Mỹ cấm làm ăn với 5 công ty công nghệ Trung Quốc
Cơ quan chịu trách nhiệm về các hợp đồng chính phủ Mỹ hôm 7-8 ban hành các quy định tạm thời cấm mua thiết bị viễn thông của 5 công ty Trung Quốc, trong đó có Huawei.
Lệnh cấm là một phần trong nỗ lực thúc đẩy của Mỹ chống lại Huawei, nhà sản xuất thiết bị mạng viễn thông lớn nhất thế giới bị Washington cáo buộc là gián điệp và đánh cắp tài sản trí tuệ.
Lệnh cấm nằm trong Đạo luật Ủy quyền Quốc phòng Quốc gia (NDAA) được thông qua vào năm ngoái và hạn chế sử dụng tiền liên bang để mua các thiết bị, dịch vụ viễn thông và thiết bị giám sát video từ các công ty viễn thông có liên hệ với chính phủ Trung Quốc vì lý do an ninh quốc gia.
Phía Huawei cho biết sẽ tiếp tục thách thức lệnh cấm nói trên.
Mỹ ban hành các quy định tạm thời cấm mua thiết bị viễn thông của 5 công ty Trung Quốc, trong đó có Huawei.
Video đang HOT
Quy định tạm thời này không cho phép tất cả các cơ quan liên bang Mỹ mua thiết bị công nghệ và viễn thông của Huawei, Tập đoàn ZTE, Hytera, công ty công nghệ kỹ thuật số Hangzhou Hikvision và công ty Dahua. Lệnh cấm sẽ có hiệu lực chính thức vào ngày 13-8 tới.
Người phát ngôn của Hikvision cho biết họ cam kết tuân thủ luật pháp và quy định tại các quốc gia nơi công ty này hoạt động. Người phát ngôn này cho biết Hikvision đã nỗ lực để đảm bảo an ninh của các sản phẩm theo yêu cầu của chính phủ Mỹ.
Sau khi lệnh cấm có hiệu lực, chính quyền Mỹ sẽ có 60 ngày để tiếp thu ý kiến trước khi ban hành phiên bản cuối cùng về lệnh cấm. Lệnh cấm cũng sẽ có một số ngoại lệ cho đến ngày 13-8-2021 đối với các nhà thầu không liên quan đến vấn đề an ninh.
Lệnh cấm rộng hơn sẽ áp dụng đối với bất kỳ công ty nào sử dụng thiết bị từ các công ty Trung Quốc nói trên, sẽ có hiệu lực vào tháng 8-2020.
Theo người lao động
Bất chấp lệnh cấm, các công ty Mỹ vẫn lách luật làm ăn với Huawei
Các nhà sản xuất chip xử lý, bao gồm Intel và Micron, đã tìm ra cách lách lệnh cấm của Chính phủ Mỹ.
Tờ New York Times, dẫn lời một số nguồn tin, cho biết, một số công ty công nghệ thông tin của Mỹ vẫn tiếp tục bán các sản phẩm của mình cho Huawei, bất chấp lệnh cấm của chính quyền Mỹ.
Theo các nguồn tin, một số nhà sản xuất chip xử lý, như Intel và Micron, đã tìm ra cách để có thể tiếp tục làm ăn với Huawei. "Việc giao hàng đã bắt đầu khoảng 3 tuần trước, và các công ty này đã lợi dụng việc các sản phẩm được đóng gói tại dây chuyền ngoài nước sẽ không được dán mác là 'Made in USA'" - một nguồn tin giải thích.
Hiện Intel và Micron đều từ chối bình luận về thông tin này.
Các công ty công nghệ của Mỹ vẫn tìm cách lách luật để làm ăn với Huawei. (Ảnh: Reuters)
Theo lệnh cấm, cho đến giữa tháng 8, các công ty Mỹ chỉ được phép bán cho Huawei các linh kiện cần thiết để duy trì các sản phẩm hiện có của phía công ty Trung Quốc. Việc bán các linh kiện để lắp ráp và các sản phẩm mới là hoàn toàn bị cấm.
Cựu quan chức của Bộ Thương mại Mỹ, ông Kevin Wolf, cho biết ông đã tư vấn cho một số công ty Mỹ về lệnh cấm trong giao dịch với Huawei. Ông giải thích rằng hoàn toàn có thể lách được lệnh cấm đó nếu như hàng hóa được sản xuất bên ngoài nước Mỹ và việc bán chúng không đe dọa đến lợi ích an ninh quốc gia của nước này.
Cũng theo nguồn tin của New York Times, tổng khối lượng giao dịch của các công ty Mỹ với Huawei ước tính lên tới hàng tỷ USD, tuy nhiên hiện vẫn chưa rõ bao nhiêu phần trăm trong số đó là các hợp đồng cung cấp linh kiện cho các sản phẩm mới. Phía Huawei trước đó cũng từng tuyên bố hàng năm họ đã chi trả khoảng 11 tỷ USD cho giao dịch với các công ty Mỹ.
Chính quyền Mỹ cáo buộc Trung Quốc đang tiến hành các hoạt động gián điệp với sự trợ giúp của các thiết bị mạng 5G mà phía Huawei cung cấp. Bộ Thương mại Mỹ đã liệt Huawei vào danh sách đen hồi tháng 5, tuy nhiên sau đó có cấp giấy phép tạm thời có thời hạn 90 ngày cho công ty này. Theo đó, Huawei vẫn được phép duy trì các thiết bị và mạng hiện có.
Chủ tịch sáng lập Huawei Nhậm Chính Phi cho biết vì các lệnh trừng phạt của Mỹ mà công ty này có thể mất đến 30 tỷ USD doanh thu trong các năm 2019 và 2020.
Theo vtc
Huawei 'quay cuồng' với lệnh trừng phạt, ZTE quay trở lại 'cuộc đua' 5G Sau khi các lệnh trừng phạt của Mỹ được dỡ bỏ, ZTE đang có sự trở lại nhanh chóng và tung ra chiếc điện thoại thông minh tương thích 5G đầu tiên tại Trung Quốc - Axon 10 Pro vào ngày 5/8. Axon 10 Pro của ZTE có giá 4.999 Nhân dân tệ (tương đương720 USD). Được biết, điện thoại 5G của ZTE...