Mỹ đã từng thử nghiệm vũ khí Địa vật lý ở Việt Nam?
Báo Nga nói rằng, có các thông tin đề cập một số thử nghiệm về vũ khí Địa vật lý của Mỹ tại một số nơi như Việt Nam, nhưng, thông tin chưa được kiểm chứng.
Nga quan ngại và sợ bị đe doạ bởi một số loại vũ khí mới
Các nhà khoa học Nga cho biết, đã xuất hiện một số lượng đáng kể các bộ gen xấu, nguy hại hoàn toàn có thể sử dụng trong các loại vũ khí huỷ diệt, ngoài ra, vũ khí mới xuất hiện có nền tảng công nghệ laser, chùm phân hạch, bước sóng ngắn, thậm chí, nguy hiểm hơn, một loại vũ khí mới có thể tạo ra cả các thiên tai như sóng thần, động đất, sấm chớp….
Mỹ thử nghiệm vũ khí chùm phân hạch (particle beam)
Báo Russia Beyond The Headline (RBTH) ngày 9/11/2015 đưa tin cho biết, Bộ trình trạng Khẩn Cấp của Nga vừa đưa ra dự đoán về sự xuất hiện của một số loại vũ khí hoàn toàn mới có thể đe doạ sự an toàn của nước Nga trong tương lai gần.
Vadim Matveyev,một cây viết, tác giả của bài báo đăng trên RBTH đã cố gắng thu thập thông tin và đưa ra một số đánh giá ban đầu về các loại vũ khí tương lai có thể khiến nước Nga mất an toàn cũng như sự chuẩn bị ứng phó từ phía Nga.
“Laser của quỷ”/ Evil laser
Đó là những loại vũ khí mà RBTH cho là được nghiên cứu và chế tạo dựa trên nền tận dụng năng lượng từ tán xạ điện từ trường kết hợp với quang phổ.
Theo Vadim Matveyev, mặc dù công nghệ laser đã được sử dụng rất nhiều trong các ứng dụng phục vụ công việc nghiên cứu, lao động và sinh hoạt hàng ngày của con người, thậm chí cả lĩnh vực công nghệ quân sự nhưng cho đến nay, các nhà nghiên cứu mới chỉ thực sự đang bắt đầu áp dụng chúng vào việc chế tạo vũ khí và các hệ thống chiến đấu.
Những mẫu vũ khí laser đầu tiên trên thế giới xuất hiện vào thập niên 1960. Trong giai đoạn đầu này, 1 hệ thống vũ khí chỉ có thể bắn và tiêu diệt được tối đa một mục tiêu bởi mỗi lần hoạt động chúng đòi hỏi và tiêu thụ nguồn năng lượng rất cao.
Năm 2015 này, các nhà khoa học Mỹ đã chế tạo được pháo ray điện từ trường đồng thời thi triển các thử nghiệm trên thực địa lần đầu tiên.
RBTH cho biết, trước những bước tiến mới của công nghệ chế tạo vũ khí laser của Mỹ đã thôi thúc Nga phải hành động. Nga cũng đang nghiên cứu một số loại vũ khí laser.
Mặc dù phía Nga chưa công bố nhiều chi tiết nhưng quân đội Nga đã từng tự tin khi khẳng định rằng vũ khí công nghệ laser của họ không hề thua kém người Mỹ.
Những tài liệu công khai mà RBTH thu thập và phân tích cho thấy, quân đội Nga đã bắt đầu thử nghiệm tổ hợp hàng không A-60, trong đó, một thành phần quan trọng là hệ thống pháo laser có khả năng bắn và tiêu diệt máy bay chiến đấu cũng như các mục tiêu đặt ngoài không gian của đối phương.
Như vậy, từ một loại công nghệ laser vốn được sử dụng vô hại, nhiều trong các ứng dụng hàng ngày, giờ đây, loại công nghệ năng lượng hiện đại này có thể được dùng để thiết kế các hệ thống vũ khí huỷ diệt, có thể đem đến tai ương cho con người khi có chiến tranh, xung đột nổ ra.
