Mỹ cam kết bảo vệ đồng minh
Khẳng định quan hệ đồng minh bền chặt cũng như tăng cường cam kết an ninh cho các đồng minh đã được Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel nhấn mạnh trong chuyến thăm châu Á.
Mỹ cam kết sẽ điều thêm 2 tàu phòng thủ tên lửa đạn đạo tới Nhật Bản
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel thăm châu Á ngay trước thềm chuyến công du quan trọng cuối tháng 4 này của Tổng thống Barack Obama diễn ra trong bối cảnh Trung Quốc đang gia tăng các hành động đòi hỏi chủ quyền ở châu Á. Bởi thế, dù tới đồng minh thân cận và quan trọng số một Nhật Bản hay đối thủ lớn nhất tại châu Á là Trung Quốc, ông Hagel đều nhấn mạnh tới tầm quan trọng duy trì hòa bình, ổn định và an ninh tại châu lục. Người đứng đầu Lầu Năm góc không ngần ngại lên tiếng ngay tại Thủ đô Bắc Kinh của Trung Quốc rằng Washington cam kết bảo vệ các đồng minh như Nhật Bản và Philippines trong cuộc đối đầu với Trung Quốc.
Theo giới quan sát, không phải ngẫu nhiên mà Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ lại nhấn mạnh tới những cam kết mạnh mẽ bảo vệ đồng minh tại châu Á. Những cam kết này mang nhiều thông điệp răn đe sau khi có không ít dư luận, trong đó có tờ báo hàng đầu “Thời báo Tài chính” (Financial Times) và hãng tin uy tín Bloomberg, cho rằng Trung Quốc có thể dùng “kịch bản Crimea” trong tranh chấp lãnh thổ trên biển với các quốc gia châu Á.
Phát biểu với báo chí, ông Hagel cho rằng giống như việc Nga sáp nhập Crimea, luôn có một quốc gia nào đó ở châu Á muốn cố gắng thay đổi đường biên giới quốc tế bằng vũ lực. Cho dù Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ không nêu đích danh song giới quan sát cho rằng đó chính là lời cảnh báo về “sự quyết đoán ngày càng gia tăng của Trung Quốc” liên quan tới vấn đề tranh chấp lãnh thổ tại châu Á.
Dịp này, ông Kunihiko Miyake, cựu Cố vấn cho Thủ tướng Nhật Shinzo Abe và là Giám đốc điều hành Viện Nghiên cứu Toàn cầu Canon ở Tokyo, cho rằng “kịch bản Crimea” như một ví dụ đối với việc Trung Quốc thách thức sự kiểm soát của Nhật đối với quần đảo Senkaku theo cách gọi của Nhật Bản/Điếu Ngư theo cách gọi của Trung Quốc. Trong khi đó, hãng tin Reuters dẫn lời Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ phụ trách các vấn đề Đông Á Daniel Russel nêu rõ, dù Mỹ tuyên bố không đứng về phía nào trong các tranh chấp lãnh thổ tại châu Á, song Trung Quốc không nên nghi ngờ việc Mỹ sẽ hành động để bảo vệ các đồng minh.
Chính vì thế, sau các cuộc hội đàm với Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe và người đồng cấp Nhật Bản Itsunori Onodera, Bộ trưởng Hagel khẳng định Mỹ sẽ tăng cường đáng kể năng lực phòng thủ cho Nhật Bản. Hiện thực hóa cam kết này, Mỹ thông báo đang lên kế hoạch triển khai thêm 2 tàu phòng thủ tên lửa đạn đạo Aegis tới Nhật Bản trước năm 2017.
Video đang HOT
Trong động thái liên quan, sau khi “Thời báo Tài chính” và Bloomberg đưa tìn về việc Trung Quốc có thể dùng “kịch bản Crimea” ở châu Á, Tổng thống Philippines Benigno Aquino đã tuyên bố rằng trong khuôn khổ Hiệp ước phòng thủ chung với Mỹ, số lượng quân Mỹ ở nước này có thể tăng lên. Ông Aquino cho rằng một căn cứ quân sự đang được hiện đại hóa và nó “sẽ kiềm chế bước đi cuối cùng của Trung Quốc”.
Theo ANTD
Nhật mở rộng hợp tác quân sự nước ngoài nhằm đối phó Trung Quốc
Sau khi sửa đổi "3 nguyên tắc xuất khẩu vũ khí", Nhật đã mở rộng hợp tác quốc phòng quốc tế, trong đó đặc biệt là các đối tác chiến lược như Mỹ, Ấn Độ, Australia và một số quốc gia Đông Nam Á.
Ngày 4/4, tờ Asahi Shimbun của Nhật cho biết, sau khi Nhật Bản gỡ bỏ "3 nguyên tắc xuất khẩu vũ khí", sẽ thúc đẩy các doanh nghiệp của Nhật tăng cường tham gia các dự án liên hợp sản xuất và nghiên cứu trang bị quốc phòng với cộng đồng quốc tế.
