Mỹ cần vạch giới hạn đỏ cho Trung Quốc ở Biển Đông

Theo dõi VGT trên

Hạm đội Nam Hải ngày càng hiện đại, đóng vai trò uy hiếp, đe dọa mang tính hỗ trợ, chi viện ở Biển Đông; Mỹ cần vạch ra giới hạn rõ ràng cho Trung Quốc.

Mỹ cần vạch giới hạn đỏ cho Trung Quốc ở Biển Đông - Hình 1

Tàu chiến Mỹ tuần tra trên Biển Đông (nguồn mạng sina Trung Quốc)

Tờ “Hoàn Cầu” Trung Quốc ngày 16 tháng 7 dẫn tờ “Tin tức Quốc phòng” Mỹ đăng bài viết “Chiến lược Biển Đông” của cựu Tư lệnh Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương quân Mỹ Dennis Blair và cựu Đại sứ Mỹ tại Trung Quốc Huntsman.

Theo bài viết, quan hệ Trung-Mỹ đang bước vào giai đoạn mới. Bắc Kinh tự tin, kiên định và “toàn cầu hóa” hơn so với trước đây. Trong quan hệ hai nước có các nhân tố hợp tác và cạnh tranh đặc biệt, thứ có thể gây sức ép nhất chính là vấn đề Biển Đông.

Sự chồng lấn về chủ trương của các nước, chủ nghĩa dân tộc và sự tiến bộ của công nghệ khai thác đáy biển đã tạo ra cục diện hết sức căng thẳng ở đây.

Bài viết cho rằng, mặc dù Trung Quốc thận trọng tránh sử dụng Hạm đội Nam Hải ngày càng hiện đại hóa của họ, nhưng nó vẫn đóng vai trò uy hiếp, đe dọa mang tính hỗ trợ, chi viện.

Mỹ cần vạch giới hạn đỏ cho Trung Quốc ở Biển Đông - Hình 2

Trung Quốc bất chấp luật pháp quốc tế và phớt lờ phản đối của Việt Nam, Mỹ và cộng đồng quốc tế, tiến hành đảo hóa và quân sự hóa bất hợp pháp một số đá ngầm đã xâm chiếm của Việt Nam

Những biện pháp bảo vệ lợi ích tự thân của Mỹ không có tác dụng. Trong các tuyên bố công khai, Mỹ không giữ lập trường đối với các chủ trương “lãnh thổ tranh chấp”, kêu gọi giải quyết hòa bình tranh chấp. Mặt khác, chính phủ các nước trong khu vực này chứng minh chủ trương của mình có căn cứ.

Bài viết cho rằng, Mỹ phải thực hiện 2 mục tiêu: Thứ nhất, bảo vệ tự do đi lại trên Biển Đông của hải, không quân và tàu thuyền dân sự của Mỹ. Thứ hai, ngăn chặn Trung Quốc thông qua đe dọa về quân sự và kinh tế, đơn phương xâm lấn (bành trướng) phi quân sự và xưng bá ở khu vực này.

Những tuyên bố gần đây của Mỹ đã nhấn mạnh nhiều hơn đến lợi ích của Mỹ, nhưng còn chưa tính là chiến lược.

Theo bài viết, mục tiêu đặt ra ở Biển Đông của Mỹ phải phục tùng chiến lược vĩ mô đối với Trung Quốc, tức là hoan nghênh Trung Quốc phát huy vai trò kinh tế va ngoại giao lớn hơn.

Nhưng, cần phải vạch ra giới hạn rõ ràng đối với việc Trung Quốc thông qua “đe dọa, uy hiếp hoặc tấn công xâm chiếm” để bành trướng lãnh thổ và ngăn cản năng lực tự do hành động đầy đủ của Mỹ ở Tây Thái Bình Dương.

