Mỹ cáo buộc tin tặc Nga dùng chiến thuật mới can thiệp bầu cử giữa kỳ
Giới chuyên gia, học giả, các nhà điều tra Mỹ cho rằng các tin tặc nghi có quan hệ với chính phủ Nga dường như đã không còn sử dụng chiến thuật tung “tin giả” mà đã chọn cách âm thầm phát tán các tin tức gây chia rẽ nội bộ Mỹ trước thềm cuộc bầu cử giữa kỳ.
(Ảnh minh họa: Reuters)
Reuters dẫn báo cáo của các nhà nghiên cứu về hiện tượng đưa tin không chính xác trên các nền tảng mạng xã hội như Facebook, Twitter, Reddit cho biết, các tin tặc có quan hệ với chính quyền Nga bị cho là đã phát đi những thông điêp tranh cãi và gây chia rẽ nội bộ Mỹ. Họ cho rằng các tin tặc Nga đã rất nỗ lực trong việc ẩn đi “dấu vết” nhằm tránh bị các công ty truyền thông xã hội lớn hoặc chính phủ Mỹ để mắt.
“Người Nga chắc chắn không đứng ngoài cuộc chơi. Họ đã thích nghi theo thời gian và tìm ra các biện pháp mới để thực hiện các chiến dịch gây ảnh hưởng”, ông Graham Brookie, giám đốc viện nghiên cứu pháp lý kỹ thuật số, thuộc Hội đồng Đại Tây Dương (Mỹ).
Theo Reuters, các cơ quan tình báo và hành pháp Mỹ từng cáo buộc Nga sử dụng chiến thuật cung cấp thông tin sai sự thật nhằm ủng hộ ứng cử viên Donald Trump trong cuộc bầu cử năm 2016. Nga đã nhiều lần bác bỏ những cáo buộc này.
Video đang HOT
Hồi tháng trước, Mỹ đã cáo buộc một nữ công dân Nga có âm mưu can thiệp cuộc bầu cử giữa kỳ diễn ra vào ngày 6/11. Washington cho rằng cơ quan nghiên cứu Internet có trụ sở ở St. Petersburg (Nga), nơi mà nữ công dân này đang giữ chức kế toán viên, đã sử dụng tài khoản mạng xã hội phát đi những chủ đề gây tranh cãi tại Mỹ như vấn đề súng đạn, nhập cư, phân biệt chủng tộc cũng như kêu gọi phản đối các chính trị gia Mỹ.
Tài liệu của tòa án Mỹ nói rằng, công ty Nga nói trên đã chi 12 triệu USD nhằm can thiệp bầu cử Mỹ thông qua truyền thông xã hội vào năm 2016. Năm ngoái, công ty này đã chi ra 12,2 triệu USD và 6 tháng đầu năm nay họ đã đề xuất chi 10 triệu USD nhằm can thiệp bầu cử Mỹ.
Giới chuyên gia Mỹ cho rằng dù mục tiêu phát tán các nội dung gây chia rẽ vẫn giữ nguyên, nhưng cách thức của những tin tặc này đã đa dạng hơn.
Priscilla Moriuchi, cựu quan chức an ninh quốc gia Mỹ, hiện đang là chuyên gia phân tích rủi ro tại công ty an ninh mạng Recorded Future, cho biết: “Chúng tôi đã có nhiều nghiên cứu về vấn đề “tin giả” và mọi người đã đoán biết tốt hơn về chiến lược từ các tin tặc, vì vậy chiến thuật này đã trở nên ít hiệu quả hơn”.
Bà Moriuchi nói rằng các tài khoản đến từ Nga đã phóng đại các câu chuyện và các “hình chế” trên mạng Internet với những nội dung gây tranh cãi và chia rẽ tới từ phe cực tả hoặc cực hữu. Những bài đăng trên trông có vẻ khá “chính thống” và rất khó để xác định đây là từ tin tặc nước ngoài. Và chuyên gia Mỹ nói rằng chiến lược này hiệu quả hơn hẳn việc “thêu dệt” các câu chuyện giả.
Ông Brookie cho rằng các tài khoản từ Nga thường tập trung vào các chủ đề “ nóng” và đưa ra những thông tin nhằm gây chia rẽ mạnh mẽ dư luận Mỹ.
Trang tin Daily Beast tuần trước nói rằng họ đã lưu lại 250.000 dòng tweet với nội dung về chiến dịch “Blexit”, chiến dịch kêu goi người Mỹ da màu rút khỏi đảng Dân chủ trên mạng xã hội Twitter chỉ trong 15 giờ đồng hồ. Tờ báo cho biết có 40.000 tài khoản trước đó đã tham gia vào chiến dịch tuyên truyền của Nga.
“Họ đang “dụ” người Mỹ vào những câu chuyện phân cực và gây chia rẽ mạnh mẽ. Các giải pháp cho vấn đề này phải dựa trên nền chính trị Mỹ và tập trung vào những vấn đề khiến nước Mỹ trở nên đoàn kết”, ông Brookie cho biết.
Đức Hoàng
Theo Dantri/SCMP
Vì sao Putin muốn khôi phục tên cũ cho cơ quan tình báo Nga?
Tổng thống Putin đã bày tỏ mong muốn trả lại tên gọi GRU có từ thời Liên Xô, thay vì tên mới là GU.
Tổng thống Nga Vladimir Putin
Phát biểu trong buổi lễ kỷ niệm ngày thành lập đơn vị tình báo quân đội Nga, Tổng thống Vladimir Putin đã đề xuất việc dùng lại tên gọi Tổng cục Tình báo (GRU), thay cho cái tên Tổng cục trực thuộc Bộ Tổng tham mưu Các lực lượng vũ trang Nga (GU) - mới được đổi từ năm 2010.
"Không hiểu sao chữ 'tình báo' lại biến mất khỏi tên gọi của cơ quan này. Tại sao chúng ta không quay lại với tên gọi GRU?", ông Putin nói.
Cũng trong lễ kỷ niệm này, Tổng thống Nga cũng ca ngợi đóng góp của tình báo quân đội Nga, đặc biệt trong các chiến dịch quân sự tại Syria.
"Các sĩ quan tình báo của chúng ta, theo truyền thống của quân đội, không bao giờ đầu hàng và luôn thực thi đến cùng nhiệm vụ của mình", người đứng đầu Điện Kremlin nhấn mạnh.
Trong những năm qua, cơ quan tình báo Nga liên tục bị cáo buộc đứng đằng sau các vụ việc như đánh cắp email cá nhân của ứng viên đảng Dân chủ Hillary Clinton, phát tán mã độc ở Ukraine và đầu độc cựu điệp viên Sergey Skripal tại Anh; tuy nhiên những cáo buộc của phương Tây đều bị Moscow bác bỏ.
Theo Thu Trang
Báo Giao Thông
Tuyên bố chống Nga mới của Mỹ và phản ứng của Moscow Theo ông Kosachev, việc bắt giữ cô Elena Khusyaynova gắn với tuyên bố của Đặc phái viên Mỹ về Ukraine Kurt Volker. Hội đồng Liên bang Nga Theo trang Sputnik, ông Konstantin Kosachev lãnh đạo Ủy ban Quốc tế của Hội đồng Liên bang Nga tuyên bố rằng những cáo buộc mới mà phía Mỹ đưa ra chống nữ công dân Nga Elena...