Video đang HOT
Vũ khí bước sóng ngắn/ Microwave weapon
Vũ khí bước sóng ngắn có thể gây ra các tổn hại lớn khi chúng phát ra các tán xạ sóng cực ngắn, siêu mạnh trong dải tần từ 3 đến 30 GHz.
Các loại vũ khí áp dụng công nghệ bước sóng ngắn thực sự là một công cụ chế áp hiệu quả đối với các hệ thống điện tử của đối phương.
Công nghệ này hiện đang được sử dụng ở một số nước, đặc biệt là trong các tổng hành dinh quân sự, nhà nước hay các chiến dịch kiểm soát mục tiêu của quân đội và cảnh sát.
Mùa Hè năm 2015 vừa qua, phia Nga cũng đã phát triển một loại vũ khí có khả năng vô hiệu hoá toàn bộ hoạt động của máy bay quân sự đối phương, trong đó, đặc biệt đáng chú ý là khả năng làm tê liệt hệ thống kiểm soát các máy bay không người lái đối địch cũng như một số loại vũ khí điều khiển có độ chính xác cao như tên lửa hành trình, bom điều khiển…
Những hé lộ ban đầu cho thấy, vũ khí mà Nga đang tập trung nghiên cứu có thể được gọi với khái niệm “pháo sóng ngắn” bởi nền tảng của nó dựa trên công nghệ tán xạ bước sóng ngắn với tầm hoạt động hiệu quả hơn 10 km.
Vũ khí biến đổi gen
Các loại vũ khí biến đổi gen có thể sẽ xuất hiện được các chuyên gia an ninh liệt vào danh mục vũ khí sinh học.
Công nghệ chế tạo vũ khí biến đổi gen dựa trên nền tảng quản lý quá trình phân tách, di truyền và biến đối trong các tổ chức, sinh vật sống.
Công nghệ dùng để biến đổi gen có thể cho phép các nhà khoa học, nghiên cứu tạo ra các tổ hợp gen chưa bao giờ từng xuất hiện trong tự nhiên. Nếu bị lợi dụng hoặc cố ý đưa vào mục đích quân sự chúng có thể tạo ra mối đe doạ vô cùng nguy hiểm,khó lường bới chúng vừa có thể có ích nhưng cũng có thể là những nhân tố phá huỷ sự sống.
Đối với Nga, công nghệ biến đổi gen có thể được áp dụng trong việc sản xuất các loại vũ khí thông minh trong ý đồ phá huỷ các cơ quan, tổ chức sống nếu chúng được cố ý mã hoá bằng một bộ gen đặc biệt.
Hiện nay, theo báo cáo của các nhà khoa học Nga, đã xuất hiện một số lượng đáng kể các bộ gen xấu, nguy hại như các mã gen BAX và BCL-2. Về lâu về dài, chúng hoàn toàn có thể sử dụng trong các loại vũ khí thông minh nhưng mang khả năng huỷ diệt vô cùng khủng khiếp.
Đối với vấn đề này, phía Nga cho rằng Moscow không theo đuổi mục tiêu chế tạo vũ khí sinh học bởi các công ước quốc tế không cho phép các quốc gia chế tạo và sử dụng vũ khí sinh học.
Vũ khí chùm phân hạch
Đây là công nghệ chế tạo vũ khí ứng dụng nền tảng tập trung hoá cao độ các thành phần hạt vật lý trung lập mang điện tích hoặc năng lượng cao như electrons, protons hay nguyên tử hydrogen.
Vũ khí chùm phân hạch có thể tạo ra các tán xạ nhiệt cực mạnh để tấn công trực tiếp vào các mục tiêu đối địch. Cụ thể, tán xạ nhiệt siêu lớn tạo ra các làn sóng sốc hay tia X quang phá huỷ các vật thể cản trở nó. Khả năng huỷ diệt của loại vũ khí này là vô cùng khủng khiếp, có thể chỉ kém hơn vũ khí hạt nhân.