Mỹ cần vạch giới hạn đỏ cho Trung Quốc ở Biển Đông - Hình 3

Tàu tuần duyên USS Fort Worth Hải quân Mỹ hoạt động ở vùng biển gần đảo Trường Sa của Việt Nam, bị tàu hộ vệ Diêm Thành (biên chế cho Hạm đội Bắc Hải, Hải quân Trung Quốc vào năm 2012) bám đuôi (nguồn báo Hoàn Cầu, Trung Quốc)

Theo bài viết, bât kê quán triệt chiến lược này là kế hoạch gì, đều phải bao gồm các yếu tố sau:

Đạt được một thỏa thuận ngoại giao – ngoài Trung Quốc, được tất cả các nước đòi hỏi chủ quyền và các nước ngoài khu vực đều có thể ủng hộ. Bất kể Trung Quốc có tham gia hay không, 4 nước chủ trương chủ quyền khác đều cần thực hiện hòa giải chung, vạch ra lãnh thổ và tài nguyên của 4 nước.

Bài viết cho rằng, thỏa thuận cũng cần đảm bảo tự do đi lại trên biển. Đối với vấn đề này, các quốc gia hàng hải chủ yếu cần thành lập liên minh, tham gia tiến trình này với tư các là nước có lợi ích liên quan,

Video đang HOT

Thỏa thuận này một khi đạt được, Mỹ có thể áp dụng một loạt hành động cả về pháp lý, dân sự và quân sự để ủng hộ thỏa thuận. Không cần trực tiếp chỉ đạo các lực lượng quân sự, chẳng hạn phô trương vũ lực và tổ chức diễn tập.

Mỹ có thể giúp Việt Nam, Philippines và các nước chủ trương chủ quyền khác khai thác và bảo vệ lãnh thổ của mình, có thể ủng hộ hợp tác khai thác tài nguyên thiên nhiên của khu vực này, có thể tăng cường tự do ở vùng biển ngoài lãnh hải. Trên tất cả các phương diện nêu trên, Mỹ đều cần khởi xướng hành động, không cần một mực sử dụng sức mạnh quân sự.

Mỹ cần vạch giới hạn đỏ cho Trung Quốc ở Biển Đông - Hình 4

Tàu khu trục USS Lassen DDG-82 Hải quân Mỹ vừa tiến hành tuần tra trên Biển Đông

Theo bài viết, chính sách của Mỹ quá nhấn mạnh đến hành động quân sự trên rất nhiều phương diện, chứ không phải là chính sách thông minh và chiến lược vững chắc, kèm theo việc sử dụng thận trọng sức mạnh quân sự. Để quan hê Trung-My phat triên ôn đinh, giải quyết hòa bình tranh chấp Biển Đông là một vấn đề Mỹ phải nắm chắc một cách thỏa đáng.

Đông Bình (nguồn báo Hoàn Cầu)

Theo giaoduc

Thái Lan mua sắm tàu ngầm Trung Quốc vì trò chơi địa-chính trị mới

Thái Lan mua tàu ngầm Trung Quốc là kỳ quái, là để chơi trò địa-chính trị mới, nhằm vào láng giềng và đã thách thức Mỹ, nhưng Thái Lan cần ASEAN đoàn kết.

Thái Lan mua sắm tàu ngầm Trung Quốc vì trò chơi địa-chính trị mới - Hình 1

Gần đây, tàu tuần tra duyên hải Pattani số hiệu 511 của Hải quân hoàng gia Thái Lan quay trở lại nhà máy tiến hành bảo trì, sửa chữa. Tàu này thuộc Type P15T, do nhà máy đóng tàu Trung Hoa - Hỗ Đông, Thượng Hải, Trung Quốc chế tạo.

Tờ "Hoàn Cầu" Trung Quốc ngày 14 tháng 7 dẫn tờ "Tin tức Quốc phòng" Mỹ ngày 12 tháng 7 đưa tin, chính quyền quân sự Thái Lan đã tuyên bố thành lập trong cuộc chính biến vào tháng 5 năm 2014, vì vậy, lập ra nghị viện quốc gia để duy trì hòa bình và trật tự. Chuyên gia cho rằng, chính phủ này có thể tìm kiếm sự ủng hộ và hợp tác về chính trị, quân sự từ Trung Quốc.

