Mỹ cảnh báo nguy cơ xung đột lan rộng ở Trung Đông
Ngày 7/1, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken cảnh báo tình hình xung đột tại Dải Gaza có thể lan rộng và đe dọa an ninh ở khu vực Trung Đông rộng lớn hơn.
Xe quân sự Israel được triển khai tại khu vực giáp giới Dải Gaza, ngày 6/1/2024. Ảnh: THX/TTXVN
Phát biểu trong cuộc họp báo tại Doha trong khuôn khổ chuyến thăm Qatar, Ngoại trưởng Blinken nhấn mạnh đây là thời điểm vô cùng căng thẳng trong khu vực. Ông cảnh báo cuộc xung đột Hamas – Israel có thể dễ dàng lan rộng, gây nhiều bất ổn và thậm chí nhiều đau khổ hơn cho dân thường.
Trong bối cảnh cuộc khủng hoảng nhân đạo ngày càng sâu sắc và người dân tại Dải Gaza di dời hàng loạt, ông Blinken cho rằng “không thể ép buộc dân thường rời khỏi Gaza”, đồng thời nhấn mạnh họ “phải được trở về nhà ngay khi điều kiện cho phép”.
Video đang HOT
Ngoại trưởng Blinken đồng thời kêu gọi Israel “bắt buộc” đặt vấn đề bảo vệ dân thường lên ưu tiên hàng đầu, đảm bảo các hoạt động quân sự phải tính đến sự an toàn của người dân, cũng như tạo điều kiện để người dân có thể tiếp cận viện trợ nhân đạo.
Trước đó, Ngoại trưởng Mỹ đã có cuộc gặp Quốc vương Qatar Sheikh Tamim bin Hamad Al Thani và Thủ tướng kiêm Ngoại trưởng Qatar Mohammed bin Abdulrahman Al Thani, trong đó ông Blinken khẳng định sẽ nêu vấn đề bảo vệ dân thường trong chuyến thăm Israel sắp tới.
Về phần mình, Quốc vương Qatar đã nhấn mạnh sự cấp thiết phải thúc đẩy lệnh ngừng bắn ngay lập tức để bảo vệ dân thường, cung cấp viện trợ nhân đạo đầy đủ và bền vững tới tất cả các khu vực của Dải Gaza, đồng thời nỗ lực giảm leo thang để đảm bảo ổn định và an ninh trong khu vực.
Trong khi đó, Thủ tướng kiêm Ngoại trưởng Qatar Mohammed bin Abdulrahman Al Thani cho rằng vụ sát hại một thủ lĩnh cấp cao của Hamas gần đây đã ảnh hưởng đến nỗ lực hòa giải của nước này trong cuộc xung đột Hamas – Israel. Ông cũng nhấn mạnh những hành động thù địch ở Biển Đỏ là không thể chấp nhận được, tạo thành những hậu quả đáng tiếc từ cuộc xung đột ở Dải Gaza.
Ngoại trưởng Mỹ đang có mặt tại Qatar sau các điểm dừng chân tại Jordan, Thổ Nhĩ Kỳ và Hy Lạp nhằm thúc đẩy các nỗ lực giảm leo thang tình hình tại Dải Gaza. Trong chuyến công du thứ 4 tới Trung Đông chỉ trong vòng 3 tháng, ông Blinken cũng sẽ thăm Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE), Saudi Arabia, Israel, khu Bờ Tây và Ai Cập.
Tương tự, Ngoại trưởng Đức Annalena Baerbock cũng tới Israel – chặng dừng chân đầu tiên trong chuyến công du thứ 4 của nhà ngoại giao này tới Trung Đông kể từ khi nổ ra xung đột giữa Israel và Phong trào Hồi giáo Hamas ở Dải Gaza.
