Mỹ có Thư ký Nhà Trắng mới
Theo phóng viên TTXVN tại Washington, một quan chức Nhà Trắng ngày 22/10 xác nhận bà Neera Tanden sẽ trở thành Thư ký Nhà Trắng, đảm nhận vai trò liên quan đến việc quản lý giấy tờ cho Tổng thống Joe Biden và các quan chức cấp cao.
Vị trí của bà Tanden không cần xác nhận của Thượng viện.
Bà Neera Tanden. Ảnh: AFP/TTXVN
Như vậy, bà Tanden sẽ thay thế vị trí của bà Jessica Hertz. Theo đó, bà Hertz sẽ kết thúc công việc trong ngày 22/10, trong khi bà Tanden sẽ bắt đầu vị trí mới từ ngày 25/10.
Video đang HOT
Bà Tanden, một người Mỹ gốc Ấn, sẽ là người phụ nữ da màu đầu tiên giữ vị trí này.
Bà Tanden từng là lựa chọn đầu tiên của Tổng thống Biden lãnh đạo Văn phòng Quản lý và Ngân sách (OMB), song do gặp phải những trở ngại trong quá trình xác nhận, nên đã đảm nhận vai trò cố vấn cấp cao của Nhà Trắng.
Các thành viên đảng Cộng hòa đã phản đối đề cử bà Tanden vì những dòng tweet trong thời gian lãnh đạo Trung tâm Tiến bộ Mỹ, trong khi bà cũng không giành được 50 phiếu bầu của các thượng nghị sĩ thuộc đảng Dân chủ. Đáng chú ý, Thượng nghị sĩ đảng Dân chủ bang West Virginia, ông Joe Manchin, đã công khai phản đối đề cử bà Tanden, khiến vị trí lãnh đạo tại OMB bị bỏ trống từ tháng 3. Hiện Tổng thống Biden vẫn chưa chọn được ứng cử viên mới cho vị trí lãnh đạo OMB và bà Shalanda Young đang giữ vai trò quyền Giám đốc OMB.
Bà Tanden là cố vấn lâu năm của cựu ngoại trưởng Hillary Clinton và từng công tác tại Bộ Y tế và Dịch vụ nhân sinh với tư cách là cố vấn về cải cách y tế trong chính quyền cựu Tổng thống Barack Obama. Trong vai trò cố vấn cấp cao, bà Tanden đã đảm bảo hỗ trợ bên ngoài đối với việc thông qua chương trình nghị sự kinh tế sâu rộng của Tổng thống Biden. Bên cạnh đó, bà còn giám sát cơ quan Kỹ thuật số Mỹ, gồm một nhóm nhà công nghệ có nhiệm vụ thiết kế và duy trì cơ sở hạ tầng công nghệ cho chính quyền liên bang.
Tổng thống Mỹ tiết lộ chủ trương mới về tăng thuế và ngân sách
Trong cuộc trả lời phỏng vấn hãng tin CNN ngày 21/10, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã tiết lộ về chủ trương mới của ông liên quan đến vấn đề tăng thuế và nguồn ngân sách chi cho các dự án xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng theo kế hoạch đề ra, cũng như quy định Hiến pháp liên quan đến quyền phủ quyết tại Thượng viện Mỹ.
Tổng thống Mỹ Joe Biden (phải) phát biểu tại lễ kỷ niệm 10 năm khánh thành tượng đài nhà hoạt động dân quyền Martin Luther King ở thủ đô Washington D.C, ngày 21/10/2021. Ảnh: AFP/TTXVN
"Ông chủ" Nhà Trắng cho biết ông đã gần đạt được thỏa thuận để thông qua kế hoạch chi tiêu lớn sau nhiều tuần thương lượng với các nghị sĩ trong đảng Dân chủ. Về kế hoạch tăng thuế, ông cho biết kế hoạch này có thể không nằm trong dự thảo luật về thúc đẩy kế hoạch tu bổ hệ thống cơ sở hạ tầng nhằm củng cố vị thế của Mỹ trên trường quốc tế. Theo ông, dự luật về tăng thuế tối thiểu sẽ được tách biệt để có thể hỗ trợ cho các chương trình xã hội vốn là trọng tâm trong chương trình nghị sự trong nước của ông.
Về vấn đề biểu quyết tại Thượng viện, ông Biden bày tỏ sự ủng hộ thay đổi phương thức truyền thống vốn đòi hỏi 60/100 nghị sĩ ủng hộ để thông qua bất cứ đạo luật nào. Ông cho rằng đây là rào cản khiến đảng Dân chủ bất lực trong các vấn đề xã hội quan trọng. Tuy nhiên, nhà lãnh đạo Mỹ nhấn mạnh vấn đề này cần phải xem xét.
Thuế là một vấn đề trọng tâm trong kế hoạch chi tiêu xã hội của ông Biden. Chủ đề này đã được đưa ra thảo luận nhiều lần tại Quốc hội nước này và Nhà Trắng. Hiện có hai dự luật đang được tranh luận tại Mỹ, trong đó dự luật để tu bổ cơ sở hạ tầng và một dự luật khác để tài trợ cho công tác chăm sóc trẻ em và các chi tiêu xã hội khác. Theo Tổng thống Biden, hai dự luật này sẽ "thổi luồng sinh khí mới vào nền kinh tế (Mỹ)". Mặc dù vậy, cả hai dự luật này đều đang mắc kẹt tại Quốc hội, nơi đảng Dân chủ kiểm soát cả hai viện với đa số mong manh, nhưng lại đang bị chia rẽ về chi phí và phạm vi đề xuất của ông Biden.
Ông Biden cho rằng Mỹ cần ngân sách trị giá 1.200 tỷ USD để sửa chữa những cây cầu, đường sá và đường sắt đã xuống cấp từ lâu ở nước này và một ngân sách lớn hơn dành cho chăm sóc trẻ em và các lĩnh vực khác, mà theo ông đây sẽ là những sự hỗ trợ mang tính lịch sử dành cho những người Mỹ bình thường đang gặp khó khăn.
Mấu chốt chính của những tranh cãi hiện nay là quy mô của gói ngân sách thứ hai. Ông Biden đề xuất khoản tiền này là 3.500 tỷ USD, nhưng các nghị sĩ khác cho rằng mức chi hợp lý chỉ là 1.900 tỷ - 2.200 tỷ USD. Điều đó có nghĩa là phải cắt giảm đáng kể các ưu tiên của ông Biden trong các lĩnh vực như mở rộng giáo dục miễn phí và năng lượng sạch.
Trung Quốc phản bác tuyên bố của ông Biden về cam kết "bảo vệ Đài Loan" Trung Quốc đã lên tiếng phản hồi sau khi Tổng thống Mỹ Joe Biden tuyên bố Washington sẽ hỗ trợ Đài Loan phòng thủ trong trường hợp hòn đảo bị tấn công. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Uông Văn Bân (Ảnh: Reuters). Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Uông Văn Bân hôm nay 22/10 kêu gọi Mỹ cẩn...