Đầu tháng 7 năm 2015, nội các quân sự Thái Lan đã phê chuẩn chương trình mua 3 tàu ngầm tấn công lớp Nguyên Type 039A của Trung Quốc.

Sau cuộc chính biến, Mỹ đã giảm số lần tổ chức diễn tập quân sự liên hợp Cobra Gold với Thái Lan và đã trì hoãn kế hoạch diễn tập quân sự liên hợp năm 2016.

Chủ nhiệm Trung tâm an ninh biển va ngoại giao, Viện nghiên cứu hàng hải Malaysia, Martin Sebastian cho biết, có người lo lắng sự trừng phạt của Mỹ đang đẩy Thái Lan vào vòng tay chính trị của Trung Quốc. "Mỹ đã áp dụng thái độ lạnh nhạt đối với chính quyền quân sự, điều này thể hiện rất rõ trong cuộc diễn tập quân sự Cobra Gold".

Thái Lan mua sắm tàu ngầm Trung Quốc vì trò chơi địa-chính trị mới - Hình 2

Theo mạng sina Trung Quốc, Hải quân hoàng gia Thái Lan là khách hàng truyền thống của tàu chiến mặt nước do Trung Quốc chế tạo, trước khi nhập khẩu tàu tuần tra Type P15T, Hải quân hoàng gia Thái Lan cũng từng nhập khẩu 4 tàu hộ vệ lớp Giang Hồ III và 2 tàu hộ vệ Type F-25T của Trung Quốc.

Thitinan Pongsudhirak - Chủ nhiệm Viện nghiên cứu an ninh va quan hê quôc tê, Đại học Chulalongkorn, Bangkok cho rằng, quyết định này sẽ gây tổn hại cho quan hệ Thái-Mỹ và gây ảnh hưởng bất lợi đối với chiến lược tái cân bằng của Mỹ.

"Bangkok đang chuẩn bị cho một chính sách địa-chính trị nào đó, điều này đòi hỏi Mỹ phải suy nghĩ thận trọng về giá trị và lợi ích của mình ở châu Á". Ông cho rằng, sự chỉ trích của Mỹ là nhân tố thúc đẩy chủ yếu Bangkok ngả về phía Trung Quốc.

Trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh, Mỹ va Thái Lan duy trì quan hệ trao đôi quân sư vững chắc, vê sau hai nước đã tổ chức tâp trân chung Cobra Gold vào năm 1982. Tư thâp niên 80 thê ky trươc đến nay, Hải quân Thái Lan bắt đầu mua sắm tàu chiến trên phạm vi toàn cầu, bao gồm Trung Quốc, Italia, Singapore, Scotland, Tây Ban Nha va Mỹ.

Vào thập niên 90 của thế kỷ trước, Trung Quốc từng bán cho Thái Lan 2 tàu hộ vệ Type 25T va 4 tàu hộ vệ tên lửa lớp Giang Hồ III, nhưng 2 loại tàu chiến này đều tồn tại vấn đề công nghệ, bao gồm vấn đề tích hợp công nghệ của bên thứ ba.

Thái Lan mua sắm tàu ngầm Trung Quốc vì trò chơi địa-chính trị mới - Hình 3

Tàu tuần tra Pattani số hiệu 511 Hải quân hoàng gia Thái Lan, mua của Trung Quốc (nguồn mạng sina)

Cũng vào thập niên 90 của thế kỷ trước, Thái Lan đã mua 1 chiếc tàu sân bay của Tây Ban Nha, nhưng công tác bảo trì gặp rất nhiều khó khăn. Trong phần lớn thời gian, tàu sân bay này đều đậu ở bến tàu, 9 may bay chiên đâu động cơ phản lực cất hạ cánh thẳng đứng AV-8 Harrier hiện cũng nằm trong trạng thái "chết".

