Mỹ coi Trung Quốc là ‘phép thử lớn nhất’
Mỹ gọi Trung Quốc là “phép thử địa chính trị lớn nhất” trong tài liệu về chính sách an ninh quốc gia và bài phát biểu của Ngoại trưởng.
Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken hôm 3/3 lần đầu có bài phát biểu lớn về chính sách đối ngoại. Chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden đã đưa ra đánh giá về Trung Quốc trong tài liệu dài 24 trang về chính sách an ninh quốc gia
“Đây là đối thủ duy nhất có khả năng kết hợp sức mạnh kinh tế, ngoại giao, quân sự và công nghệ để tạo ra thách thức lâu dài với hệ thống quốc tế ổn định và mở cửa”, phần nói về Trung Quốc trong tài liệu an ninh quốc gia của chính quyền Biden có đoạn viết.
Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken phát biểu về chính sách ngoại giao tại trụ sở Bộ Ngoại giao Mỹ ở thủ đô Washington hôm 3/3. Ảnh: Reuters.
Tài liệu nói thêm khi đối mặt với những thách thức từ Trung Quốc và Nga, quân đội Mỹ sẽ chuyển trọng tâm khỏi “các hệ thống vũ khí và nền tảng cũ không cần thiết để giải phóng nguồn lực nhằm đầu tư vào công nghệ tiên tiến”.
Mỹ và Trung Quốc đang căng thẳng do cạnh tranh ảnh hưởng ở khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương, các hoạt động kinh tế của Bắc Kinh, vấn đề Hong Kong, Đài Loan và nhân quyền ở Tân Cương. Chính quyền Biden tuyên bố tiếp tục chính sách cứng rắn với Trung Quốc mà cựu tổng thống Mỹ Donald Trump đề ra, nhưng sẽ cùng thực hiện với đồng minh.
“Chúng tôi sẽ xử lý phép thử địa chính trị lớn nhất trong thế kỷ 21: mối quan hệ của chúng tôi với Trung Quốc”, Blinken nói trong một sự kiện ở Bộ Ngoại giao Mỹ hôm 3/3. “Quan hệ của Mỹ với Trung Quốc sẽ là cạnh tranh khi cần thiết, hợp tác khi có thể và trở thành đối thủ khi bắt buộc”.
Video đang HOT
Mỹ sẽ tương tác với Trung Quốc “từ vị thế quyết liệt” như cách chính quyền đang làm và khẳng định sẽ cứng rắn với Bắc Kinh về vấn đề Tân Cương và Hong Kong, Blinken bày tỏ.
Các nhà hoạt động và chuyên gia của Liên Hợp Quốc nói rằng một triệu người Duy Ngô Nhĩ theo Hồi giáo đang bị giữ trong các trại giam của Trung Quốc. Bắc Kinh phủ nhận cáo buộc lạm dụng người Hồi giáo, tuyên bố các cơ sở của mình đang đào tạo nghề và kiến thức cần thiết để chống lại chủ nghĩa cực đoan.
Trong khi Blinken gọi Iran, xung đột ở Yemen và Myanmar là thách thức tiềm tàng, Trung Quốc là quốc gia duy nhất ông xếp vào một trong 8 ưu tiên, bao gồm tránh một đại dịch toàn cầu khác xảy ra, giải quyết biến đổi khí hậu và thúc đẩy dân chủ ở nước ngoài.
Biden muốn báo hiệu cách tiếp cận “Nước Mỹ trên hết” mà Trump đưa ra đã kết thúc, bằng việc tái giao lưu với đồng minh và tập trung vào ngoại giao đa phương
Blinken tìm cách đặt ra chính sách đối ngoại mang lại lợi ích cho người lao động và các hộ gia đình Mỹ, tuyên bố đó là vấn đề then chốt cho cách làm việc của chính quyền mới. “Chúng tôi sẽ đấu tranh cho mọi công việc của mỗi người Mỹ, đấu tranh vì quyền, lợi ích và bảo hộ cho tất cả người lao động Mỹ”, Ngoại trưởng Mỹ cam kết.
Không phải quân sự, đây mới là cốt lõi chính sách đối đầu Trung Quốc của Mỹ
Chính quyền Biden đặt chất bán dẫn, trí tuệ nhân tạo, mạng xã hội 5G làm trọng tâm trong chiến lược đối trọng với Trung Quốc.
Vấn đề cạnh tranh công nghệ với Trung Quốc của Mỹ càng trở nên cấp thiết hơn bởi sự thiếu hụt đột ngột các vi mạnh cần thiết trong các sản phẩm như ô tô, điện thoại di động, tủ lạnh... trên toàn cầu.
Theo Bloomberg , Mỹ đang tìm cách tập hợp một liên minh các quốc gia để giành lợi thế trong chế tạo chất bán dẫn và điện toán lượng tử, bỏ qua các lĩnh vực cạnh tranh truyền thống như kho dự trữ tên lửa và quân số.