Theo phóng viên TTXVN tại Berlin, phát biểu trước chuyến thăm tới Trung Đông ngày 7/1, Ngoại trưởng Đức Annalena Baerbock đã kêu gọi chấm dứt xung đột tại Dải Gaza để bảo vệ dân thường Palestine và hướng tới giải pháp bền vững cho cuộc xung đột. Ngoại trưởng Đức nhấn mạnh người dân Trung Đông mong muốn hòa bình và để đạt được điều này, Dải Gaza phải không còn là mối đe dọa đối với sự tồn tại của nhà nước Israel. Lực lượng Hamas phải hạ vũ khí; các lực lượng khác như Hezbollah và Houthi phải ngừng thực hiện các hành vi tấn công nguy hiểm. Người dân ở Gaza và Bờ Tây cần được sống trong an ninh, nhân phẩm và quyền tự quyết. Theo bà Baerbock, người Israel và Palestine chỉ có thể sống trong hòa bình “nếu an ninh của bên này cũng là an ninh của phía bên kia”.
Cuộc xung đột giữa Israel và phong trào Hồi giáo Hamas bùng phát từ ngày 7/10/2023 ở Gaza, đã đẩy dải đất hẹp ven biển của Palestine vào cuộc khủng hoảng nhân đạo trầm trọng. Trong khoảng 3 tháng kể từ khi xung đột bùng phát, khoảng 24.000 người đã thiệt mạng, trong đó khoảng 1.200 người ở Israel và trên 22.800 người Palestine ở Dải Gaza. Không chỉ gây thương vong lớn cho cả hai bên, cuộc xung đột làm xáo trộn địa chính trị khu vực, đẩy Trung Đông đến bờ vực của cuộc chiến lan rộng, cản trở mọi nỗ lực tìm kiếm một nền hòa bình lâu dài.
Ngoại trưởng UAE và quan chức Palestine thảo luận về lệnh ngừng bắn ở Gaza
Theo phóng viên TTXVN tại khu vực Trung Đông và Bắc Phi, ngày 21/12, Ngoại trưởng Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE) Sheikh Abdullah bin Zayed Al Nahyan đã có cuộc gặp Tổng thư ký Tổ chức Giải phóng Palestine (PLO) Hussein Sheikh, một quan chức cấp cao của Chính quyền Palestine (PA), tại thủ đô Abu Dhabi để thảo luận về những nỗ lực quốc tế nhằm đạt được lệnh ngừng bắn ở Dải Gaza.
Lực lượng cứu hộ làm nhiệm vụ tại hiện trường đổ nát sau vụ không kích của Israel xuống thành phố Rafah, phía Nam Dải Gaza ngày 19/12/2023. Ảnh: THX/TTXVN
Trong cuộc hội đàm này, hai bên cũng bàn về cuộc khủng hoảng nhân đạo ở vùng đất ven biển đang bị phong tỏa này.
Ông Sheikh Abdullah đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc ưu tiên tiến hành các cuộc đàm phán hướng tới khuôn khổ thỏa thuận hòa bình giữa hai nhà nước của người Israel và người Palestine.
UAE là một trong số ít quốc gia Arab có quan hệ ngoại giao chính thức với Israel. Quốc gia vùng Vịnh này đã thiết lập quan hệ với chính quyền Tel Aviv vào năm 2020 theo một thỏa thuận do Mỹ làm trung gian, mở đường cho các quốc gia Arab khác xây dựng mối quan hệ với Israel. UAE đã lên án vụ tấn công ngày 7/10 của phong trào Hamas và kêu gọi phong trào Hồi giáo Palestine thả các con tin bị giam giữ ở Gaza. Quốc gia vùng Vịnh cũng phản đối việc Israel ném bom vùng lãnh thổ của Palestine và sử dụng ghế không thường trực của mình tại Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc để thúc đẩy một lệnh ngừng bắn nhằm chấm dứt giao tranh.
Vai trò của Mỹ trong thỏa thuận con tin giữa Israel và Hamas Thỏa thuận thả con tin giữa Israel và Hamas được ký kết với sự giúp đỡ của Tổng thống Mỹ Joe Biden và thoát khỏi những rắc rối vào phút chót. Tổng thống Mỹ Joe Biden phát biểu tại cuộc họp ở Washington, DC ngày 21/11/2023. Ảnh: AFP/TTXVN Theo tờ Wall Street Journal (Mỹ) ngày 23/11, cuộc đàm phán con tin bí mật...