Mỹ: chịu chi gần 200k chỉ cho một đĩa nước đá để làm… món khai vị
Công bằng mà nói thì đây cũng không phải nước đá bình thường, mà là nước đá có vị cay…
Nước đá cay, từ cái tên đến màu sắc đỏ của đá đều nói lên cho ta biết món khai vị bất thường này có vị cay cực kì. Đây là một món khai vị hết sức độc đáo và “khó tả” đến từ tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc.
Món đá cay nằm ở góc trái bên dưới hình. Nguồn ảnh: Mission Chinese Food New York.
Nước đá cay được làm từ nước ngâm dưa của người Tứ Xuyên. Những viên đá này được ngâm trong gia vị như ớt habanero (một trong những loại ớt cay nhất thế giới), thảo dược caraway và hoa hisbiscus. Được biết, nước đá cay được lấy cảm hứng từ một món ăn rất quen thuộc với chúng ta, đó là kim chi Hàn Quốc, bao gồm các loại rau củ ngâm lên men trong gia vị như hành, tỏi, gừng và bột ớt. Nhiều người thử qua nước đá cay đã miêu tả nó nó vị giống như kim chi nhưng ở dạng nước.
Những tưởng lấy đá ngâm gia vị cay làm món khai vị đã lạ lắm, nhưng không ngờ món khai vị từ nước này ấy vậy mà lại có giá tận 8 USD (khoảng 185k) cho một đĩa. Tuy nhiên sau khi biết được người phát minh của món này là Danny Bowien (chủ nhân giải nhất cuộc thi Mì Pesto thế giới vào năm 2008 và chủ của nhà hàng Mission Chinese Food ở California và New York), thì người ta đã hiểu vì sao món này lại đắt đến thế. Bởi vì nước đá cay được phục vụ ngay trong nhà hàng của một đầu bếp nổi tiếng thế giới!
Video đang HOT
Bên trong nhà hàng Mission Chinese Food.
Tuy nhiên, dù có “lý lịch” hoành tráng như thế, Danny Bowien cũng không khiến người khác bớt nghi ngờ về hương vị của món tráng miệng “không giống ai” này. Từ khi nước đá cay được trình làng, nhiều cuộc tranh luận đã diễn ra. Một số người cho rằng họ “không nói nên lời” vì món này thực sự phải trải nghiệm mới thấy được sự ngon. Bởi vì việc nhai đá để khai vị nghe quá mới mẻ nên khó ai tưởng tượng ra được, phải thực sự tự bản thân thử qua mới có thể cảm nhận.
Mặt khác, một số người đã “cả tin” và thực sự tìm đến để thử trong tâm thế tò mò, để rồi không kiềm nổi thất vọng. Một nhà phê bình ẩm thực tên Robert Sietsema còn cho hay rằng ông đã nghiêm túc chiêm nghiệm xuyên suốt bữa ăn, sau đó chợt nhận ra rằng đây chỉ là… nước đá.
Một đĩa đá cay như thế này tốn khoảng 185k tiền Việt…
Song, không thể phủ nhận rằng dù hương vị của nước đá cay có thế nào thì món này cũng đã thành công thu hút sự chú ý của không ít thực khách trên thế giới. Những người không có điều kiện đến quán của Danny ở New York đã thử đón già đón non nguyên lí phía sau món đá cay, cho rằng có lẽ độ lạnh kết hợp với vị cay sẽ góp phần “thanh tẩy” cũng như “đánh thức” vị giác cho các món ăn chính. Một số khác còn mạnh dạn tạo lại món đá cay này ở nhà để thử xem “mấy viên đá” hơn 185k này rốt cuộc có gì vi diệu.
Nhiều người cho rằng vị cay và độ lạnh giúp “rửa” và “đánh thức” vị giác.
Thậm chí, nếu bạn tò mò và muốn nếm thử thì hoàn toàn có thể, bởi vì trên các trang web ẩm thực như The Spoon University, Eaters… đã bắt đầu đăng tải rất nhiều công thức tự làm tại nhà rồi đấy!
Nguồn: The Spoon University, Eaters…
Món thạch làm từ mai rùa gây tranh cãi ở nhiều quốc gia
Với người dân phương Tây, nơi rùa không được xem là món ăn thì đây quả là một loại thạch kỳ lạ không kém phần kinh dị.
Cứ vào mùa hè, người dân Trung Quốc lại nghĩ ngay đến món thạch rùa (cao quy linh) mát lạnh, giải nhiệt mà hầu như từ người lớn để trẻ nhỏ đều yêu thích. Món ăn này không chỉ được bày bán công khai ở hầu hết các quán ăn và quán giải khát mà người dân còn tự mua bột về nhà tự làm.
Nguyên liệu chính của thạch rùa là bột làm từ mai rùa và thảo mộc. Trong y học Trung Quốc, mai rùa rất giàu collagen, canxi, phốt pho và nhiều dưỡng chất khác. Một trong số đó, collagen là yếu tố quan trọng nhất để cho món thạch này có thể đông lại. Để cho món thạch rùa có hương vị đặc biệt, người ta cho cam thảo, mật ong, nhân sâm vào cùng. Về cơ bản nó có vị hơi đắng khó ăn, nhưng một khi đã ăn là sẽ rất nghiện và muốn ăn mỗi ngày.
Những con rùa được lấy mai mài thành bột phải là loại rùa vàng nhưng loài này hiện đang nằm trong danh sách đỏ. Do đó người ta sử dụng phần lớn rùa được nuôi trồng ở châu Á. Mai rùa sau khi được làm sạch và để khô trong vài năm mới được mài thành bột làm thạch.
Thạch rùa ngoài công dụng là giải nhiệt thì nó còn giúp điều chỉnh cân bằng âm dương cơ thể, ngăn ngừa sinh nhiệt, nóng, điều trị đau nhức cơ thể, đau họng, đờm...Ngoài ra nó còn giúp loại bỏ độc tố, ngăn ngừa u nhọt, khô da...Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể ăn thạch rùa, phụ nữ đang bị suy nhược cơ thể trong thời kỳ kinh nguyệt, người có bụng yếu, hoặc người già và trẻ em cũng không được phép ăn quá nhiều.
Theo Dân Việt
Món ăn mang lại may mắn cho năm mới bạn nên thử Người Trung Quốc ngày đầu năm ăn bánh bao, cá bánh gạo nếp, mì trường thọ, trái cây hình tròn màu vàng, với ý nghĩa mang lại may mắn. Món ăn từ cá Cá là thực phẩm truyền thống dịp đầu năm mới, đặc biệt là cá hấp. Từ "cá" người Trung Quốc phát âm giống "dư thừa". Những món cá được lựa...