Mỹ có đứng sau cuộc đảo chính mới thất bại ở Congo?
Ít nhất 6 người thiệt mạng trong vụ đấu súng, bao gồm 3 quan chức an ninh Congo và người đứng đầu của nhóm đảo chính là Christian Malanga.
Cuộc tấn công kéo dài khoảng ba giờ và quân đội Congo cho biết khoảng 50 người đã bị bắt, trong đó có 3 công dân Mỹ.
Binh sĩ CHDC Congo tuần tra trên đường phố tại Kinshasa. Ảnh: AFP/TTXVN
Các quan chức Congo mới đây cho biết, quân đội nước này đã ngăn chặn một cuộc đảo chính nhằm lật đổ chính quyền của Tổng thống Felix Tshisekedi vào cuối tuần qua. Ít nhất ba người đã thiệt mạng trong các vụ tấn công ở Kinshasa và một số đối tượng, bao gồm cả “người nước ngoài” hiện đang bị giam giữ.
Vụ việc diễn ra vào khoảng 4 giờ sáng (giờ địa phương) hôm 19/5, hàng chục đối tượng mặc quân phục, trang bị súng tiểu liên và súng trường đã tấn công dinh thự của Vital Kamerhe, một nghị sĩ Congo, đồng minh của Tổng thống Tshisekedi và là người có tiềm năng trở thành Chủ tịch Quốc hội nước này.
Những kẻ tấn công cũng đột kích vào Palais de la Nation, dinh thự và văn phòng tổng thống – mặc dù ông Tshisekedi không có mặt vào thời điểm đó. Cả hai địa điểm đều cách nhau khoảng 2 km ở khu vực Gombe thuộc thủ đô Kinshasa, nơi cũng là địa điểm đặt trụ sở của một số văn phòng chính phủ và đại sứ quán khác.
Video đang HOT
Ít nhất 6 người thiệt mạng trong vụ đấu súng sau đó, bao gồm 3 quan chức an ninh Congo và người đứng đầu của nhóm tấn công là Christian Malanga. Cuộc tấn công kéo dài khoảng ba giờ trước khi bị đẩy lùi. Quân đội Congo cho biết khoảng 50 người đã bị bắt, trong đó có 3 công dân Mỹ.
Christian Malanga, người được cho là đứng đầu cuộc tấn công, là một doanh nhân, chính trị gia giàu có và từng là Đại úy quân đội trong quân đội Congo. Christian Malanga là công dân Mỹ sau khi được tị nạn chính trị cùng gia đình khi còn nhỏ và tuyên bố là thành viên của Lực lượng Không quân Mỹ ROTC khi ở Thành phố Salt Lake. Đại diện cho UCP và phong trào New Zaire, Christian Malanga trước đây đã gặp gỡ các quan chức cấp cao Mỹ và Vatican.
Mặc dù tham gia tranh cử vào quốc hội năm 2011, nhưng Christian Malanga vẫn bị bắt và giam giữ trong vài tuần dưới thời cựu Tổng thống Joseph Kabila. Sau khi được trả tự do, Christian Malanga đến Mỹ và thành lập Đảng đối lập Thống nhất Congo (UCP). Trong những năm qua, Christian Malanga đã vận động “cho tự do tôn giáo ở châu Phi và lãnh đạo các sáng kiến đào tạo chống tham nhũng cho thanh niên châu Phi ở châu Âu”.
Các quan chức Congo cho biết Christian Malanga lần đầu tiên tìm cách tiến hành đảo chính vào năm 2017 nhưng không cung cấp thêm thông tin chi tiết. Trong buổi phát hình trực tiếp đăng trên Facebook trong cuộc tấn công, Christian Malanga đã đe dọa tổng thống và nói: “Chúng tôi, những chiến binh, đã mệt mỏi”, khi nhóm tấn công xông vào văn phòng của tổng thống.
Albert Malukisa Nkuku, Giáo sư tại Đại học Công giáo, cho biết: “Thay vì tấn công các địa điểm chiến lược như hai sân bay ở Kinshasa, các căn cứ quân sự và RTNC [đài truyền hình quốc gia], hoạt động của nhóm này hướng tới các mục tiêu không có khả năng để lật đổ chính quyền”, giải thích rằng các tổng thống của Congo hiếm khi sử dụng nơi ở chính thức vì lo ngại về an ninh.
Theo quân đội Congo, ít nhất ba trong số những người bị bắt là công dân Mỹ, trong đó có con trai của Malanga. Những bức ảnh đăng trên mạng xã hội cho thấy hộ chiếu bị tịch thu của một công dân Mỹ khác, Benjamin Zalman-Polun, người được cho là có liên quan đến vụ tấn công.
Lucy Tamlyn, Đại sứ Mỹ tại Congo, bày tỏ “sốc và lo ngại” trước âm mưu đảo chính trong một tuyên bố. “Chúng tôi sẽ hợp tác với chính quyền Congo ở mức tối đa khi họ điều tra những hành vi phạm tội này và buộc bất kỳ công dân Mỹ nào có liên quan đến hành vi đó phạm phải chịu trách nhiệm”, Đại sứ Mỹ nói.
