Mỹ đang âm thầm luyện tấn công thành phố Kaliningrad của Nga?
Theo báo Sputnik, vị tướng Mỹ đã suy đoán về cuộc tấn công vào thành phố Kaliningrad, tỉnh Kaliningrad của Nga.
Tàu ngầm hạt nhân của Hải quân Mỹ – ảnh minh họa.
Bộ Quốc phòng Mỹ có kế hoạch cho phép vượt qua hệ thống phòng không ở Kaliningrad, chỉ huy của lực lượng Không quân Hoa Kỳ ở Châu Âu và Châu Phi, Jeffrey Lee Harrigyan, nói như vậy khi trao đổi với các nhà báo.
Theo ông Jeffrey Lee Harrigyan, Washington đã sẵn sàng đáp trả cái mà ông này gọi là “sự xâm lược của Nga” có thể xảy ra ở châu Âu.
Video đang HOT
Trong trường hợp này, một cuộc tấn công toàn diện sẽ được thực hiện, bao gồm cuộc tấn công từ trên không, trên bộ, trên biển, và không gian, cũng như các cuộc tấn công trong không gian mạng và chiến tranh điện tử, – ông Harrigyan nhấn mạnh.
“Chúng tôi đang thực tâp kế hoạch này. Chúng tôi luôn nghĩ về các kế hoạch này và nếu cần thiết, chúng tôi sẽ sẵn sàng thực hiện no”, vị tướng Mỹ tuyên bố.
Tuy nhiên, theo trang báo của Nga, ông Harrigyan đã không tiết lộ chi tiết về kế hoạch Lầu Năm Góc.
Hòa Bình
Theo baogiaothong
Nga, Mỹ chiến tranh hạt nhân, 34 triệu người mất mạng trong vài giờ
Một khi cuộc chiến tranh hạt nhân giữa Mỹ và Nga nổ ra, "cơn bão lửa" sau đó có khả năng giết chết hơn 34 triệu người trong vòng chưa đầy 5 giờ.
Các chuyên gia thuộc Chương trình Khoa học và An ninh Toàn cầu của Đại học Princeton (Mỹ) vừa tạo ra video dài 4 phút mô phỏng chiến tranh hạt nhân Nga-Mỹ, trong đó, những quả bom hạt nhân chết người bị trút xuống các thành phố có dân số lớn ở cả hai bờ Đại Tây Dương, theo báo Anh Express.
Các giả định của các chuyên gia, khi căng thẳng giữa Nga và NATO đạt đỉnh điểm, Nga có thể phát đi một cảnh báo chết người bằng cách bắn ra một vũ khí hạt nhân từ căn cứ gần thành phố Kaliningrad.
Để trả đũa, NATO cũng tiến hành một cuộc không kích hạt nhân chiến thuật và cuộc xung đột leo thang thành một cuộc chiến tranh hạt nhân chiến thuật trên toàn châu Âu.
Tiếp theo, Nga phóng 300 đầu đạn hạt nhân bằng máy bay và tên lửa tầm ngắn vào các căn cứ và quân đội của NATO, trong đó NATO phóng một loạt 180 đầu đạn hạt nhân bằng máy bay.
London được cho là sẽ bị ném bom rải thảm, và châu Âu bị tàn phá nặng nề. Tại thời điểm đó, NATO phóng thêm 600 đầu đạn hạt nhân từ đất Mỹ và thông qua các tàu ngầm hạt nhân nhằm vào các lực lượng hạt nhân Nga.
Moscow đáp trả bằng các tên lửa được phóng từ hầm ngầm và tàu ngầm. Cuộc đối đầu giữa hai phía khiến 3,4 triệu người chết trong vòng 45 phút. Tiếp đó, nhằm ngăn đối phương hồi phục, Nga và NATO cùng ra tay, mỗi bên xoá sổ các thành phố đông dân nhất của nhau bằng 5 tới 10 đầu đạn.
Ngoài ra, các chuyên gia ước tính, 34 triệu người sẽ thiệt mạng trong vòng chưa đầy 5 giờ, đa phần sẽ chết trong khoảng thời gian 45 phút.
Thêm 60 triệu người khác sẽ bị thương bởi các vụ nổ. Ngoài ra, số người tử vong sẽ tăng vọt do bụi phóng xạ và các tác động lâu dài khác.
"Dự án này xuất phát từ nhu cầu phải nêu bật những hậu quả khủng khiếp có thể xảy ra nếu chiến tranh hạt nhân giữa Mỹ và Nga nổ ra. Nguy cơ chiến tranh hạt nhân bùng nổ đã tăng cao trong hai năm qua khi Mỹ và Nga bỏ các hiệp ước kiểm soát vũ khí hạt nhân lâu dài", theo các chuyên gia từ Đại học Princeton.
Theo Danviet
Máy bay không người lái của Mỹ trinh sát gần biên giới Nga Một máy bay không người lái (UAV) chiến lược RQ-4B-40 Global Hawk của Không quân Mỹ đã thực hiện chuyến bay do thám gần biên giới tỉnh Kaliningrad ở phía Tây nước Nga. Máy bay không người lái của Mỹ. (Ảnh: AP/TTXVN) Hãng tin Nga Sputnik đưa tin, theo trang web giám sát PlaneRadar, ngày 12/4, máy bay không người lái (UAV) chiến...