Mỹ diễn tập tấn công mục tiêu mô phỏng căn cứ của Triều Tiên
Mỹ đăng ảnh cuộc diễn tập hoạt động tấn công vào các mục tiêu mô phỏng căn cứ quan trọng của Triều Tiên, trong bối cảnh căng thẳng tại khu vực đang leo thang dồn dập gần đây.
Hình ảnh từ tập trận “ Teak Knife” (Ảnh: Quân đội Mỹ).
Yonhap đưa tin, lực lượng quân đội Mỹ đồn trú ở Hàn Quốc ngày 24/9 thông báo về việc họ đã tiến hành cuộc diễn tập kịch bản tấn công vào các mục tiêu mô phỏng các cơ sở quan trọng của Triều Tiên.
Theo đó, cuộc tập trận mang tên “Teak Knife” đã diễn ra hôm 13/9 ở căn cứ Humphreys tại Pyeongtaek, cách Seoul 70 km về phía nam. Bộ chỉ huy đặc nhiệm Mỹ tại Hàn Quốc cho biết, hoạt động diễn tập mang lại cơ hội cho các đặc nhiệm không quân “thực hiện kỹ năng cho chiến dịch đặc biệt trên khắp Ấn Độ-Thái Bình Dương”.
Video đang HOT
Cuộc diễn tập năm nay gồm các nội dung nhảy dù đổ bộ, hoạt động hạ cánh chiến thuật của máy bay vận tải C-130J, và diễn tập đu dây đổ bộ từ 3 trực thăng MH-60 Seahawk”. Ngoài ra, nhiều đơn vị đồn trú và hải quân Mỹ cũng tham gia tập trận nhằm “tối đa hóa sự sẵn sàng của các đơn vị và cá nhân”.
Quân đội Mỹ thường tổ chức tập trận “Teak Knife” từ những năm 1990 cùng quân đội Hàn Quốc, nhưng việc Washington công khai hoạt động này được xem là khá bất thường. Hoạt động diễn tập này bao gồm các cuộc tấn công mô phỏng vào những mục tiêu giả định là cơ sở chủ chốt của Triều Tiên, ví dụ như các căn cứ tên lửa và cơ sở hạt nhân, theo Yonhap.
Lần gần đây nhất Mỹ công bố việc tổ chức tập trận “Teak Knife” là vào năm 2017. Từ năm 2018, các hoạt động nhằm hướng tới mục tiêu phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên đã được đẩy mạnh, tuy nhiên, các nỗ lực tới thời điểm này đã bị đình trệ.
Tập trận “Teak Knife” diễn ra trong bối cảnh căng thẳng ở khu vực bán đảo Triều Tiên đang leo thang trở lại, với các vụ thử tên lửa liên tiếp của Bình Nhưỡng và Seoul trong thời gian qua. Ngoài ra, Triều Tiên cũng bị nghi vấn đang khởi động lại lò phản ứng sản xuất plutonium và mở rộng các cơ sở làm giàu uranium tại khu phức hợp hạt nhân Yongbyon.
Hàn Quốc kêu gọi chấm dứt chiến tranh, em gái ông Kim Jong-un ra điều kiện
Em gái nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un lên tiếng về khả năng cải thiện quan hệ với nước láng giềng, sau khi Tổng thống Hàn Quốc đề xuất về việc chính thức chấm dứt chiến tranh.
Bà Kim Yo-jong, em gái ông Kim Jong-un (Ảnh: KCNA).
"Tuyên bố chấm dứt chiến tranh là một ý tưởng thú vị và đáng ngưỡng mộ... Nhưng cần phải xem liệu bây giờ có phải là thời điểm thích hợp và liệu đã có những điều kiện chín muồi để thảo luận về vấn đề này hay chưa", hãng thông tấn trung ương Triều Tiên (KCNA) dẫn lời bà Kim Yo-jong, em gái nhà lãnh đạo Kim Jong-un và hiện là Phó chủ nhiệm thứ nhất của Ủy ban Trung ương đảng Lao động Triều Tiên, cho biết hôm 24/9.
Trước đó, trong bài phát biểu trước Đại hội đồng Liên Hợp Quốc hôm 23/9, Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in nhắc lại lời kêu gọi chính thức chấm dứt chiến tranh Triều Tiên. Ông Moon đề xuất rằng Hàn Quốc, Triều Tiên cùng với Mỹ hoặc Trung Quốc sẽ đưa ra tuyên bố như vậy.
