Mỹ bước vào giai đoạn 2 của chương trình hỗ trợ quân đội Ukraine
Hôm 23-11, Bộ Ngoại giao Mỹ tuyên bố: Bắt đầu giai đoạn 2 của chương trình huấn luyện và trang bị cho lực lượng vũ trang Ukraine.
Trong chiến dịch hỗ trợ Ukraine có tên Fearless Guardian, chính phủ Mỹ đã dành hơn 265 triệu USD cho việc huấn luyện và cung cấp thiết bị quân sự cho quân đội Ukraine. Các cố vấn quân sự Mỹ cũng vừa huấn luyện xong cho lực lượng vệ binh quốc gia Ukraine. Theo thuyền trưởng Jeff Davis của hải quân Mỹ, giai đoạn thứ 2 sẽ là lúc Mỹ huấn luyện thêm cho 5 tiểu đoàn bộ binh cùng một tiểu đoàn lính đặc nhiệm.
Mỹ sẽ tiếp tục hỗ trợ thêm cả về huấn luyện binh sĩ lẫn cung cấp khí tài phi sát thương cho Ukraine
“Giai đoạn mới là một phần trong những nỗ lực của chúng tôi, nhằm đóng góp cho kế hoạch cải tổ quân sự dài hạn của Ukraine, điều sẽ giúp binh lính nước này cải thiện khả năng chiến đấu”, ông Davis tuyên bố.
Quân đội Mỹ hiện đã triển khai khoảng 300 cố vấn quân sự từ lữ đoàn không quân 173 đến tham gia huấn luyện cho quân đội Ukraine ở miền tây nước này. Đây là hoạt động cũng có sự góp mặt của nhiều cố vấn quân sự đến từ các quốc gia NATO khác.
Ngoài huấn luyện cho quân đội Ukraine, năm 2014, quốc hội Mỹ còn thông qua chương trình viện trợ quân sự phi sát thương, nhằm cung cấp cho nước này các xe Humvee, radar tầm xa AN/TPQ-36 và AN/TPQ-37 Firefinder, hay hộp sơ cứu, kính nhìn đêm và mặt nạ chống độc.
Video đang HOT
Theo_An ninh thủ đô
Người dân Hàn Quốc ghét Thủ tướng Nhật Bản hơn Triều Tiên?
Mặc dù Seoul vẫn đang trong giai đoạn 'chiến tranh lạnh' với Bình Nhưỡng nhưng trên thực tế do tác động của yếu tố lịch sử, người dân Hàn Quốc lại 'ghét' nhà lãnh đạo Nhật Bản Shinzo Abe hơn là ông Kim Jong-un.
Đây là kết quả khảo sát về mức độ yêu mến các nhà lãnh đạo thế giới được tiến hành trên 1.000 người dân Hàn Quốc hồi năm ngoái do Viện Nghiên cứu Chính sách châu Á tại Seoul tiến hành. Kết quả cho thấy, mức độ yêu mến mà người dân Hàn Quốc dành cho lãnh đạo Triều Tiên và Nhật Bản lần lượt là 1,3 và 1,1 điểm.
Theo Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng, trong tâm trí của nhiều thế hệ người dân Hàn Quốc, thời kỳ lịch sử đen tối nhất của nước nhà là giai đoạn 1910 - 1945, thời kỳ bán đảo Triều Tiên nằm dưới sự đô hộ của Nhật Bản. Trong đó, ông của Thủ tướng Abe là Nobosuke Kishi từng là thành viên nội các Nhật Bản trong thời chiến và bị người dân Hàn Quốc coi là tội phạm chiến tranh "hạng A".
Người dân Hàn Quốc "ghét" Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe (trái) hơn là nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un.
Ngoài ra, những phát ngôn của Thủ tướng Abe về các sự kiện lịch sử cũng không mấy khi nhận được sự tán thành của người dân Hàn Quốc. Cụ thể là chủ đề "nô lệ tình dục trong chiến tranh" liên quan tới hơn 200.000 phụ nữ Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc và khắp Châu Á từng bị bắt ép trở thành nô lệ tình dục trong giai đoạn Thế chiến thứ Hai. Những phụ nữ này đã trở thành nạn nhân của nạn buôn người lớn nhất trong thế kỷ 20.
Hồi tháng Tư, phát biểu trước Quốc hội Mỹ về Thế chiến thứ Hai, ông Abe nhấn mạnh ông "tiếc thương" cho số phận những nạn nhân của nạn "buôn người" trong thời chiến.
Câu hỏi đặt ra là bao nhiêu phụ nữ đã tình nguyện và bao nhiêu người bị ép phục vụ trong các nhà chứa và ai là người điều hành các nhà chứa này? Điều đáng nói, Thủ tướng Abe cố tình né tránh nhắc tới việc binh sĩ Nhật Bản là "khách hàng lớn" trong các nhà chứa, đã gây bức xúc và phẫn nỗ đối với nhiều người dân Hàn Quốc.
