Mỹ bắt cặp vợ chồng tình nghi giam cầm và ngược đãi 13 người con
Cảnh sát bang California cho biết họ đã giải cứu thành công 13 anh chị em trong một gia đình trong tình trạng bị xích vào giường. Cha mẹ của các nạn nhân hiện đã bị bắt giữ vì bị tình nghi giam cầm và ngược đãi chính con đẻ.
Cặp vợ chồng tình nghi bắt giữ và ngược đãi con cái chụp ảnh cùng 13 nạn nhân. (Ảnh: CBS News)
CBS News trích thông báo của văn phòng cảnh sát hạt Riverside, bang California, Mỹ cho biết họ đã giải thoát 13 anh chị em, độ tuổi từ 2 tới 29. Những nạn nhân này được tìm thấy trong tình trạng bị xích vào giường và bị suy dinh dưỡng. Cha mẹ của họ đã bị giam giữ vì bị tình nghi mắc tội tra tấn và bạo hành trẻ em.
Sự việc bắt đầu từ khi một thiếu nữ 17 tuổi trốn khỏi nhà riêng tại Perris, California vào ngày 14/1 và gọi cứu hộ 911. Khai nhận với các sĩ quan cảnh sát, thiếu nữ này cho biết các anh chị em của cô đang bị cha mẹ giam cầm trong nhà.
Phía cảnh sát đã tiến hành lục soát và cho biết họ đã phát hiện những đứa trẻ bị xích lại trong những căn phòng đầy mùi ẩm mốc và tối tăm và cha mẹ của họ không thể đưa ra nguyên nhân vì sao lại giam cầm con cái mình như vậy. Sau khi khám xét nhà, cơ quan chức năng cho biết họ đã giải cứu 12 nạn nhân. Cảnh sát dường như khá “sốc” khi phát hiện ra 7 trong số các nạn nhân là người trưởng thành với độ tuổi từ 18 tới 29.
Video đang HOT
Ông bố David Turpin, 57 tuổi, và bà mẹ Louise Turpin, 49 tuổi, đã bị bắt ngay lập tức tại hiện trường và bị cáo buộc hàng loạt tội danh tra tấn và ngược đãi trẻ em. Nếu muốn tại ngoại trong quá trình chờ xét xử, họ phải đóng khoản bảo lãnh lên tới 9 triệu USD.
Cảnh sát cho biết các nạn nhân sau khi được giải cứu đã được đưa đi cấp cứu và nhận điều trị tại bệnh viện địa phương. 6 trẻ em và 7 người lớn đã được cung cấp thức ăn và nước uống sau khi họ thừa nhận rằng mình đang rất đói khát.
Đức Hoàng
Theo Dantri
Vì sao trường học ở Mỹ cho phép giáo viên đánh học sinh?
Một số trường học ở Mỹ cho phép giáo viên đánh học sinh như một hình thức xử phạt mà không bị coi là bạo hành hay ngược đãi trẻ em.
Giáo viên ở Mỹ được phép đánh học sinh.
Những ngày qua, dư luận Mỹ xôn xao trước việc giáo viên dạy lớp 8 tại trường trung học ở bang Colorado có tên Kris Burghart đã chiếu lên bảng hàng chữ "Tôi muốn giết trẻ con" để giữ trật tự lớp học. Thông điệp đầy bạo lực này đã khiến một số học sinh trong lớp bất an, thậm chí sợ hãi.
Trước vụ việc này, trường học quyết định sa thải ngay lập tức giáo viên Burghart. Phương pháp dạy học này được dư luận đánh giá là hành động không thể chấp nhận được.
Từ trước đến nay, phương pháp dạy học ở Mỹ gây nhiều tranh luận trái chiều, trong đó có việc giáo viên đánh học sinh bằng bản gỗ như một hình thức kỷ luật mà không bị kết tội bạo hành trẻ em.
Phạt đánh đòn học sinh được thực hiện căn cứ theo một phán quyết năm 1977 của Tòa án Tối cao Liên bang Mỹ. Phán quyết này kết luận rằng việc đánh đòn không vi phạm đến quyền lợi học sinh.