Chỉ có số ít máy bay trực thăng hải quân ngẫu nhiên tham gia nhiệm vụ cứu trợ thiên tai khu vực, bao gồm một số máy bay trực thăng Knighthawks và Sea Hawk.

Thitinan Pongsudhirak cho rằng, ngay cả Bô Quôc phong Thái Lan va chuyên gia phân tích an ninh cũng cảm thấy ngạc nhiên về việc Thái Lan mua tàu ngầm. "Xích lại gần Trung Quốc là điều có thể hiểu được, thậm chí cần thiết, nhưng mua tàu ngầm của Trung Quốc có gì đó không ổn, những nhà thầu khác như Đức và Thụy Điển xem ra tin cậy hơn nhiều".

Ông Pongsudhirak còn cho rằng, chính quyền quân sự Thái Lan luôn không muốn giải thích cho người dân tại sao cần tàu ngầm và tại sao muốn mua tàu ngầm của Trung Quốc. "Quyết định mua tàu ngầm làm cho trò chơi địa-chính trị của Thái Lan lại tăng lên một cấp độ cảnh báo mới, hơn nữa đây là một sự cam kết lớn và lâu dài".

Thái Lan mua sắm tàu ngầm Trung Quốc vì trò chơi địa-chính trị mới - Hình 4

Tàu ngầm thông thường Type 039A do Trung Quốc chế tạo

"Điều này chẳng khác nào, trứng của Thái Lan đã bỏ vào giỏ của Trung Quốc - số lượng trứng còn không ít - càng chưa nói còn liên quan đến tiếp tế hậu cần và các vấn đề như tính tương tác".

Lựa chọn mua sắm tàu ngầm của Trung Quốc, tăng cường trao đôi quân sư với Trung Quốc cho thấy Thái Lan sẽ không tiếp tục chịu sức ép chính trị của phương Tây.

Tim Huxley - Giám đốc điều hành Viện nghiên cứu chiến lược và quan hệ quốc tế châu Á, Singapore cho rằng, đối với Thái Lan, Trung Quốc là một đối tác kinh tế quan trọng, hơn nữa giữa hai nước Thái-Trung hoàn toàn không có xung đột an ninh trực tiếp.

Nhưng, Thái Lan cũng hết sức coi trọng khả năng hội tụ của ASEAN, đồng thời rõ ràng phản đối hành vi của Trung Quốc trên Biên Đông và ảnh hưởng của loại hành vi này đối với các nước thành viên ASEAN.

"Trung Quốc cho rằng, Thái Lan là một người bạn quan trọng của họ ở Đông Nam Á. Nhưng, quan hệ hai nước Trung Quốc-Thái Lan đã phát triển vài chục năm, song, điều mà chúng ta hiện nhìn thấy chỉ là một xu thế đi lên lâu dài, chứ không phải là một sự phát triển mới gây chú ý".

Thái Lan mua sắm tàu ngầm Trung Quốc vì trò chơi địa-chính trị mới - Hình 5

Tàu ngầm thông thường Type 039A do Trung Quốc chế tạo

Theo Pongsudhirak: "Thái Lan mua sắm tàu ngầm của Trung Quốc đã làm trầm trọng thêm tình hình căng thẳng với Mỹ, hơn nữa đã tạo ra thách thức đối với chiến lược quay trở lại châu Á-Thái Bình Dương của Mỹ".

"Vì vậy, xu thế nghiêng về Bắc Kinh của Thái Lan đã tồn tại một khoảng thời gian, điều này phản ánh quan hệ đia-chinh tri trên đất liền, trên biển của Đông Nam Á xuất hiện trạng thái mới.

Trung Quốc có tầm ảnh hưởng mạnh ở sân sau của họ, nhưng cũng bị các nước như Philippines phê phán và gây sức ép trên phương diện chủ quyền lãnh hải (yêu sách 'đường lưỡi bò' bành trướng, phi pháp và lố bịch của Trung Quốc - PV), trong khi đó, Mỹ luôn có ưu thế rõ rệt ở trên biển".

