Mỹ cách chức hạm trưởng tàu ngầm va chạm ở Biển Đông
Mỹ cách chức ba sĩ quan, gồm hạm trưởng, trên tàu ngầm USS Connecticut va chạm núi ngầm ở Biển Đông, cho rằng sự cố có thể ngăn chặn được.
Phó đô đốc Karl Thomas, tư lệnh Hạm đội 7 của Hải quân Mỹ, hôm 4/11 quyết định cách chức hạm trưởng Cameron Aljilani, hạm phó Patrick Cashin và chỉ huy kíp sonar Cory Rogers sau sự cố tàu ngầm tấn công lớp Seawolf va phải núi đá ngầm ở Biển Đông. Những chức vụ này tạm thời được giao cho các sĩ quan khác.
“Sự cố lẽ ra đã được ngăn chặn nếu phán đoán đúng đắn, ra quyết định thận trọng và tuân thủ các quy trình bắt buộc trong lập kế hoạch điều hướng, thực hiện nhóm giám sát và quản lý rủi ro”, thông cáo của Hạm đội 7 cho hay.
Tàu ngầm USS Connecticut rời cảng ở Mỹ để làm nhiệm vụ hồi tháng 5. Ảnh: US Navy.
Quyết định được đưa ra hơn một tháng sau khi tàu ngầm USS Connecticut va chạm với núi ngầm không có trên hải đồ khi làm nhiệm vụ ở Biển Đông. 11 thủy thủ bị thương và tàu ngầm phải nổi suốt một tuần để di chuyển về căn cứ Guam.
Video đang HOT
Hải quân Mỹ cho biết lò phản ứng hạt nhân và không gian bên trong tàu ngầm Connecticut “làm đủ công năng và không bị ảnh hưởng” sau sự cố, trong khi hai quan chức quốc phòng Mỹ tuần trước tiết lộ USS Connecticut đã bị hỏng bể dằn phía trước mũi. Giới chuyên gia ban đầu cho rằng phía trên mũi tàu và vòm thủy âm không có dấu hiệu hư hại, nhưng một cựu sĩ quan tàu ngầm Mỹ nhận định mũi tàu đã được tháo bỏ và hệ thống định vị thủy âm (sonar) của USS Connecticut đang ngâm dưới nước biển.
Sau khi đánh giá thiệt hại ở Guam, tàu sẽ trở lại căn cứ tàu ngầm của Mỹ ở Bremerton, bang Washington để sửa chữa.
Vụ va chạm có thể gây thiệt hại kinh tế rất lớn và ảnh hưởng tới năng lực tác chiến của hải quân Mỹ, do USS Connecticut là một trong ba chiếc thuộc lớp Seawolf, loại tàu ngầm tấn công đắt nhất thế giới với chi phí ước tính tới 8,5 tỷ USD/chiếc.
Tàu ngầm Mỹ đâm núi ngầm ở Biển Đông Mỹ mở hai cuộc điều tra sự cố tàu ngầm ở Biển Đông Ảnh nghi chụp tàu ngầm Mỹ sau va chạm ở Biển Đông
Chuyên gia nói gì về sự cố tàu ngầm Mỹ đâm phải "núi ngầm" ở Biển Đông?
Giới chuyên gia nhận định có nhiều nguyên nhân có thể khiến tàu ngầm năng lượng hạt nhân USS Connecticut đâm phải núi ngầm ở Biển Đông, nhưng khả năng xảy ra các sự cố như vậy là khá hiếm.
Tàu ngầm hạt nhân USS Connecticut của Hải quân Mỹ (Ảnh: USN).
Đầu tháng trước, tàu USS Connecticut đã gặp sự cố ở Biển Đông, khiến nó bị hư hại phần mũi và hơn 10 thủy thủ bị thương. Hải quân Mỹ hồi đầu tuần này công bố kết luận cho thấy, cuộc điều tra xác định USS Connecticut đã "đâm vào một núi ngầm chưa được đưa vào bản đồ khi hoạt động ở vùng biển quốc tế ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương".
Đây là một trong những tàu ngầm uy lực nhất có trong biên chế của hải quân Mỹ với chi phí quy đổi theo tỷ giá hiện tại có thể lên tới 8 tỷ USD. Câu hỏi được đặt ra là điều gì đã xảy ra khiến chiếc tàu hiện đại, được trang bị hàng loạt thiết bị tiên tiến lại bị đâm phải núi ngầm.
"Sự cố như vậy rất hiếm khi xảy ra. Để thực hiện một nhiệm vụ, hải quân sẽ phải lên kế hoạch rất cẩn thận", Bryan Clark, cựu sĩ quan hải quân Mỹ, chuyên gia quốc phòng tại viện Hudson, nói với Business Insider.
"Cần có sự chuẩn bị cẩn thận để vạch ra bản đồ đáy biển phiên bản tốt nhất có thể ở khu vực tàu di chuyển, với các thông số như liệu tàu sẽ vận hành ở độ sâu thế nào, rủi ro nào có thể xảy ra với những vật chưa được vẽ vào bản đồ, liệu có núi ngầm hay vật lạ nào hay không, và cách để tránh những khu vực có thể gây nguy hiểm thế nào", ông Clark cho biết.
Tuy nhiên, rủi ro đôi lúc có thể xảy tới, ví dụ như đội vận hành quyết định thay đổi kế hoạch hoạt động di chuyển của tàu, hoặc các bản đồ không có chất lượng đủ tốt để sử dụng, hoặc thỉnh thoảng là do sai sót của thủy thủ đoàn. Những yếu tố này có thể dẫn tới các sự cố, mà vụ việc của USS Connecticut là một ví dụ.
Biển Đông được xem là một khu vực hoạt động thách thức với tàu ngầm vì nó khá nông, làm ảnh hưởng tới độ sâu tàu ngầm có thể hoạt động một cách an toàn mà không có nguy cơ bị đối thủ phát hiện hoặc đâm vào thứ gì đó.
Ngoài ra, ông Clark cho rằng, các bản đồ ở đáy Biển Đông mà Mỹ sở hữu có thể không chi tiết như những gì họ mong muốn.
Tàu ngầm thường được trang bị thiết bị sóng âm phản xạ (sonar) chủ động, giúp cảnh báo mối đe dọa tiềm tàng và USS Connecticut không phải ngoại lệ. Nhưng nếu tàu ngầm này muốn hoạt động im lặng và không bị phát hiện ra, nó cần phải lặn sâu hơn xuống đáy biển và không sử dụng sonar chủ động.
Vì vậy, trong tình huống này, tàu ngầm của Mỹ có thể vừa không được sử dụng sonar hiện đại, vừa không có bản đồ đủ chi tiết để biết trước được họ sẽ phải đối mặt với mối đe dọa nào.
Các tàu ngầm cũng có sonar bị động, nhưng thiết bị này chỉ phát hiện được các vật thể tạo ra âm thanh. "Nếu xuất hiện vật thể nào phía trước đường mà tàu di chuyển và không phát ra bất cứ âm thanh nào, như núi ngầm, bạn có thể sẽ không biết được nó là gì cho tới khi đâm phải nó", ông Clark giải thích.
Chuyên gia này cho biết, có những thách thức mà tàu ngầm luôn phải đối mặt dù nó có hiện đại và tiên tiến cỡ nào. Các tàu ngầm thường cố gắng tránh mối nguy hiểm bằng cách chìm xuống nông hơn, nhưng trong một số nhiệm vụ, nó đòi hỏi cần phải chìm xuống sâu.
Trường hợp này khá đúng với USS Connecticut, vì nó vốn là tàu ngầm chuyên thực hiện các nhiệm vụ tác chiến đặc biệt của hải quân Mỹ, nên việc nó phải hoạt động âm thầm hết sức có thể dường như đã khiến nó dễ gặp rủi ro hơn.
Hình ảnh đầu tiên về tàu ngầm Mỹ sau vụ va chạm bí ẩn ở Biển Đông Hình ảnh vệ tinh mà trang The War Zone công bố cho thấy tàu ngầm Mỹ USS Connecticut đang đậu ở bến tàu tại đảo Guam. Đây là hình ảnh công khai đầu tiên của tàu ngầm hạt nhân này từ khi đâm phải vật thể bí ẩn ở Biển Đông. Ảnh vệ tinh chụp tàu ngầm USS Connecticut tại Guam. Ảnh: The...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Hàng loạt vụ bắt cóc nhằm vào các đại gia tiền điện tử ở châu Âu