Các quan chức và chuyên gia nhận định kế hoạch của chính Biden trong lĩnh vực công nghệ là mô hình thu nhỏ của các kế hoạch rộng lớn hơn nhằm tìm kiếm liên minh đối đầu với Bắc Kinh sau cách tiếp cận hỗn loạn dưới thời Trump.
Tổng thống Mỹ Joe Biden. (Ảnh: Reuters)
"Có một nhận thức mới về tầm quan trọng của chất bán dẫn trong cuộc đối đầu địa chính trị này vì chip là nền tảng cho mọi công nghệ trong kỷ nguyên hiện đại. Đó là nỗ lực nhằm nhân đôi lợi thế so sánh về công nghệ", bà Lindsay Gorman, chuyên gia về các công nghệ mới nổi tại Quỹ Marshall cho hay.
Cách tiếp cận này dựa trên việc ngăn cản Trung Quốc tiếp cận với một số công nghệ nhất định càng lâu càng tốt, đồng thời tìm cách những "kẻ phá bĩnh" như Huawei.
Việc Mỹ thúc đẩy chiến lược trên diễn ra ở thời điểm Chủ tịch Tập Cận Bình dự kiến nhấn mạnh tầm quan trọng của công nghệ như trọng tâm phát triển tương lai của Trung Quốc trong kỳ họp Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc diễn ra trong tháng này.
Ông Rexon Ryu, điều phối viên khu vực của Asia Group dự đoán sau khi vạch rõ mục tiêu, Washington sẽ tập trung vào các đối tác chính như Hàn Quốc, Nhật Bản và Đài Loan, đồng thời đưa ra các biện pháp khuyến khích để đưa việc chế tạo chip trở lại Mỹ.
Tình trạng thiếu hụt chip toàn cầu - do Trung Quốc dự trữ và nhu cầu tăng vọt trong đại dịch buộc một số nhà sản xuất ô tô Mỹ phải đóng cửa các nhà máy. Nó cũng bộc lộ điểm yếu trong chuỗi cung ứng của Washington là phụ thuộc quá nhiều vào một số nhà sản xuất ở châu Á.
Tuần trước, Tổng thống Biden ra lệnh đánh giá chuỗi cung ứng toàn cầu đối vi mạch, pin dung lượng lớn, dược phẩm, khoáng sản quan trọng và vật liệu chiến lược như đất hiếm.
Các quan chức nói rằng còn quá sớm để trình bày chi tiết kế hoạch của Mỹ. Nhưng cách tiếp cận này nhận được sự ủng hộ từ Quốc hội.
Các nghị sỹ lưỡng đảng đang đề xuất một số dự luật nhằm thúc đẩy công nghệ của Mỹ, cung cấp các động lực để đưa sản xuất chip về nước và kìm chân sự phát triển của Trung Quốc.
"Tất cả chúng tôi ta đều hiểu điều này hết sức quan trọng, không chỉ với nền kinh tế mà còn đối với an ninh quốc gia. Bởi những chất bán dẫn tiên tiến, cao cấp này hoạt động trên mọi thứ, từ chiến đấu cơ vi mạch cũng như pin dung lượng lớn, dược phẩm, khoáng sản quan trọng và vật liệu chiến lược như đất hiếm", Thượng nghị sĩ John Cornyn nói trong cuộc gặp với ông Biden tại Nhà Trắng.
Các chuyên gia nhận định ý tưởng của chính quyền Biden phần nào đó được chuyển giao từ chính quyền Trump. Nhưng điểm khác biệt là Biden và cấp dưới đang nỗ lực để gắn kết các yếu tố khác nhau thành một chiến lược thống nhất.
Dưới thời Trump, việc vừa cố gắng đảm bảo thỏa thuận thương mại với Bắc Kinh trong khi triển khai các chính sách đối đầu khiến các thông điệp trở nên xáo trộn.
Giới phân tích dự đoán chiến lược của Biden sẽ bao gồm việc hợp tác chặt chẽ hơn với các quốc gia cũng như củng cố các quan hệ đối tác hiện tại. Ưu tiên hàng đầu vẫn là "Bộ tứ Kim cương" và niềm tin Ấn Độ sẽ sẵn sàng đối đầu với Trung Quốc trong bối cảnh căng thẳng giữa hai nước gia tăng.
"Để cạnh tranh, chúng ta sẽ phải thay đổi cách chúng ta tham gia vào cuộc chơi" , bà Elizabeth Economy, thành viên cấp cao tại Viện Hoover của Đại học Stanford nhấn mạnh.
Trump chỉ trích chính quyền Biden 'tệ hại' Trump chỉ trích chính quyền Biden "tệ hại" về vấn đề nhập cư, Covid-19, thương mại trong phát biểu công khai đầu tiên từ khi rời Nhà Trắng. "Tất cả chúng ta đều biết chính quyền Biden sẽ trở nên tệ hại, nhưng không ai trong chúng ta tưởng tượng được họ sẽ tệ hại như thế nào và đến mức nào", cựu...