Mỹ cảnh báo hai cuộc chiến thương mại tiếp theo
Thuế kỹ thuật số của Pháp đã làm thổi bùng lên sự tức giận của người Mỹ, cảnh báo cuộc chiến thương mại mới.
Bộ trưởng Tài chính Mỹ Stephen Mnuchin mới đây đã cảnh báo các quốc gia châu Âu đang chuẩn bị áp thuế kỹ thuật số sẽ có thể trở thành nạn nhân của cuộc chiến tranh thương mại mới.
Pháp đã định đánh thuế kỹ thuật số nhưng đối mặt chiến tranh thương mại với Mỹ và buộc phải trì hoãn.
Cụ thể, ông Mnuchin ca ngợi việc Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã đồng ý hoãn ban hành thuế kỹ thuật số – một động thái được cho là nhằm đến các công ty công nghệ Mỹ – cho đến cuối năm nay. Bộ trưởng Mỹ đồng thời kêu gọi Ý và Anh cũng nên noi gương Pháp trước khi thực sự có một cuộc chiến thương mại nổ ra.
Theo ông Mnuchin, việc trì hoãn thuế kỹ thuật số ở Pháp như là việc khởi đầu của giai đoạn giải quyết tranh chấp thương mại.
Ngoài Ý và Anh được đề cập trực tiếp bởi ông Mnuchin, Cộng hòa Séc cũng được cho là nằm trong tầm ngắm của Washington. Theo tờ báo địa phương Hospodá”5;ské noviny, Chính phủ nước này đang có kế hoạch phê duyệt một loại thuế tương tự thuế kỹ thuật số của Pháp từ cuối năm 2019. Các quan chức Mỹ đã cảnh báo Cộng hòa Séc về những thiệt hại nghiêm trọng, sẽ mất hàng tỷ USD nếu thực hiện động thái như vậy.
Hơn nữa, việc áp thuế kỹ thuật số có thể sẽ được áp dụng ở toàn châu Âu chứ không phải ở một nước đơn lẻ. Điều này sẽ khiến các nỗ lực đe dọa, gây sức ép của Mỹ với từng thành viên EU không còn giá trị.
Mới đây, Cao ủy châu Âu về vấn đề thị trường nội địa Thierry Breton khẳng định rằng thuế kỹ thuật số sẽ sớm áp dụng không phải ở từng nước đơn lẻ mà ở cấp độ toàn châu Âu. Dẫu vậy, ông Breton không tiết lộ thời điểm thuế này được ban hành.
Thuế kỹ thuật số được cho sẽ trở thành xu hướng trên thế giới do tính phức tạp từ loại hình cung cấp Internet hiện tại. Tại Pháp, loại thuế này được gọi là GAFA – viết tắt từ tên các tập đoàn Google, Apple, Facebook và Amazon. Đây là những tập đoàn Mỹ lớn nhất về vốn hóa, chỉ đứng sau mỗi Tập đoàn dầu mỏ Saudi Aramco của Saudi Arabia dẫn đầu thế giới. Pháp quyết định áp thuế 3% đối với doanh thu từ các dịch vụ kỹ thuật số của các công ty ở Pháp.
Sau các đe dọa đánh thuế hàng nhập khẩu Pháp vào Mỹ trị giá 2,4 tỷ USD, hôm 20/1, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và Tổng thống Mỹ Donald Trump nhất trí hoãn cuộc chiến thuế quan đến cuối năm 2020 và tiếp tục đàm phán tại Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) về thuế dịch vụ kỹ thuật số trong giai đoạn tới.
Video đang HOT
Một quan chức ngoại giao Pháp ngày 20/1 chia sẻ với hãng tin Reuters: “Họ đã nhất trí cho các cuộc đàm phán một cơ hội đến cuối năm nay. Trong thời gian đó, sẽ không có các đòn thuế ăn miếng trả miếng”.
Nhà Trắng cũng xác nhận thông tin trên trong thông báo cùng ngày.
Việc trì hoãn thuế kỹ thuật số với Pháp chưa rõ có thể tác động đến các nước châu Âu khác hay không song Washington vẫn gửi đi cảnh báo trước. Ý, Anh, Cộng hòa Séc hay bất cứ quốc gia châu Âu nào cũng đều có thể nằm trong tầm ngắm.
Hải Lâm
Theo baodatviet.vn
Số phận 'Lục địa già' Eurozone trong bối cảnh bất ổn rình rập
Số phận kinh tế của "Lục địa già" sẽ phụ thuộc đặc biệt vào những tiến triển của cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc, cũng như hậu quả của việc nước Anh rời khỏi Liên minh châu Âu (EU), còn gọi là Brexit.
Hai người phụ nữ quyên lưc cua châu Âu có thể thúc đẩy các chương trinh cải cách thường xuyên bị hoãn. (Nguồn: Kurier.at).
