Mỹ đề nghị Trung Quốc ngừng xây dựng cơ sở mới ở Biển Đông
Phó Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ đặc trách Đông Á và khu vực Thái Bình Dương Michael Fuchs hôm qua (12/7) đã lên tiếng kêu gọi các quốc gia có tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông ngừng mọi hoạt động làm thay đổi nguyên trạng ở khu vực này, để giảm thiểu nguy cơ bùng nổ xung đột tại đây.
Tàu Trung Quốc tập kết vật liệu xây dựng trái phép ở bãi Đá Gạc Ma, thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam
Đề nghị này được ông Fuchs đưa ra tại Hội thảo về Biển Đông lần thứ 4 do Trung tâm nghiên cứu chiến lược và quốc tế (CSIS) – cơ quan tư vấn chính sách đối ngoại hàng đầu của chính phủ Mỹ.
Phó Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ cũng bày tỏ mối quan ngại rất lớn đối với “tình trạng ngày càng mong manh dễ đổ vỡ” tại Biển Đông, trong bối cảnh Trung Quốc – quốc gia ngày càng có những đòi hỏi độc đoán và đối đầu với cả 4 quốc gia láng giềng Đông Nam Á trong các tranh chấp về chủ quyền đối với các đảo, cũng như các khu vực giàu tài nguyên thủy sản và khoáng sản ở Biển Đông.
Mặc dù không cho rằng chỉ có một bên phải chịu trách nhiệm về tình trạng căng thẳng hiện tại, nhưng ông Fuchs đã chỉ trích cách hành xử “đơn phương và khiêu khích” của Trung Quốc.
Quan chức Bộ Ngoại giao Mỹ đã đưa ra đề nghị các bên tranh chấp ngưng mọi hoạt động xây dựng mới, nhằm thực thi Tuyên bố chung về ứng xử của các bên ở Biển Đông (gọi tắt là DOC) giữa khối ASEAN và Trung Quốc, được thông qua năm 2002. Mỹ sẽ thúc đẩy đề nghị này tại cuộc họp các Ngoại trưởng ASEAN vào tháng tới tại Myanmar. Cụ thể, các bên tranh chấp cần ngừng mọi hoạt động xây dựng các các cơ sở mới, cũng như mở rộng các căn cứ đã có tại “các vị trí tiền tiêu” hiện tại ở khu vực này.
Theo ông Fuchs, việc ngưng xây dựng các cơ sở mới tại những vùng tranh chấp ở Biển Đông sẽ cho phép giảm căng thẳng và tạo điều kiện cho việc đàm phán nhằm thông qua Bộ quy tắc ứng xử tại Biển Đông (COC).
Trước đó, ngày 10/7, Thượng viện Mỹ thông qua nghị quyết S.Res 412 kêu gọi Trung Quốc và các quốc gia xung quanh Biển Đông không có “các hành động gây mất ổn định” và khẳng định cam kết của Hoa Kỳ trong việc bảo đảm tự do hàng hải tại châu Á-Thái Bình Dương.
Video đang HOT
Căng thẳng tranh chấp lãnh thổ âm ỉ ở khu vực Biển Đông đã tăng vọt kể từ đầu tháng 5, khi Trung Quốc ngang ngược hạ đặt trái phép giàn khoan dầu Hải Dương 981 ngay trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam.
Trong khoảng thời gian từ đầu năm 2014 đến nay, Trung Quốc cũng tập kết vật liệu biến đá thành đảo ở Tư Nghĩa cùng với Chữ Thập, Gạc Ma, Gaven (nhóm 6 bãi đá trong quần đảo Trường Sa của Việt Nam bị Trung Quốc dùng vũ lực xâm lược và chiếm đóng bất hợp pháp từ năm 1988 đến nay).
Vào giữa tháng 6, Bắc Kinh lại tiếp tục xây dựng trái phép một trường học trên đảo Phú Lâm, thuộc quần đảo Hoàng Sa (của Việt Nam, bị Trung Quốc dùng vũ lực chiếm đóng trái phép từ năm 1974) để tăng cường tuyên bố “chủ quyền” của họ với quần đảo này.
Các vụ việc này đã thôi thúc Philippines – một quốc gia khác cũng có tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông lên tiếng đề xuất ASEAN kêu gọi thiết lập một lệnh cấm xây dựng trên khu vực này.
Theo Năng Lượng Mới
Khối đồng minh kiểu NATO để kiềm chế Trung Quốc, nên không?
Với việc Trung Quốc đang trở thành mối nguy cho hòa bình khu vực, một khối đồng minh châu Á-Thái Bình Dương theo mô hình Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) có thể kiềm chế sự bành trướng của Bắc Kinh, theo nhận định các chuyên gia.
Mối nguy chung
Tại hội thảo về biển Đông tổ chức tại Trung tâm chiến lược quốc tế (CSIS) ở thủ đô Washington (Mỹ) vào ngày 10-11.7, các học giả và các chuyên gia nhận định: Trung Quốc đã trở thành một mối nguy đối với ổn định của khu vực Đông Nam Á và nước này cần phải ngừng những hành động khiêu khích trên biển.
Giới quan sát cho rằng không có dấu hiệu nào cho thấy Trung Quốc sẽ dừng tham vọng bành trướng trên biển Đông, theo trang tin Euronews (Pháp).
