Mỹ cáo buộc Trung Quốc phát triển công nghệ ‘điều khiển não bộ’
Mỹ đã đưa Học viện Khoa học Quân y Trung Quốc và 11 viện nghiên cứu công nghệ sinh học trực thuộc vào danh sách đen xuất khẩu, vì cáo buộc giúp quân đội phát triển vũ khí “điều khiển não”.
Theo Nikkei, Bộ Thương mại Mỹ hôm 16.12 đưa một loạt viện nghiên cứu của Trung Quốc vào danh sách thực thể, cấm các công ty Mỹ xuất khẩu công nghệ có nguồn gốc từ Mỹ cho các tổ chức Trung Quốc.
Một quan chức cấp cao của Mỹ cho biết, Trung Quốc đang sử dụng công nghệ sinh học mới nổi để cố gắng phát triển các ứng dụng quân sự trong tương lai, bao gồm “chỉnh sửa gen, nâng cao hiệu suất của con người và giao diện máy não”.
Bộ trưởng Thương mại Mỹ Gina Raimondo
Video đang HOT
“Trung Quốc đang sử dụng công nghệ để theo đuổi quyền kiểm soát người dân và thành viên của các nhóm dân tộc, tôn giáo thiểu số”, Bộ trưởng Thương mại Mỹ Gina Raimondo nói.
Michael Orlando, người đứng đầu Trung tâm Phản gián và An ninh Quốc gia (NCSC), nói rằng Mỹ đang cảnh báo các công ty trong nước về nỗ lực của Trung Quốc trong việc có được công nghệ của Mỹ trong 5 lĩnh vực then chốt, bao gồm cả công nghệ sinh học.
Theo Nikkei, Bộ Tài chính Mỹ hôm 16.12 cũng đã đưa DJI, công ty sản xuất máy bay không người lái thương mại lớn nhất thế giới và bảy đơn vị khác vào danh sách “các công ty phức hợp công nghiệp – quân sự Trung Quốc”, vì bị cáo buộc tạo điều kiện cho việc giám sát người Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương. Các nhà đầu tư Mỹ bị cấm đầu tư vào tất cả công ty nằm trong danh sách đen của Bộ Tài chính. Tuần trước, hãng AI lớn nhất Trung Quốc SenseTime cũng bị đưa vào danh sách đen đầu tư.
Cụ thể, bảy mục tiêu bên cạnh DJI bao gồm Megvii và CloudWalk Technology, hai công ty phần mềm nhận dạng khuôn mặt, Dawning Information Industry, nhà sản xuất siêu máy tính vận hành các dịch vụ điện toán đám mây ở Tân Cương, Xiamen Meiya Pico, nhóm an ninh mạng làm việc với cơ quan thực thi pháp luật, công ty trí tuệ nhân tạo (AI) Yitu Technology, công ty điện toán đám mây Leon Technology và nhà sản xuất hệ thống giám sát dựa trên đám mây NetPosa Technologies.
Hành động kép giữa Bộ Thương mại và Bộ Tài chính là nỗ lực mới nhất của chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden nhằm làm cho quân đội Trung Quốc khó phát triển công nghệ có thể gây tổn hại đến an ninh quốc gia của Mỹ. Thượng viện Mỹ hôm 16.12 đã thông qua luật cấm các công ty Mỹ nhập khẩu hàng hóa từ khu vực Tân Cương, trừ khi họ chứng minh được rằng không sử dụng lao động cưỡng bức.
Ngoài các viện nghiên cứu của Trung Quốc, Bộ Thương mại Mỹ còn đưa 22 nhóm thực thể Trung Quốc khác vào danh sách đen. Một số được nhắm mục tiêu vì vai trò của họ trong việc phát triển cáp thông tin liên lạc dưới biển, vốn là trọng tâm của Trung Quốc.
DJI cùng hàng loạt công ty Trung Quốc vào danh sách đen của Mỹ
Chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden đưa hàng loạt doanh nghiệp và viện nghiên cứu Trung Quốc vào danh sách cấm tiếp cận công nghệ và đầu tư của Mỹ.
DJI có mặt trong cả danh sách đen của Bộ Thương mại Mỹ và Bộ Tài chính Mỹ.
Theo danh sách Bộ Thương mại Mỹ và Bộ Tài chính Mỹ công bố, các công ty Trung Quốc hoạt động trong nhiều lĩnh vực, từ cáp quang biển đến công nghệ nhận diện gương mặt hay sản xuất máy bay không người lái. Bộ Thương mại Mỹ còn nhằm vào Học viện Quân y Trung Quốc và một số viện nghiên cứu trực thuộc.
Theo Thời báo Phố Wall, hơn 40 pháp nhân Trung Quốc có tên trong danh sách cấm vận của Bộ Thương mại Mỹ (cấm tiếp cận công nghệ Mỹ) hoặc của Bộ Tài chính Mỹ (cấm các doanh nghiệp Mỹ đầu tư).
Quan chức Nhà Trắng cho hay các tổ chức kể trên tham gia vào những hoạt động xung đột với lợi ích của Mỹ. Bộ trưởng Ngoại giao Antony Blinken khẳng định họ "lợi dụng công nghệ và các khoản đầu tư của Mỹ để làm suy yếu an ninh quốc gia Mỹ".
Đáp lại, Bộ Ngoại giao Trung Quốc chỉ trích quyết định của Mỹ. Người phát ngôn tại Bắc Kinh cáo buộc Mỹ đàn áp vô lý các doanh nghiệp Trung Quốc. Ông cảnh báo các lệnh trừng phạt vào những hãng như DJI sẽ đe dọa ngành công nghiệp và chuỗi cung ứng toàn cầu.
Vài tuần gần đây, chính quyền Tổng thống Biden leo thang các hành động chống lại doanh nghiệp công nghệ Trung Quốc, dù quan chức các bộ đôi khi không thống nhất về biện pháp thực hiện.
SMIC, nhà sản xuất bán dẫn lớn nhất Trung Quốc, cũng có tên trong danh sách này từ trước. Theo Chủ tịch tạm quyền kiêm Giám đốc Tài chính Gao Yonggang, "công ty đối mặt với nhiều thách thức lớn trong sản xuất và vận hành" kể từ khi bị thêm vào "sổ đen" của Mỹ.
Hãng AI Trung Quốc SenseTime phản đối lệnh trừng phạt của Mỹ SenseTime cho rằng Mỹ đã "nhận thức sai lầm cơ bản" khi trừng phạt công ty ngay trước thời điểm thực hiện IPO (chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng). Theo South China Morning Post, công ty trí tuệ nhân tạo (AI) lớn nhất Trung Quốc SenseTime hôm 11.12 bác bỏ cáo buộc của Mỹ về việc hỗ trợ vi phạm...