Cách đây đúng 1 năm, mức trung bình dự báo tăng trưởng của các nhà kinh tế cho Khu vực sử dụng đồng Euro (Eurozone) là 1,6% cho năm 2019, nhưng thực tế chi ghi nhân khoảng 1,2%.
Tăng trưởng phụ thuộc cú sốc từ bên ngoài
Tăng trưởng tai Eurozone trong năm 2019 là mức tăng tồi tệ nhất kể từ cuộc suy thoái năm 2013. Sau năm 2014 đat mưc chỉ 1,4%, khu vực đã trải qua 4 năm hồi phục (2,1% trong năm 2015, 1,9% trong năm 2016, 2,5% trong năm 2017 va 1,9% trong năm 2018).
Lời giải thích cho sự giảm tốc này là do cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc đã diễn ra mạnh mẽ hơn người ta tưởng, khiến ngành công nghiệp cua nước Đức rơi vào suy thoái. Cùng với đó, những khó khăn nghiêm trọng của thị trường ô tô như khủng hoảng diesel hay sự chuyển đổi sang xe điện đã làm trầm trọng thêm vấn đề. Nước Đức, một trong những động lực tăng trưởng chính của Eurozone, hiện đang dậm chân tại chỗ và cả khu vực đang bị ảnh hưởng.
Sẽ không có sự cải thiện ngoạn mục nào được dự kiến cho năm 2020. Các nhà kinh tê của Vanguard và Oxford Economics dự đoán, GDP cua Eurozone sẽ chi tăng 1% trong năm nay, theo Nomura là 0,9%, hoặc thậm chí chỉ 0,5% như dự báo của Capital Economics.
"Tăng trưởng sẽ ổn định nhưng tương đối yếu", đo la nhân đinh cua Oxford Economics. Sau một năm 2019 yếu ớt, 2020 cung đươc cho la không thê kha hơn. Tuy nhiên, môt sô ngươi lac quan vân ky vong vao môt sự cải thiện nhẹ trong nửa cuối cua năm.
Bên canh những dự báo trên, các nhà kinh tế cung thu hút sự chú ý vào các xu hướng chính của thời điểm hiên tai. Họ kết luận rằng, hai đòn bẩy chính mà các chính phủ có thể sử dụng là kích thích tiền tệ và kích thích tài khóa sẽ không có điều chỉnh nhiều trong năm 2020. Do đó, tăng trưởng kinh tế của Eurozone sẽ phụ thuộc vào các cú sốc bên ngoài.
Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) phải tiếp tục môt chính sách tiền tệ đã vô cùng phù hợp và tinh hinh khó có thể tiến xa hơn. Ông Mario Draghi, người đã rời vị trí Chủ tịch ECB vào cuối tháng 10, đã tiếp tục chương trình nới lỏng định lượng ngay trước khi từ nhiệm và hạ lãi suất tiền gửi xuống -0,5%. Điều này cho phép người kế nhiệm của ông, bà Christine Lagarde, có thời gian để thực hiện chính sách của mình. Không thể có những thông báo mang tinh quan trọng trong những tháng tới. Bà Lagarde sẽ đưa ra "đánh giá chiến lược" của mình, có thể thay đổi cách ECB xác định nhiệm vụ của ho, nhưng quyết định sẽ không thể đươc đưa ra vao trước cuối năm nay.
Về mặt ngân sách, giữ nguyên hiện trạng là xu hướng chiếm ưu thế. Các quốc gia như Pháp, Italy, Tây Ban Nha... đã sẵn sàng về mặt chính trị để vực dậy nền kinh tế của họ, nhưng điêu đươc dư bao la se không có nhiều đất để xoay trơ. Môt sô quôc gia khac như Đức hay Hà Lan... đươc cho la se không có ý chí chính trị để thưc hiên điêu tương tư trên quy mô lớn.
Nín thở chờ Tổng thống Trump
Các chuyên gia kinh tế tại Nomura dự đoán, Đức sẽ nới lỏng ngân sách một chút vào năm 2020, nhưng khả năng tung ra môt gói kích thích mạnh là rất thấp. Môt sô chuyên gia của Vanguard nhận định, về mặt lý thuyết, Đức có thể đủ khả năng chi 2% GDP mà không làm tăng tỷ lệ nợ công, nhưng họ không tin vào môt kịch bản kích thích tăng trương mạnh.
Tuy nhiên, một sự phục hồi tương đương 0,5% GDP là có thể. Thủ tướng Đức Angela Merkel, mặc dù đang ơ vào cuối nhiệm kỳ, luôn luôn rất cẩn thận và không đưa ra bất kỳ dấu hiệu nào cho thấy bà sẽ thay đổi thái độ của mình.
