Mỹ điều hơn 120 xe bọc thép cùng NATO thị uy gần Nga
Chính phủ Latvia ngày 9/3 xác nhận hơn 120 đơn vị xe bọc thép, bao gồm nhiều xe tăng, đã được quân đội Mỹ đưa tới nước này, trong đó có các xe tăng chiến trường M1A2 Abrams và xe bọc thép M2A3 Bradley, trong một cuộc thị uy của NATO tại vùng Baltic.
Nhiều xe tăng Mỹ đang hiện diện tại Latvia (Ảnh: Baltic News)
Theo kênh RT của Nga, động thái này của quân đội Mỹ đã được Bộ trưởng quốc phòng Latvia Raymond Vejonis hoan nghênh.
“Sự hiện diện của các đồng minh tại Latvia là xác nhận cho sự đoàn kết và an ninh trong khu vực”, Vejonis khẳng định trên tài khoản Twitter.
Các xe tăng được chuyển tới Latvia thông qua cảng Riga Freeport, sau khi được chuyển xuống từ tàu đổ bộ Liberty Promise hôm thứ Hai. Tướng Mỹ John O’Conner, người chứng kiến các xe tăng lăn bánh trên đất Latvia khẳng định: “Tự do phải được giành lấy, tự do phải được bảo vệ”.
Ông cũng cho biết đợt điều động này “cho thấy quyết tâm trước Tổng thống Putin và nước Nga rằng chúng ta có thể đến cùng nhau”. Vị tướng này cũng cho biết lực lượng sẽ ở lại “lâu đến chừng nào còn cần thiết để răn đe sự hiếu chiến của Nga”.
Video đang HOT
Hiện tại có hơn 150 binh sỹ Mỹ đang đồn trú tại Latvia.
Ngày 6/3, các lực lượng của NATO đã thực hiện các cuộc diễn tập chung với các lực lượng của Latvia. Trong khuôn khổ chiến dịch Giải pháp Đại Tây Dương, các binh sỹ Canada và Mỹ cùng với binh sỹ Latvia đã tiến hành các bài huấn luyện trong điều kiện thời tiết mùa Đông. Các bài tập bao gồm nhận diện vị trí địch, cũng như đề nghị hỗ trợ hỏa lực gián tiếp.
Các bài tập tương tự cũng đã diễn ra tại Ba Lan, với các cuộc diễn tập bắn đạn thật, và sư đoàn cơ giới số 12 của Ba Lan cũng đã tham gia.
Việc triển khai “tạm thời” binh sỹ Mỹ tại Ba Lan và vùng Baltic đã được gia hạn sang năm 2015, và được người phát ngôn đại sứ quán Mỹ tại Ba Lan xác nhận.
Mỹ hiện đang muốn mở rộng hoạt động từ khu vực biển Baltic tới Biển Đen. Romania và Bulgaria đã gia nhập để tạo ra một hành lang “phía Nam”, trong khi Hungary, Cộng hòa Séc và Gruzia cũng đồng ý sẽ tham gia, thông tin từ quân đội Mỹ cho biết.
Phản ứng trước các động thái trên, thứ trưởng quốc phòng Nga Anatoly Antonov cho biết lực lượng Đồng minh đang phớt lờ các nguyên tắc ngoại giao, còn NATO thì lợi dụng tình hình Ukraine để tiến gần hơn tới biên giới Nga. Dù vậy, ông Antonov không cho rằng các cuộc tập trận là mối đe dọa với Nga.
“Thay vì đoàn kết các lực lượng để chiến đấu với những kẻ xấu xa, mà tồi tệ nhất là chủ nghĩa khủng bố, các quốc gia phương Tây đang tạo ra những sự chia rẽ mới, tìm cách hiện thực hóa kế hoạch kiềm chế của họ trước những quốc gia không được chào đón. Hôm nay, Nga đã bị chọn làm mục tiêu”, ông Antonov phát biểu hôm 5/3.
Thanh Tùng
Theo Dantri/ RT
Làm sao giải quyết mâu thuẫn Nga - Phương Tây?
Cuộc khủng hoảng Ukraina đã thổi bùng những mâu thuẫn giữa Nga và phương Tây, vốn bị dồn nén từ sau Chiến tranh Lạnh. Muốn giải quyết được vấn đề Ukraina, Nga và châu Âu phải phá vỡ được âm mưu bá chủ của Mỹ.