Người dân Thái Lan phê phán mua tàu ngầm Trung Quốc

Tờ "Novaya Gazeta" Nga đưa tin, chuyên gia Hải quân Nga, nhà quan sát tờ "Novaya Gazeta" Mikhail Voitenko viết bài nghi ngờ lý do Thái Lan mua tàu ngầm Trung Quốc, cho rằng, một trong những hành động gây nghi ngờ gần đây của tầng lớp lãnh đạo Thái Lan là quyết định mua sắm 3 tàu ngầm của Trung Quốc.

Thái Lan mua sắm tàu ngầm Trung Quốc vì trò chơi địa-chính trị mới - Hình 6

Tàu ngầm thông thường Type 039A do Trung Quốc chế tạo

Theo Mikhail Voitenko, nói thẳng ra, quyết định này rất kỳ quái. Chuyên gia và người dân Thái Lan ra sức phê phán đối với vấn đề này, bác bỏ tất cả những căn cứ hoang đường do các nhà lãnh đạo nhà nước và quân đội đưa ra khi biện hộ về việc đột ngột phải mua sắm tàu ngầm.

Dù sao, Hải quân Thái Lan chưa từng sở hữu tàu ngầm, đây là một loại tàu chiến hoàn toàn mới đối với họ. Căn cứ chủ yếu của họ là tất cả các nước láng giềng của Thái Lan đều đang mua sắm và sở hữu tàu ngầm.

Nhưng, Thái Lan hầu như không có bất cứ bất đồng nào với các nước láng giềng trong vấn đề biển, huống hồ tàu ngầm căn bản không có "đất dụng võ" ở vùng biển chủ yếu của Thái Lan, đó là vịnh Thái Lan với mực nước tương đối nông.

Do các nước láng giềng đều đang gia tăng vũ trang cho mình, Thái Lan đương nhiên là có lý do lo ngại.

Trên thực tế, tất cả các nước Đông Nam Á và Nhật Bản lân cận đều ngày càng lo ngại đối với Trung Quốc, đối với việc công khai "mạnh bạo" (hung hăng hăm dọa), thậm chí trực tiếp tấn công của Trung Quốc, chẳng hạn xâm chiếm các hòn đảo ở biển Hoa Đông va Biển Đông.

Thái Lan mua sắm tàu ngầm Trung Quốc vì trò chơi địa-chính trị mới - Hình 7

Tàu ngầm thông thường lớp Kilo của Hải quân Việt Nam dùng để bảo vệ chủ quyền biển đảo, đối phó kẻ thù có âm mưu và hành động xâm lược

Các nước khu vực thể hiện sự lo ngại nhất đối với hành động bành trướng trên biển (như yêu sách "đường lưỡi bò" vô cùng lố bịch và bất hợp pháp - PV) của Trung Quốc là Việt Nam, Philippines, Indonesia va Malaysia, họ đều là láng giềng của Thái Lan, trong khi đó tàu ngầm của họ cũng làm cho Quân đội Thái Lan cảm thấy lo ngại.

Trung Quốc đã bắt đầu triển khai "cuộc chiến dưới nước" (thủy chiến) thực sự với Việt Nam, Philippines, Nhật Bản, vũ khí chủ yếu tạm thời chỉ là dùng vòi rồng của tàu cảnh sát biển để tấn công mạnh. Trung Quốc muốn lợi dụng hết sức mạnh của mình và điểm yếu của các đối thủ cạnh tranh khu vực.

Nhưng, các "đối thủ cạnh tranh" đã bắt đầu lặng lẽ đoàn kết lại, cùng đối phó Trung Quốc. Điều này có nghĩa là, hiện nay, Thái Lan mua sắm tàu ngầm từ Trung Quốc là nhằm vào láng giềng của họ,

trong khi đó, các nước láng giềng này cũng cảm thấy lo ngại đối với nhà lãnh đạo chính phủ quân sự Thái Lan, hy vọng họ cần duy trì trung lập một cách nghiêm túc, cho dù ở trên phương diện mua sắm vũ khí. Nhưng, những người ủng hộ mua sắm tàu ngầm cho rằng, tàu ngầm có lợi cho Thái Lan tấn công cướp biển và buôn lậu.