Theo thống kê, 19 bang ở Mỹ cho phép giáo viên đánh học sinh bao gồm: Alabama, Arizona, Arkansas, Colorado, Florida, Georgia, Idaho, Indiana, Kansas, Kentucky, Louisiana, Mississippi, Missouri, North Carolina, Oklahoma, South Carolina, Tennessee, Texas và Wyoming. Phương pháp dạy dỗ học sinh này được một số trường viết vào trong cuốn sổ tay.
Nội dung sổ tay có nội dung ban lãnh đạo nhà trường có quyền đánh học sinh. Cụ thể, các hình phạt được sử dụng nhằm trừng phạt hoặc chấn chỉnh học sinh bằng cách dùng bản gỗ đánh vào mông. Chỉ hiệu trưởng và phó hiệu trưởng được thi hành và không đánh quá 5 cái. Và hình phạt này không bị coi là "tấn công, bạo hành hay ngược đãi trẻ em".
Trước việc giáo viên có thể đánh học sinh, một số chuyên gia, nhà nghiên cứu, tổ chức quốc tế đã đưa ra quan điểm trái chiều.
Cụ thể, giáo sư lịch sử Judth Kafka tại ĐH Baruch (Mỹ) cho rằng, công việc của giáo viên không chỉ dạy học sinh kiến thức mà còn chấn chỉnh hành vi của học sinh. Thầy cô giáo còn dạy học sinh cách cư xử để trở thành một thành viên của xã hội, một công dân gương mẫu và có trách nhiệm. Theo đó, giáo viên phạt học sinh bằng đòn roi để giúp các em nên người.
Tuy nhiên, một số người đã bày tỏ quan điểm phản đối giáo viên đánh học sinh khi cho rằng hình phạt đánh học trò sẽ kìm hãm sự phát triển của các em cũng như để lại những hậu quả khôn lường.
"Cách đây 20, 30 năm, chúng ta có thể đã từng bị đánh vào mông hoặc đánh đòn người khác. Tuy nhiên, hiện các nghiên cứu chỉ ra rằng biện pháp đó không phát huy hiệu quả. Nó chỉ khiến cho trẻ em có hành vi hung hăng hơn mà thôi", Amy Terreros - chuyên gia chống ngược đãi trẻ em ở Bệnh viện Thiện nguyện Nhi đồng cho biết.
Hiệp hội Giáo dục Quốc gia Mỹ cũng cho rằng, việc giáo viên xử phạt học sinh bằng cách đánh đòn không hiệu quả và có thể phản tác dụng. Nguyên do là vì hình phạt này có thể khiến các em học sinh có tâm lý thách thức, chống đối giáo viên và các em sẽ có thể có hành động gây rối trong lớp học.
Một số chuyên gia cũng cảnh báo, hình thức xử phạt về mặt thể xác này đối với học sinh có thể gây ám ảnh tâm lý đối với các em. Thậm chí, nguy hiểm hơn là một số học sinh thường xuyên bị giáo viên đánh có xu hướng bạo lực. Các em có thể có những hành vi bạo lực với bạn bè, giáo viên hay thậm chí là anh em, bố mẹ. Do vậy, giáo viên hãy cân nhắc những ưu điểm và hạn chế của việc sử dụng hình thức xử phạt này trong việc dạy học.
Theo Kiến Thức
Cậu bé Ấn Độ bị gia đình buộc vào gốc cây trong 5 năm Hai cậu bé khuyết tật ở Ấn Độ được giải cứu sau khi bị gia đình buộc vào gốc cây trong nhiều năm. Cậu bé Umesh bị gia đình buộc vào cây tại bắc Ấn Độ. Ảnh: Asia Cover Press. Umesh, 8 tuổi, sống tại Kolyari, bang Rajasthan, phía bắc Ấn Độ, bị khiếm thị và có vấn đề về tâm thần. Cha...