Về mặt kỹ thuật, Hàn Quốc và Triều Tiên vẫn đang trong tình trạng chiến tranh sau khi cuộc xung đột kéo dài từ năm 1950-1953 kết thúc bằng một lệnh ngừng bắn chứ không phải là một hiệp ước hòa bình.
"Hiện tại, các tiêu chuẩn kép, thành kiến và thù địch với Triều Tiên cũng như các phát ngôn và hành động chống lại chúng tôi vẫn tồn tại. Trong bối cảnh như vậy, không có ý nghĩa gì khi tuyên bố kết thúc chiến tranh mà tất cả những điều đó vẫn còn nguyên vẹn. Chúng có thể trở thành mầm mống cho một cuộc chiến giữa các bên vốn đã mâu thuẫn với nhau hơn nửa thế kỷ", bà Kim nhấn mạnh.
Bà Kim Yo-jong cho rằng cần tạo ra các điều kiện phù hợp trước khi tuyên bố kết thúc chiến tranh, chẳng hạn loại bỏ "chính sách thù địch và các tiêu chuẩn kép không công bằng" đối với Triều Tiên. Theo bà Kim, những điều kiện tiên quyết như vậy nên được đáp ứng, trước khi Hàn Quốc và Triều Tiên có thể ngồi đối mặt với nhau để có những cuộc thảo luận ý nghĩa về vấn đề này.
Em gái nhà lãnh đạo Kim Jong-un cũng cho biết, Triều Tiên sẵn sàng thảo luận về sự cải thiện trong quan hệ liên Triều, nhưng điều đó còn phụ thuộc vào việc liệu Hàn Quốc có ngừng áp dụng các tiêu chuẩn kép và chính sách thù địch đối với Triều Tiên hay không.
"Chúng tôi sẵn sàng giữ liên lạc chặt chẽ với Hàn Quốc một lần nữa và tiến hành thảo luận mang tính xây dựng về việc khôi phục và phát triển quan hệ song phương, nếu nước này thận trọng về phát ngôn trong tương lai và không có thái độ thù địch với chúng tôi", bà Kim Yo-jong nhấn mạnh.
Tuyên bố của bà Kim Yo-jong được đưa ra sau khi Thứ trưởng Ngoại giao Triều Tiên Ri Thae Song cho biết, "mặc dù việc chấm dứt chiến tranh đã được tuyên bố hàng trăm lần, nhưng sẽ không có gì thay đổi chừng nào tình hình chính trị xung quanh Triều Tiên và chính sách thù địch của Mỹ không thay đổi".
Quan hệ liên Triều đã nguội lạnh đáng kể sau khi Triều Tiên cho nổ tung văn phòng liên lạc ở thị trấn biên giới Kaesong và cắt đứt mọi đường dây liên lạc xuyên biên giới vào tháng 6 năm ngoái. Các đường dây liên lạc đã được nối lại trong khoảng thời gian ngắn vào cuối tháng 7, nhưng Triều Tiên không đáp lại các cuộc gọi thường xuyên của Hàn Quốc. Vào thời điểm đó, Bình Nhưỡng phản đối các cuộc tập trận quân sự chung của Mỹ và Hàn Quốc.
Cả Triều Tiên và Hàn Quốc đều phóng thử tên lửa đạn đạo vào tuần trước. Đây là những động thái mới nhất trong cuộc chạy đua vũ trang trên bán đảo Triều Tiên, khi cả hai nước láng giềng đều phát triển vũ khí ngày càng tinh vi trong bối cảnh nỗ lực đàm phán để xoa dịu căng thẳng không có kết quả.
Việt Nam yêu cầu Trung Quốc không tái diễn việc điều máy bay tới Trường Sa Ngày 23-9, Bộ Ngoại giao Việt Nam yêu cầu Trung Quốc chấm dứt ngay và không tái diễn các hoạt động vi phạm tương tự như việc Trung Quốc mới đây đưa máy bay vận tải cỡ lớn Y-20 tới đá Subi, Vành Khăn... thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Máy bay vận tải Y-20 của Trung Quốc - Ảnh: China...