Phát biểu tại hội thảo, ông Mike Rogers, Chủ tịch Ủy ban Tình báo Hạ viện Mỹ, ngày 10.7 lên tiếng tố cáo Trung Quốc có những hành động "tham ăn, hung hăng trắng trợn" đối với các nước láng giềng nhằm chiếm hết lãnh thổ và tài nguyên trên biển Đông. Ông Rogers kêu gọi Washington phải mạnh tay hơn với Bắc Kinh.
Tình hình biển Đông trở nên căng thẳng kể từ khi Trung Quốc vào tháng 5.2014 hạ đặt phi pháp giàn khoan Hải Dương-981 trong vùng biển Việt Nam, điều tàu đâm húc tàu Việt Nam tại khu vực đặt giàn khoan và bắt giữ ngư dân Việt Nam.
Giàn khoan trái phép Hải Dương-981 và tàu Trung Quốc - Ảnh: Độc Lập
Bắc Kinh còn lên kế hoạch tiến hành các hoạt động xây dựng trái phép tại quần đảo Trường Sa của Việt Nam, ngang ngược ban hành bản đồ dọc nhằm củng cố tuyên bố chủ quyền phi lý "đường lưỡi bò" nuốt trọn gần cả biển Đông.
Trả lời phỏng vấn tờ Sydney Morning Herald (Úc), giáo sư Shi Yinhong, chuyên ngành quan hệ quốc tế tại Đại học Nhân dân Trung Quốc, cho biết Bắc Kinh sẽ không bao giờ ngừng những hành động hung hăng trên biển Đông.
Tạp chí Time (Mỹ) ngày 11.7 nhận định Trung Quốc đã thể hiện rõ tham vọng bá quyền của mình. Bắc Kinh muốn chiếm hết những quần đảo, tài nguyên trên biển Đông lẫn biển Hoa Đông từ Nhật Bản, Philippines, Việt Nam và các nước khác. Căng thẳng leo thang có nguy cơ sẽ dẫn đến chiến tranh, theo Time.
Ngoại trưởng Hàn Quốc Yun Byung-se ngày 9.7 cũng đã lên tiếng cảnh báo về khả năng xảy ra xung đột quân sự ở châu Á, xuất phát từ tính toán sai lầm giữa lúc căng thẳng liên quan đến tranh chấp lãnh thổ leo thang.
Cần một khối đồng minh châu Á-Thái Bình Dương
Nếu chiến tranh bùng nổ, những quốc gia như Philippines và Việt Nam, vốn có quân đội yếu hơn so với Trung Quốc, sẽ gặp nhiều bất lợi, theo bài viết trên tạp chí Forbes ngày 8.7 của ba chuyên gia ở Mỹ: tiến sĩ Anders Corr, thạc sĩ Huong Mai Nguyen và tiến sĩ Priscilla Tacujan.
Tuy nhiên, những nền quân sự nhỏ có thể áp dụng những chiến dịch đặc biệt và du kích để ngăn cản những hành động bành trướng của Trung Quốc trên biển Đông, theo bài viết trên Forbes.
Những chiến dịch đặc biệt đơn phương chống lại các tài sản của Trung Quốc trên biển Đông - chẳng hạn như giàn khoa Hải Dương-981 - có thể được tiến hành bởi một quốc gia như Philippines, Nhật Bản, Mỹ hoặc Việt Nam.
Nếu Trung Quốc bị tấn công tại bất kỳ khu vực nào trên biển Đông, họ sẽ rút lực lượng khỏi các nơi khác. Những nước có tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc nên thiết lập các hiệp ước quân sự song phương hoặc đa phương để đối đầu với sự chống trả từ Bắc Kinh, các chuyên gia nhận định trên Forbes.
Mặc dù Mỹ lên án những hành động khiêu khích của Trung Quốc trên biển Đông, nhưng lại tuyên bố không đứng về phe nào trong tranh chấp lãnh thổ nên không nước nào có thể thực sự dựa vào Mỹ.
Tuy nhiên, một khối đồng minh châu Á-Thái Bình Dương nếu được thiết lập theo mô hình Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) sẽ có khả năng kiềm chế sự bành trướng của Trung Quốc, theo nhận định các chuyên gia trên Forbes.
Đồng thời, Mỹ cũng đang phát triển các chiến thuật mới nhằm kiềm chế Trung Quốc trên biển Đông, theo báo Financial Times (Anh) ngày 10.7.
"Bắc Kinh sẽ sai lầm nếu đánh giá thấp quyết tâm bảo vệ châu Á của Washington. Mỹ là một người khổng lồ đang ngủ. Nếu Trung Quốc ép quá mức, Mỹ sẽ động binh", ông Christopher Johnson, cựu chuyên gia phân tích của CIA, nhận định.
Theo TNO
Mỹ phải mạnh tay hơn với Trung Quốc tham ăn, hung hăng trắng trợn Ông Mike Rogers, Chủ tịch Ủy ban Tình báo Hạ viện Mỹ, ngày 10.7 lên tiếng tố cáo Trung Quốc có những hành động "tham ăn, hung hăng trắng trợn" đối với các nước láng giềng nhằm chiếm hết lãnh thổ và tài nguyên trên biển Đông, kêu gọi Washington phải mạnh tay hơn với Bắc Kinh. Tàu Trung Quốc bảo vệ giàn...