Thái Lan mua sắm tàu ngầm Trung Quốc vì trò chơi địa-chính trị mới - Hình 8

Hải quân Singapore sẽ nhập khẩu tàu ngầm của Đức

Đông Bình (Tổng hợp)

Theo giaoduc

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Nghị sĩ Mỹ đề xuất chấm dứt quan hệ thương mại bình thường với Trung Quốc
13:55:44 15/11/2024
Lấy lòng "Bộ trưởng" Elon Musk, các hãng đổ xô quay lại X để quảng cáo
06:14:22 15/11/2024
Châu Âu bị bủa vây bởi dịch bệnh sởi
17:19:54 15/11/2024
Ông Trump chọn người chống vaccine làm Bộ trưởng Y tế, cổ phiếu hãng vaccine rớt giá mạnh
13:18:15 15/11/2024
Nội các trẻ hóa của Tổng thống đắc cử Donald Trump
06:04:51 15/11/2024
Chân dung nhân vật gây tranh cãi được ông Trump đề cử làm Bộ trưởng Tư pháp
10:00:10 15/11/2024
Vấn đề làm lu mờ chương trình tái thiết trị giá hàng tỷ USD của Ukraine
13:58:20 16/11/2024
Canada: Nhân viên bưu chính bắt đầu đình công trên toàn quốc
19:42:06 15/11/2024

Tin đang nóng

Hoà Minzy đăng video thừa nhận: "Xin lỗi khán giả, không thể lừa dối mọi người thêm nữa"
17:32:27 16/11/2024
Huỳnh Hiểu Minh cúi đầu xin lỗi
20:59:48 16/11/2024
Thảm đỏ hot nhất hôm nay: "Em gái quốc dân" lộ mặt sưng phù gây sốc, Triệu Lệ Dĩnh "chặt đẹp" dàn mỹ nhân trong bài test cam thường
22:06:03 16/11/2024
Xoài Non bị nhận xét "còn non và thiếu tinh tế" khi liên tục làm 1 việc trước mặt bố mẹ Gil Lê
19:14:49 16/11/2024
Đàm Vĩnh Hưng nộp đơn kiện đòi bồi thường vụ tai nạn tại Mỹ
23:27:56 16/11/2024
Cái kết nào cho giấc mơ 10 năm của Kỳ Duyên ở Miss Universe?
17:38:48 16/11/2024
Bố dượng bán nhà cửa, kỷ vật, trả nợ thay con gái riêng của vợ
20:52:29 16/11/2024
Tin không vui cho Kỳ Duyên trước thềm Chung kết Miss Universe 2024
23:46:08 16/11/2024

Tin mới nhất

Tai nạn máy bay V-22 Osprey: Phi công quên bật 'công tắc nguồn'

22:01:39 16/11/2024
Việc không tuân thủ quy trình này khiến máy bay không đủ sức mạnh để bay lên, dẫn đến va chạm. Ngoài ra, phi công cũng bị đánh giá là điều khiển không đúng kỹ thuật khi máy bay ở gần mặt đất, gây ra tình trạng rung lắc mạnh.

Lý do Israel tăng cường tấn công trên mặt trận Syria

21:59:13 16/11/2024
Cách đây 10 ngày, Israel cũng đã tấn công cơ sở hạ tầng và tài sản của trụ sở tình báo Hezbollah tại Damascus. Đơn vị này trước đây được chỉ huy trực tiếp bởi chỉ huy tình báo Husain Ali Hazzima, người đã thiệt mạng tại Beirut một tháng...

APEC 2024: Hàn - Mỹ - Nhật nhấn mạnh cam kết tăng cường hợp tác

21:50:42 16/11/2024
Cũng tại cuộc gặp, 3 nhà lãnh đạo còn thảo luận nhiều vấn đề cùng quan tâm, trong đó có các vụ phóng tên lửa của Triều Tiên, cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine.