Điều đáng chú ý là các vũ khí chùm phân hạch có 3 ưu điểm được quân đội các nước quan tâm, trong đó có khả năng “tàng hình”, tác động trực tiếp vào mục tiêu hướng tới.
Trong khi đó, nhược điểm của vũ khí chùm phân hạch chính là tiêu thụ và tổn thất năng lượng rất lớn nếu dùng chúng ở khoảng cách xa do năng lượng được bắn ra có tiếp xúc với các thành phần khác của khí quyển.
Thời Liên Xô, các nhà khoa học cũng đã nghiên cứu một số dự án liên quan đến vũ khí chùm phân hạch nhưng chưa bao giờ biến chúng tàng các mô hình chiến đấu thực sự.
Vũ khí Địa vật lý/ Geophysical
Đây là khái niệm dùng để mô tả một loại vũ khí huỷ diệt lớn có thể xuất hiện trong tương lai. Nền tảng của nó là tạo ra các vụ tấn công nhằm vào lãnh thổ, nơi có chứa các mục tiêu quan trọng của đối phương dựa trên các hiện tượng tự nhiên như mưa gió, lũ lụt, sấm chớp, động đất, sóng thần…
Báo RBTH nói rằng có các thông tin đề cập một số các cuộc thử nghiệm và kiểm chứng về vũ khí Địa vật lý tại một số nơi như Việt Nam (có thể là trong giai đoạn chiến tranh Việt Nam nhưng đến nay chưa có kiểm chứng – PV).
Một số các chuyên gia quan ngại rằng hoàn toàn có thể tạo ra một trận động đất hay sóng thần tại một khu vực nhất định của Trái Đất.
Nội dung được chuyển tải trên báo RBTH bằng tiếng Anh, xin trích đăng để độc giả tham khảo và phối kiểm: “While it is known that a variety of experiments and tests were conducted by the U.S. in such places as Vietnam, most experts doubt that it would be possible to cause an earthquake or a tsunami in a specific region of the Earth”.
Bài báo này có tiêu đề “Russia threatened by weapons of the future” đăng trên bản điện tử ngày 9/11/2015. Phần tác giả, như đã đề cập phía trên, bài báo do Vadim Matveyev viết (được chú thích là đặc phái của RBTH).
RBTH cho biết, năm 1993, một Thiếu tướng của KGB có tên Oleg Kalugin, người sau đó đã di cư sang Mỹ đã tuyên bố rằng Liên Xô cũng đã từng nghiên cứu để phát triển một loại vũ khí Địa vật lý và việc sử dụng có thể cũng đã có.
Oleg Kalugin khu đó cũng nhắc đến việc thử nghiệm ở Tổ hợp Sura nơi cách thành phố Nizhny Novgorod khoảng 170 km.
Tổ hợp Sura là địa điểm bao phủ 10 hectare với các hàng cột anten khổng lồ cao đến 20 mét. Trung tâm của tổ hợp này có bố trí một hệ thống truyền phát công suất lớn nhằm mục đích nhiêm cứu các quá trình cộng hưởng diễn ra trong bầu khí quyển của Trái Đất.
Tuy nhiên, theo RBTH, không thể biết chắc rằng Tổ hợp Sura có phải là nơi Liên Xô dùng để thử nghiệm khả năng tạo ra các thảm hoạ thiên tai như vũ khí Địa vật lý có thể làm hay không.
Hoà Bình
Theo_Người Đưa Tin
Sốc: Gã khổng lồ Alibaba bị cáo buộc bán hàng hiệu nhái
Gã khổng lồ Alibaba bị kiện bởi Gucci Yves Saint Laurent và một số nhãn hiệu khác thuộc tập đoàn Kering với cáo buộc tiếp tay tiêu thụ hàng hiệu nhái.
Gã khổng lồ Alibaba bị kiện bởi Gucci, Yves Saint Laurent và một số nhãn hiệu khác thuộc tập đoàn Kering (Pháp) với cáo buộc tiếp tay tiêu thụ hàng hiệu nhái.