Ngoài ra, với các hợp đồng dài hạn, có thể thông qua việc tăng số lượng mua sắm để giảm đơn giá, Bộ quốc phòng Nhật sẽ xem xét kéo dài các hợp đồng mua sắm trang bị máy bay, tàu chiến, thường có thời hạn là 5 năm như hiện nay lên khoảng 10 năm.
Nhật Bản sẽ tăng cường hợp tác quốc phòng với nước ngoài
Sau khi nội các Nhật Bản thông qua "3 nguyên tắc xuất khẩu vũ khí", quy định về nguyên tắc xuất khẩu vũ khí và công nghệ liên quan, Bộ quốc phòng Nhật Bản đã đệ trình dự thảo "chiến lược cơ bản về công nghệ và sản xuất quốc phòng" lên tiểu ban công tác quốc phòng của Đảng Dân chủ Tự do cầm quyền.
Dự thảo cho biết, Bộ quốc phòng Nhật chuẩn bị xây dựng một điểm sửa chữa máy bay chiến đấu F-35 thuộc mạng lưới khu vực châu Á - Thái Bình Dương và triển khai hợp tác với các quốc gia liên quan. Các doanh nghiệp của Nhật là một bên tham gia chương trình phát triển chung máy bay chiến đấu F-35. Kế hoạch của Bộ quốc phòng nước này là sẽ hoàn thành xây dựng chiến lược này vào tháng 5 năm nay.
Tàu ngầm AIP lớp Soryu của Nhật
Dự thảo này sẽ thúc đẩy doanh nghiệp Nhật tham gia vào hoạt động nghiên cứu, sản xuất trang bị quốc phòng của cộng đồng quốc tế. Ngoài đồng minh Hoa Kỳ ra, dự thảo này còn giúp cho Nhật xây dựng quan hệ hợp tác thân thiết với các quốc gia chủ chốt của châu Âu như Anh, Pháp; các nước Australia, Ấn Độ và các đối tác Đông Nam Á.
Trong hội nghị thượng đỉnh giữa Thủ tướng Nhật Shinzo Abe và Thủ tướng Australia Abbott được tổ chức vào ngày 7-4 tại Tokyo, chính phủ hai nước sẽ phải đạt được nhận thức chung về thúc đẩy hợp tác an ninh, nghiên cứu thiết bị quốc phòng chung trong thời gian tới.
Máy bay tuần tiễu chống ngầm P-1
Cũng trong khuôn khổ của hội nghị này, dự kiến hai bên sẽ đạt được nhất trí về nội dung của đối thoại (2 2) giữa Ngoại trưởng và Bộ trưởng Bộ quốc phòng hai nước được tổ chức vào nửa đầu năm nay tại Tokyo. Bắt đầu từ năm 2012, các cuộc đối thoại được tổ chức hai năm một lần.
Là một trong những chính sách cụ thể hóa việc tăng cường hợp tác giữa Nhật và Australia, hai bên đồng ý mở rộng các lĩnh vực diễn tập chung Nhật, Mỹ và Autralia tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
Thủy phi cơ tuần tiễu hàng hải US-2 do Nhật sản xuất
Ngày 1-4, nội các Nhật Bản đã phê chuẩn "3 nguyên tắc xuất khẩu vũ khí quốc phòng", hợp tác nghiên cứu chung thiết bị quốc phòng với Autralia là cụ thể hóa nguyên tắc này. Phía Autralia rất quan tâm đối với công nghệ tàu ngầm của lực lượng phòng vệ Nhật Bản, hai bên sẽ trao đổi hợp tác phát triển trong lĩnh vực này.
Được biết, trong nhiệm kỳ đầu của ông Abe năm 2007, chính phủ hai nước đã ký "Tuyên bố chung bảo đảm an ninh" nhằm tăng cường hợp tác trong lĩnh vực này giữa hai nước.
Chính phủ liên hợp do Đảng bảo thủ của Thủ tướng Abbott đứng đầu cũng có mong muốn tăng cường hợp tác an ninh với phía Nhật Bản. Ngày 7-4, ông tham dự phiên họp đặc biệt của hội nghị bảo đảm an ninh quốc gia (NSC phiên bản Nhật Bản) được diễn ra tại Phủ Thủ tướng Nhật Bản và có cuộc hội kiến với ông Shinzo Abe.
Theo ANTD
Tokyo quyết tâm xây dựng CIA phiên bản Nhật Nhằm đẩy mạnh công tác thu thập và phân tích thông tin tình báo, Nhật Bản đang có kế hoạch xây dựng một cơ quan tình báo theo hình mẫu của CIA Mỹ. Vừa qua, người đứng đầu bộ phận bảo vệ an ninh mật của Đảng dân chủ tự do cầm quyền Nhật Bản là ông Machimura Nobutaka cho rằng, Nhật Bản...