Nga ngừng cung cấp khí đốt tự nhiên cho Áo

21:43:37 16/11/2024
Áo thông báo họ có thể đối phó với việc mất đi nhà cung cấp khí đốt chính, với các nguồn dự trữ và năng lượng thay thế.

Israel hoàn tất đợt không kích thứ ba vào vùng ngoại ô thủ đô của Liban

21:42:13 16/11/2024
Các máy bay chiến đấu đã tấn công một kho tên lửa, cùng 15 bệ phóng tên lửa ở miền Nam Liban, bao gồm các bệ phóng được trang bị tên lửa dẫn đường nhắm vào lãnh thổ Israel.

Nga hạn chế xuất khẩu uranium làm giàu sang Mỹ

21:36:35 16/11/2024
Tuy nhiên, quyết định hạn chế mới của Nga có kèm các điều khoản miễn trừ cho phép tiếp tục xuất khẩu trong trường hợp lo ngại về nguồn cung cho đến năm 2027.

Chuyên gia nói về lý do Tổng thống Nga không tham dự hội nghị COP29

21:32:05 16/11/2024
Hai bên tái khẳng định mối quan tâm chung trong việc tiếp tục phát triển toàn diện quan hệ đối tác chiến lược và quan hệ đồng minh giữa Azerbaijan và Nga.

Lầu Năm Góc tiếp tục không thể giải trình đầy đủ các khoản ngân sách 824 tỷ USD

21:28:28 16/11/2024
Cùng với mục tiêu trên, Lầu Năm Góc sẽ phải chuyển giao những chiến lược quân sự cho chính quyền Trump sắp tới. Nhưng ông McCord kỳ vọng chính quyền mới có thể duy trì được phần lớn tính liên tục của chiến lược như trong quá khứ.

Chuyên gia Nga đánh giá về địa điểm tổ chức đàm phán tiềm năng giữa Tổng thống Putin và ông Trump

14:14:39 16/11/2024
Ông Nicolas Bidault, Trưởng phòng báo chí Bộ Ngoại giao Thụy Sĩ, khẳng định với tờ Izvestia rằng theo truyền thống, chính sách đối ngoại của Thụy Sĩ luôn sẵn sàng đóng vai trò trung gian khi các bên liên quan đồng thuận.

Nga bán được tiêm kích "bóng ma bầu trời" Su-57 đầu tiên cho nước ngoài

06:00:05 16/11/2024
Nga thông báo đã tìm được khách hàng nước ngoài đầu tiên mua tiêm kích hiện đại nhất của nước này, Su-57, nhưng không tiết lộ cụ thể bên mua.

Độc đáo nghi lễ Xaybath tại Boun Thatluang - Lễ hội Phật giáo lớn nhất trong năm của Lào

05:08:15 16/11/2024
Đây cũng là cơ hội cho người dân Lào tích lũy công đức bằng cách cho đi không vị kỷ. Với việc tham gia vào nghi lễ Xaybath, người dân bày tỏ lòng thành kính đối với Phật giáo và cầu mong phước lành.

Philippines sơ tán người dân tránh bão Man-yi

04:59:46 16/11/2024
Đây là cơn bão thứ 6 mà Philippines phải đối mặt chỉ trong 1 tháng qua và hoạt động sơ tán người dân đã được thực hiện ngay trong ngày 15/11.

Có thể bạn quan tâm

1 Hoa hậu lên tiếng về nghi vấn livestream nói xấu Kỳ Duyên

Sao việt

23:51:06 16/11/2024
Miss Universe Kazakhstan hiện vướng nghi vấn chơi xấu các đối thủ trước thềm chung kết, trong đó có đại diện Việt Nam.

Nhã Phương 'phá lệ' cùng Đỗ Mạnh Cường mang về 95 triệu cho trẻ mồ côi

Tv show

23:13:43 16/11/2024
Vì mong muốn giúp sức cho các em nhỏ có hoàn cảnh khó khăn, Nhã Phương nỗ lực cùng đồng đội là nhà thiết kế Đỗ Mạnh Cường vượt qua các thử thách của ban tổ chức.