Ngày 23/2, Tổng thống Nga khẳng định sẽ không thể có chiến tranh với Ukraina
Đó là nhận xét của nhà chính trị học người Nga Sergei Karaganov. Theo ông, các sự kiện ở Ukraina chỉ đơn thuần là phần nổi, còn nguyên nhân thực sự nằm trong cuộc khủng hoảng quan hệ sâu sắc giữa Nga và phương Tây.
Phương Tây cho rằng họ đã chiến thắng trong cuộc Chiến tranh Lạnh. Trong suốt 25 năm qua, họ áp đặt một hệ thống an ninh bao vây nước Nga. Khi Nga bác bỏ và cho rằng tình hình sẽ trở nên tồi tệ vì phương Tây không quan tâm tới những điều làm Nga lo ngại, thì phương Tây tỏ vẻ họ không nghe thấy gì.
Do vậy theo chuyên gia Karaganov, để giảm bớt nguy cơ Nga và phương Tây lao vào vào một cuộc chiến tranh lạnh lần thứ hai hay thậm chí chiến tranh nóng, các bên cần bắt đầu tháo gỡ vấn đề bằng việc khởi động một cuộc đàm đạo nghiêm túc và thẳng thắn. 25 năm qua, nước Nga đã gần như không làm điều này, và phương Tây cứ mặc nhiên cho đó là quyền của người thắng cuộc.
Tiếp đến, các bên phải đưa ra thảo luận các phương án tháo gỡ thông qua một cuộc đối thoại chung, dựa trên việc nhận thức nguyên nhân những sai lầm của nhau sau những năm Chiến tranh Lạnh. Các giải pháp ở đây có thể là một hiệp ước an ninh tập thể mới cho toàn châu Âu hoặc một thỏa thuận về tiến tới tạo lập không gian kinh tế thống nhất. Không có sự tranh giành ảnh hưởng của nhau, mà trường hợp của Ukraina là một ví dụ.
Theo ông Karaganov, để phương Tây không còn xem thường Nga, thứ nhất, thời gian có một vai trò. Người ta bắt đầu nhận thấy những sai lầm. Cách đây hai hoặc ba tháng, không ai có thể hình dung việc Thủ tướng Đức Merkel và Tổng thống Pháp Holland sẽ tới Moskva để bàn về vấn đề Ukraina. Sự hiểu biết và nhìn nhận sâu sắc là một quá trình chậm chạp. Cần không ngừng giải thích, thuyết phục và chờ đợi cho đến lúc các đối tác của Nga hiểu rằng tình huống mà họ tạo ra là ngu xuẩn, nguy hiểm và không thể dung thứ.
Mặt khác, nước Nga không thể nhượng bộ ở Ukraina. Việc Nga chùn bước lập tức sẽ khiến những ai mong muốn sự đối đầu, hiểu như một biểu hiện yếu đuối và tín hiệu để họ tiếp tục lấn ép Nga.
Tuy nhiên, chuyên gia Nga cho rằng, vấn đề mấu chốt là Mỹ không mong muốn tham gia cuộc đối thoại giải quyết các vấn đề của châu Âu. Dường như người Mỹ đã đặt cược vào sự leo thang tình hình, hòng gây chia rẽ và suy yếu châu Âu. Mặc dù người Mỹ nói họ muốn làm lay chuyển, thậm chí lật đổ chế độ ở Nga, nhưng thực tế cho thấy là Mỹ muốn làm suy yếu toàn bộ châu Âu, bao gồm cả Nga để duy trì vị thế bá chủ thế giới của mình.
Theo Nh.Thạch (tổng hợp)
PetroTimes
Xe bọc thép Mỹ xuất hiện gần biên giới Nga Các xe bọc thép của Mỹ hôm qua 24/2 đã có mặt tại thị trấn Narva của Estonia, cách biên giới Nga khoảng 300 m, tham gia diễu hành cùng nhiều phương tiện quân sự của nước chủ nhà và khối NATO. Bốn xe bọc thép Mỹ xuất hiện trong cuộc diễu binh tại Estonia gần biên giới Nga. (Ảnh: RT) Hãng tin...