"Các cựu Thủ tướng Nhật Bản từng gửi lời xin lỗi nhưng Thủ tướng Abe lại phủ nhận thực tế. Đây là vấn đề nghiêm trọng khi Nhật Bản không thừa nhận tội ác trong Thế chiến thứ Hai và chúng tôi không còn niềm tin với ông Abe", ông Kim Yong-hwan, người đứng đầu Trung tâm Pháp lý và Niềm tin lịch sử nói.
Ngoài ra, không ít người dân Hàn Quốc nghi ngờ rằng động thái của Thủ tướng Abe về việc thay đổi chính sách hậu chiến cũng như tạo điều kiện cho các lực lượng phòng vệ mở rộng hoạt động và tham chiến ở nước ngoài, sẽ một lần nữa tái khôi phục chủ nghĩa quân phiệt ở Nhật Bản.
"Tôi cho rằng người dân Hàn Quốc không có cái nhìn thiếu thiện cảm với người dân Nhật Bản. Nhưng họ lại so sánh ông Abe với cựu Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản dưới thời chiến là ông Hideki Tojo", Tổng biên tập nhật báo Korea Times, ông Oh Young-jin nhận định.
Chính Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye cũng đã nhiều lần yêu cầu Nhật Bản lên tiếng xin lỗi và bồi thường cho những phụ nữ còn sống và từng làm "nô lệ tình dục trong thời chiến". Bản thân bà Park cũng tỏ ra không ưa gì người đồng cấp Abe.
Điển hình, trước cuộc họp thượng đỉnh song phương hồi tuần trước, bà Park đã một mực từ chối gặp riêng nhà lãnh đạo Nhật Bản. Và trong phiên họp đầu tiên trong 3 năm qua giữa Nhật Bản - Hàn Quốc - Trung Quốc ở Seoul, Thủ tướng Abe và đại sứ Nhật Bản ở Hàn Quốc cũng không được mời ăn tối ở nhà hàng Seoul. Trong khi đó, Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường lại được phía Hàn Quốc mời quốc yến.
Tuy nhiên, dù Hàn Quốc và Trung Quốc nhiều lần lên tiếng phản đối bài phát biểu trước Quốc hội Mỹ của Thủ tướng Abe hồi tháng Tư, giới chính trị Mỹ lại có phần nghiêng về ủng hộ nhà lãnh đạo Nhật Bản.
Bởi lâu nay, ông Abe là một trong những chính trị gia ở châu Á ủng hộ mạnh mẽ nhất các chính sách của Mỹ. Ngoài ra, động thái Tokyo tăng cường sức mạnh quân sự trong khu vực trước mối đe dọa từ Triều Tiên và Trung Quốc, cũng được Washington hoan nghênh.
Việc Tổng thống Park xuất hiện trong buổi lễ diễu binh kỷ niệm 70 năm kết thúc Thế chiến thứ Hai được tổ chức tại Bắc Kinh hồi tháng Chín, cũng khiến không ít người dân Hàn Quốc lo ngại đồng minh quân sự Washington vốn muốn thiết lập mặt trận 3 bên Mỹ - Nhật - Hàn, sẽ chuyển sang thắt chặt quan hệ với Tokyo hơn Seoul.
"Thủ tướng Abe hiểu rằng chính phủ Mỹ cần Nhật Bản là đồng minh quân sự để kiểm soát sức mạnh của Trung Quốc. Mỹ quan tâm tới việc thiết lập mạng lưới đồng minh và gây dựng tầm ảnh hưởng trong khu vực nhiều hơn là các yếu tố lịch sử", tờ Chosun Ilbo nhấn mạnh.
Trong khi đó, phần lớn lịch sử gia cho rằng trong thời chiến, Trung Quốc mới là nạn nhân chính của Nhật Bản với khoảng 15 triệu người chết.
Nội dung được thực hiện qua tham khảo nguồn tin từ Bưu điện Hoa Nam buổi sáng (SCMP), tờ báo tiếng Anh đầu tiên của Hồng Kông được Tập đoàn SCMP phát hành.
Minh Thu (Lược dịch)
Theo Infonet
Chiến tranh hạt nhân Mỹ - Xô suýt xảy ra như thế nào? Quan hệ Mỹ - Xô đã xuống dốc từ đầu những năm 1980. "Nỗi sợ chiến tranh' Mỹ - Xô đỉnh điểm vào năm 1983 là một trong những giai đoạn đầy mâu thuẫn trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh. Nhiều thông tin sau khi giải mật và phân tích cho thấy, cuộc tập trận Able Archer của Mỹ bắt đầu đúng trong...