Thu Trang và giới làm phim kêu cứu, Cục Điện ảnh: "Mong Quốc hội cân nhắc"

Hậu trường phim

22:37:14 16/11/2024
Hơn 30 doanh nghiệp điện ảnh đã ký tên và đóng dấu vào văn bản khẩn, kiến nghị về việc điều chỉnh mức thuế giá trị gia tăng (VAT) trong Dự thảo Luật Thuế giá trị gia tăng.

Sao nam bị vợ tố nghiện mua dâm lộ mức đền bù gây phẫn nộ

Sao châu á

22:18:28 16/11/2024
Yulhee tiết lộ Minhwan đã đề nghị đưa cho cô 50 triệu won (909 triệu đồng) bồi thường ly hôn và 2 triệu won (36 triệu đồng) tiền cấp dưỡng nuôi con.

Lộ nhan sắc thật vợ bầu của cầu thủ điển trai nhất nhì U23 Việt Nam, sắp "vỡ chum" nhưng vẫn làm điều đặc biệt cho chồng

Netizen

21:30:31 16/11/2024
Cựu cầu thủ U23 Việt Nam Huỳnh Tấn Sinh và vợ Phạm Nguyễn Bích Trâm đã có cái kết đẹp sau 3 năm hẹn hò. Cặp đôi đăng ký kết hôn và tổ chức lễ ăn hỏi vào tháng 11 năm 2023.

Nụ hôn đồng tính gây sốc của Han So Hee

Phim châu á

21:22:27 16/11/2024
Heavy Snow (Tạm dịch: Bão Tuyết) đang khiến MXH rần rần thời gian qua, đem đến những thước phim mơ mộng đẹp như sách truyện tới khán giả

Giải Cứu Anh "Thầy": Phim hài đen kén thị hiếu đại chúng nhưng có thách thức cảm thụ của khán giả?

Phim việt

21:12:31 16/11/2024
Bộ phim là hành trình gợi lên nhiều suy ngẫm, là cuộc đồng ngộ của hai thế hệ người lớn và người trẻ đã và đang bị cuốn vào vòng xoáy cuộc sống hối hả, mất dần kết nối và thấu cảm hiện nay.

Siêu bão Man-yi hướng vào Biển Đông, khả năng gặp 'bức tường' không khí lạnh

Tin nổi bật

20:56:53 16/11/2024
Siêu bão Man-yi tiếp tục ở cường độ cấp 16, giật trên cấp 17. Dự báo, khoảng ngày 18/11, sau khi vượt qua đảo Lu Dông (Philippines), bão di chuyển vào Biển Đông, trở thành cơn bão số 9 nhưng sẽ giảm cấp nhanh khi gặp không khí lạnh.

Tùng Dương tiết lộ bị một nghệ sĩ Gen Z mắng, dạy hát từng câu

Nhạc việt

20:14:55 16/11/2024
Sáng 16/11, nam ca sĩ Tùng Dương đã có buổi họp báo giới thiệu đến công chúng album mới nhất mang tên Multiverse - Đa Vũ Trụ với 12 bài hát mới.

NewJeans sẽ nợ HYBE bao nhiêu tiền nếu phá vỡ hợp đồng?

Nhạc quốc tế

20:09:45 16/11/2024
Khán giả Hàn Quốc đang bàn tán xôn xao về số tiền NewJeans sẽ phải trả cho tập đoàn nếu đơn phương chấm dứt hợp đồng.

Gã đàn ông cho 61 người vay lãi nặng, thu lợi bất chính cả trăm triệu đồng

Pháp luật

19:56:25 16/11/2024
Cơ quan CSĐT Công an huyện Trà Cú (Trà Vinh) vừa khởi tố bị can, bắt tạm giam đối với Kiên Kêne (48 tuổi, ngụ xã An Quảng Hữu) để điều tra hành vi "Cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự".