biến trên các tàu tên lửa cao tốc Molniya (cả hai biến thể 1241RE và 1241.8), tàu tuần tra lớp Svetlyak, tàu pháo TT-400TP, tàu hộ vệ tên lửa Gepard 3.9 và tàu tên lửa BPS-500.
Một số hình ảnh về pháo AK-176M trên cặp tàu Gepard thứ 2 của Việt Nam
Mỹ Đức
Theo_Báo Đất Việt
Nga cảnh báo đáp trả sau khi Mỹ điều tàu khu trục đến Biển Đen Tàu chiến Mỹ tiến vào Biển Đen sẽ phải đối mặt với "biện pháp đáp trả" từ phía Moscow, quan chức ngoại giao hàng đầu của Nga cảnh báo. Theo RT, tàu khu trục USS Porter (DDG-78) trang bị tên lửa hành trình tấn công và Hệ thống Phòng thủ Tên lửa Đạn đạo Aegis đã tiến vào Biển Đen hồi tuần này....