Trước đó, Gucci, Yves Saint Laurent và một số nhãn hiệu khác thuộc sở hữu của tập đoàn Kering (Pháp) nộp đơn kiện Alibaba lên tòa án Manhattan (Mỹ) để đòi bồi thường vì Alibaba đã vi phạm luật bảo vệ nhãn hiệu và gian lận thương mại. Alibaba bị kiện với cáo buộc đã tạo điều kiện cho người khác sản xuất vàtiêu thụ hàng hiệu nhái mang các thương hiệu của Kering mà không được tập đoàn này cho phép.
Gucci, Yves Saint Laurent và một số nhãn hiệu khác thuộc sở hữu của tập đoàn Kering (Pháp) đã kiện Alibaba về việc tiếp tay tiêu thụ hàng nhái.
Hãng Kering cho biết trang web mua bán trực tiếp lớn nhất Trung Quốc Alibaba là nơi hàng giả, hàng nhái của các nhãn hiệu cao cấp được bày bán công khai với giá thấp hơn 60% giá gốc của hãng. Nghiêm trọng hơn nữa, gã khổng lồ thương mại điện tử Trung Quốc còn sử dụng một số thuật toán trong công cụ tìm kiếm cho phép những loại hàng nhái này được ưu tiên xuất hiện hơn hàng thật.
Trước những cáo buộc trên, đại diện tập đoàn Alibaba thuộc sở hữu của tỷ phú Jack Ma đã phản pháo lại và cho rằng việc kiện tụng của Kering là lãng phí.
Bob Christie - người phát của Alibaba - tuyên bố trong một thông báo: "Chúng tôi vẫn tiếp tục hợp tác với các nhãn hiệu để giúp họ bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và chúng tôi đã làm rất tốt việc này. Thật không may là tập đoàn Kering đã chọn con đường kiện cáo lãng phí thay vì hợp tác theo cách mang tính chất xây dựng. Chúng tôi tin rằng đây là vụ kiện không có cơ sở và chúng tôi sẽ chiến đấu đến cùng".
Trong vòng chưa đầy một năm, Kering đã hai lần đâm đơn kiện Alibaba. Tháng 7 năm ngoái, đơn kiện của tập đoàn này ngay lập tức bị rút lại trong khi các đơn vị của Kering làm việc để tìm ra một giải pháp hòa giải với Alibaba.
Những chiếc túi nhái được rao bán trên Alibaba.
Theo Kering, có hơn 2.000 chiếc túi nhái của Gucci được bán tràn lan trên Alibaba với giá từ 2 USD đến 100 USD trong khi một chiếc túi hàng thật được bày bán với giá khoảng 800 USD.
Chia sẻ về vấn đề này, tỷ phú Jack Ma đã phản pháo khá gay gắt. Ông cho biết: "Tôi thà thua kiện và mất tiền trong vụ kiện này còn hơn là mất đi phẩm giá và sự tôn trọng".
Jack Ma cũng bày tỏ sự thất vọng khi tập đoàn Kering chọn cách kiện tụng và đòi bồi thường thay vì hợp tác cùng Alibaba để đối phó với vấn nạn hàng giả.
Theo ông, Alibaba và Kering đang đi chung trên một con thuyền, họ cần hợp sức để chống lại kẻ thù hàng giả, chứ không nên quay ra công kích nhau.
Theo thống kê của Alibaba, công ty đã triển khai hàng loạt chính sách chống hàng nhái với hơn 2.000 nhân viên kiểm định hàng giả và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Trong 2 năm qua, Alibaba đã chi hơn 160 triệu USD cho đội chống hàng giả này.
Thảo Nguyên
Theo_Kiến Thức
Không quân Syria tiến hành 98 vụ không kích, tiêu diệt nhiều mục tiêu IS Ngày 9-11, một phát ngôn viên quân đội Syria cho biết, không quân nước này đã tiến hành 98 phi vụ không kích trong ba ngày qua, phá hủy một số sở chỉ huy, nơi trú ẩn, kho chứa đạn dược của lực lượng khủng bố tại một số tỉnh của Syria. Theo Thiếu tướng Ali Mayhoub, hàng chục xe quân sự của...