Những khó khăn nghiêm trọng của thị trường ô tô như khủng hoảng diesel hay sự chuyển đổi sang xe điện đã làm trầm trọng thêm vấn đề của Eurozone. (Nguồn: FT)
Không muốn hoặc bi bo buôc trong khuôn khô cac hành động về chính sách tiền tệ và ngân sách, số phận Eurozone sẽ phụ thuộc vào những cơn gió kinh tế thổi tơi từ bên ngoài "Lục địa già", trong đo tiến triển của cuộc chiến thương mại giữa Trung Quốc và Mỹ là ẩn số chính. Dấu hiệu hạ nhiệt gần đây, như việc Tổng thống Donald Trump đã hủy bỏ việc áp dụng thuế quan mới vào tháng 12/2019, mang lại hy vọng cho một năm 2020 yên ả hơn. Tương lai của cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ cũng có thể khiến ông phải thận trong hơn. Nhưng ai biết được se không đôt ngôt xuât hiên một dong Tweet nào đo mà Tổng thống Mỹ có thể công bố trong một buổi sáng giận dữ?
Các nhà kinh tế từ Oxford Economics gợi lại răng, tưng hai lần trong năm 2019, vào tháng Năm và tháng 11, ngành công nghiệp ô tô châu Âu đã phai nín thở khi Tổng thống Donald Trump yêu cầu nâng mức thuế 25% đối với ô tô châu Âu. Dù rằng, Nhà Trắng thưc tê đa để những tối hậu thư này trôi qua, ngành công nghiệp ô tô châu Âu vẫn chưa thê thoát ra khỏi vụ viêc.
Bên cạnh đó, những điều không chắc chắn xung quanh tiên trinh Brexit vẫn chưa mất đi. Phải thừa nhận rằng, chiến thắng của ông Boris Johnson trong cuộc bầu cử lập pháp vào giữa tháng 12/2019 có nghĩa là Vương quốc Anh chắc chắn sẽ rời EU vào ngày 31/1. Tuy nhiên, môt thỏa thuận thương mại tự do trong tương lai giữa London và Brussels vẫn sẽ được đàm phán. Cung vơi đo, moi kịch bản vẫn còn trên bàn đàm phán, từ một Vương quốc Anh gần gũi về kinh tế với EU đến khả năng quan hệ hai bên bị phá vỡ đột ngột.
Ngoài ra, trương hơp cua Italy cũng là một dấu hỏi lớn. Liêu sẽ có một cuộc bầu cử mới và một chính phủ do Matteo Salvini, thủ lĩnh cực hữu và bài châu Âu, lãnh đạo?
Với hiên trang tăng trưởng chỉ đạt 0,1% mỗi quý kể từ đầu năm 2018, bất kỳ cú sốc nào đối với nền kinh tế lơn thứ ba trong Eurozone đều se trơ nên nguy hiểm.
Sự không chắc chắn cũng đè nặng lên Pháp, quôc gia đã đong vai tro la một trong những động lực tăng trưởng cua khu vưc vào năm ngoái, khi các cuộc đình công chống lại cải cách lương hưu vân đang tiếp diên.
Tuy nhiên, vê trung hạn, các nhà phân tích của Jefferies to ra lạc quan hơn. Họ chỉ ra rằng, sự xuất hiện đồng thời của bà Lagarde tại ECB và Ursula von der Leyen với tư cách là Chủ tịch Ủy ban châu Âu là những lý do đang để hy vọng. Bà von der Leyen đã công bố một "Thỏa thuận xanh lớn", một kế hoạch đầu tư cho quá trình chuyển đổi sinh thái. Nếu điều này thành hiện thực, nó có thể đươc xem như gói kích thích ngân sách quan trong.
Cùng với nhau, hai người phụ nữ quyên lưc cua châu Âu có thể thúc đẩy các chương trinh cải cách thường xuyên bị hoãn, đặc biệt là liên quan đến liên minh ngân hàng. Các nhà phân tích của Jefferies nhận định các nhà lãnh đạo Lagarde và von der Leyen có một nhiệm vụ to lớn trước mắt và kết luận rằng, "Eurozone có thể tao nên nhưng bất ngờ theo hướng tích cực".
Chu Văn
Theo Bloomberg, TTXVN
Các lệnh trừng phạt của Mỹ đối với Nord Stream - 2 có thể khởi động chiến tranh thương mại mới Lệnh trừng phạt mới đối với dự án Nord Stream - 2 trong luật ngân sách Quốc phòng của Mỹ vừa thông qua dường như đã quá muộn để can thiệp vào việc hoàn tất xây dựng đường ống dẫn khí và có thể sẽ dẫn đến một cuộc chiến thương mại mới với châu Âu. Ngoài Mỹ đang muốn giữ thị trường...