Congo rất giàu tài nguyên khoáng sản và là một trong những nhà sản xuất coban và coltan lớn nhất thế giới được sử dụng trong sản xuất thiết bị điện tử như điện thoại di động. Nhưng nước này từ lâu đã chìm trong khủng hoảng.
Quân đội Congo đang sa lầy trong cuộc chiến với M23, một nhóm phiến quân đang tiến từ phía đông nhằm chiếm Goma, một thị trấn chiến lược, giàu khoáng sản ở tỉnh Bắc Kivu. Hàng nghìn người đã phải di tản khỏi khu vực, cùng nhiều người khác đã thiệt mạng trong các cuộc giao tranh ác liệt.
Nhóm M23 được cho là do Rwanda tài trợ, mặc dù Kigali phủ nhận những cáo buộc này. Lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc và Đông Phi gần đây đã bị trục xuất khỏi Congo vì chính phủ nước này cáo buộc họ hoạt động kém hiệu quả.
Ngoài ra, sự chia rẽ trong liên minh cầm quyền của ông Tshisekedi về các ứng cử viên cho cuộc bầu cử sắp tới vào một số ghế trong Quốc hội đã buộc tổng thống phải hoãn cuộc bỏ phiếu nội bộ quốc hội dự kiến diễn ra vào cuối tuần trước.
Ông Tshisekedi được bầu lại làm tổng thống vào tháng 12 năm ngoái, sau một cuộc thăm dò hỗn loạn mà các nhóm đối lập cho rằng thiếu tính hợp pháp. Tông thống Tshisekedi vẫn chưa thành lập chính phủ. Paul Nantulya, nhà nghiên cứu của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược châu Phi, cho biết nỗ lực đảo chính mới có thể mang lại cơ hội cho ông Tshisekedi củng cố quyền lực của mình.
Gambia thành lập ủy ban đặc biệt điều tra âm mưu đảo chính
Chính phủ Gambia ngày 27/12 đã thành lập ủy ban đặc biệt nhằm điều tra âm mưu đảo chính hồi tuần trước.
Tổng thống Gambia Adama Barrow. Ảnh tư liêu: AFP/TTXVN
Theo người phát ngôn Chính phủ Gambia - ông Ebrima Sankareh, ủy ban điều tra trên có 11 thành viên, bao gồm đại diện của Bộ Tư pháp, Văn phòng An ninh quốc gia, lực lượng vũ trang, cảnh sát và cơ quan tình báo của nước này. Uỷ ban này sẽ có thời hạn 30 ngày để điều tra âm mưu đảo chính và hoàn tất báo cáo liên quan vấn đề này để đệ trình chính phủ.
Hiện hai sĩ quan quân đội đã bị bắt giữ hồi cuối tuần trước và đang "hỗ trợ các nhân viên điều tra làm sáng tỏ những cáo buộc về các kế hoạch lật đổ chính quyền của Tổng thống Adama Barrow". Ngoài ra, 5 binh sĩ khác cũng đã bị bắt giữ. Trong khi đó, ít nhất 2 đối tượng tình nghi tham gia âm mưu đảo chính nói trên vẫn còn đang lẩn trốn.
Chính trị gia đối lập Momodou Sabally của đảng Dân chủ thống nhất - người từng giữ chức Chánh Văn phòng Tổng thống Gambia dưới thời của nhà lãnh đạo Yahya Jammeh - cũng đã bị bắt giam sau khi ông xuất hiện trong một đoạn video có nội dung ám chỉ rằng đương kim Tổng thống Barrow sẽ bị lật đổ trước khi Gambia tiến hành bầu cử địa phương nhiệm kỳ tới.
Khu vực Tây Phi gây chấn động thế giới với nhiều vụ đảo chính quân sự kể từ năm 2020, cụ thể là tại Mali, Guinea và gần đây nhất là ở Burkina Faso. Trước sự hỗn loạn trên chính trường các nước, cùng làn sóng thánh chiến lan rộng khắp Sahel, các nhà lãnh đạo thuộc Cộng đồng Kinh tế Tây Phi (ECOWAS) đã quyết định thành lập lực lượng can thiệp nhằm củng cố sự ổn định tại khu vực được gọi là "Vành đai đảo chính" này.
Đập tan âm mưu đảo chính ở CHDC Congo Sáng 19/5, lực lượng vũ trang CHDC Congo đã đẩy lùi một âm mưu đảo chính nhằm lật đổ chính quyền nước này, đồng thời bắt giữ một số nghi can. Binh sĩ CHDC Congo được triển khai tại khu vực ngoại ô Oicha. Ảnh: AFP/TTXVN Trong thông báo phát trên truyền hình, người phát ngôn của quân đội CHDC Congo, Sylvain Ekenge,...