Iran tuyên bố sẽ đáp trả nếu Mỹ hay Israel tấn công

Căng thẳng Trung Đông leo thang nhanh

Đảng cầm quyền Singapore thắng cử

Tổng thống Trump phát biểu về hàng loạt vấn đề quan trọng

Trung Quốc dùng mô hình AI của DeepSeek thiết kế chiến đấu cơ tiên tiến

Hacker nhận tội trộm 1,1 TB dữ liệu nội bộ của Disney qua Slack

EU công bố gói ưu đãi 500 triệu euro thu hút giới nghiên cứu toàn cầu

Sự phát triển bất ngờ của ngành dầu khí Nga giữa hàng loạt lệnh trừng phạt của phương Tây

UAV Ukraine làm lộ lỗ hổng của hệ thống phòng không S-300V ở Crimea

Tại sao cocaine lại tràn ngập nước Đức?

Phản hồi của Điện Kremlin về khả năng Nga - Mỹ gặp thượng đỉnh
Có thể bạn quan tâm

9 năm Song Hye Kyo đạt đỉnh cao nhan sắc: Vẻ đẹp năm 22 tuổi xứng đáng phong thần
Hậu trường phim
13:59:40 06/05/2025
Bắt tạm giam 2 cha con lừa đảo chiếm đoạt 10 tỷ đồng
Pháp luật
13:56:37 06/05/2025
Dự Met Gala, khách mời phải tuân thủ những quy tắc cực kỳ nghiêm ngặt
Sao âu mỹ
13:55:43 06/05/2025
Ý Nhi diện đồ dạo phố ra sân bay, đem tham vọng lớn đến MW, fan chỉ mong Top 20
Sao việt
13:52:42 06/05/2025
Ancelotti vẫn lạc quan Real Madrid vô địch La Liga
Sao thể thao
13:41:44 06/05/2025
ChatGPT và các chatbot AI liệu có đủ tin cậy để tư vấn sức khỏe?
Thế giới số
13:40:00 06/05/2025
Thám tử Kiên: tuyệt đối đẹp và thơ, 'đè bẹp' tính 'cũ rích' của Vòng tay nắng?
Phim việt
13:32:18 06/05/2025
Vụ nữ sinh tử vong ở Vĩnh Long: Yêu cầu xử lý cán bộ sai phạm trong vụ việc
Tin nổi bật
13:03:05 06/05/2025
Chu Thanh Huyền tích cực 'dát vàng' lên mẹ chồng, nên được cưng bất chấp drama
Netizen
12:46:28 06/05/2025
HLV Rap Việt nói 1 câu cực gắt về bạn thân HIEUTHUHAI trước tranh cãi "mất chất, hát nhiều hơn rap"
Nhạc việt
12:40:23 06/05/2025