Mỹ báo động “bộ ba đảo nhân tạo” Trung Quốc ở Biển Đông
Trung Quốc xây dựng tới 3 căn cứ quân sự trên ba đảo nhân tạo phi pháp, mỗi căn cứ đều có quy mô đủ lớn để triển khai một trung đoàn máy bay chiến đấu và cơ sở hậu cần. Trên ba đảo nhân tạo sẽ hình thành một sư đoàn không quân tăng cường, một lực lượng sẵn sàng chiến đấu trên biển với khoảng 17.000 binh sĩ, RAND cảnh báo.
Đá Vành Khăn đã bị Trung Quốc bồi lấp trái phép thành đảo nhân tạo với đường băng, nhà chứa máy bay và các cơ sở quân sự
Trong 2 năm qua, Trung Quốc nạo vét và bồi đắp rạn san hô, xây dựng các đảo nhân tạo phi pháp trên Biển Đông với mục đích hiện thực hóa cái gọi là “chủ quyền không thể tranh cãi” phi pháp trên Biển Đông, ngang ngược tiếp tục tiến hành ngay cả sau phán quyết của Tòa Trọng tài The Hague.
Trong khi Mỹ và các quốc gia khác liên tục lên tiếng phản đối chiến dịch bồi đắp đảo phi pháp của Trung Quốc, một số nhà phân tích Mỹ và các chuyên gia lại tỏ ra xem thường những tác động tiềm ẩn của những đảo nhân tạo lên sự cân bằng lực lượng trong khu vực. Một nghiên cứu gần đây của RAND cho biết:
Những thực thể vật lý (đảo nhân tạo Trung Quốc xây dựng trái phép ở Trường Sa) có thể lưu trú một số ít các tên lửa SAM và máy bay chiến đấu … đó không phải là một yếu tố quan trọng trong các hoạt động tác chiến cường độ cao chống lại lực lượng quân sự Mỹ, ngoại trừ những giờ đầu tiên của cuộc xung đột tiềm năng.
Một nhà phân tích khác lại nhận xét rằng, đây là chuyện thần thoại nếu cho rằng, những khả năng của các căn cứ mới có thể làm thay đổi cán cân sức mạnh: “Trong thời đại của vũ khí tấn công chính xác, bất kỳ và gần như tất cả các mục tiêu cố định nào cũng có thể bị phá hủy một cách dễ dàng”.
Nhưng nếu kết hợp năng lực chống tàu và phòng không hàng đầu của Trung Quốc – cùng với quy mô xây dựng khổng lồ, rộng lớn đến kinh ngạc trên các đảo nhân tạo của Trung Quốc – thì đó là tín hiệu báo động, đòi hỏi cần thiết phải xem xét một cách nghiêm túc tác động tiềm ẩn của những đảo nhân tạo này đến chính sách ngoại giao Mỹ và xây dựng kế hoạch dự phòng, cũng như sự cần thiết phải thực hiện tất cả nhưng biện pháp có thể ngăn chặn tiến trình quân sự hóa hoàn toàn các đảo nhân tạo của Bắc Kinh, RAND khuyến nghị.
Video đang HOT
Đảo nhân tạo là điểm tập kết binh lực sẵn sàng chiến đấu
Trong khi chính quyền Bắc Kinh liên tục tuyên bố rằng dự án bồi đắp đảo nhân tạo phi pháp chỉ dành cho các mục đích phi quân sự, Trung Quốc và chủ tịch Tập Cận Bình cam kết rằng Trung Quốc không có ý định quân sự hóa các đảo nhân tạo này, những bức ảnh gần đây cho thấy Bắc kinh đang xây dựng với quy mô lớn sân bay và cơ sở hạ tầng cho một căn cứ quân sự. Những hoạt động xây dựng cơ sở hạ tầng quân sự được tập trung vào những hòn đảo được gọi là “Bộ ba đảo lớn”: Đá Chữ Thập, Đá Xu Bi và Đá Vành Khăn.
Tất cả 3 đảo nhân tạo lớn này đều có đường băng quân sự dài đến ba trong số những hòn đảo mới sẽ có khoảng 10.000 ft (hơn 3.000 m), cảng nước sâu, nhà chứa máy bay được gia cường để có thể tiếp nhận đến 24 máy bay chiến đấu như máy bay ném bom, máy bay tiếp dầu trên không, máy bay do thám và cảnh báo sớm. Tương tự như vậy, các công trình hạ tầng hỗ trợ đảm bảo khác có ý nghĩa quan trong cũng được xây dựng.
Nếu làm một thử nghiệm, so sánh sơ bộ kích thước của khu vực sân bay trên đảo Đá Chữ Thập với những những sân bay quân sự trong đại lục của Trung Quốc ( Ví dụ căn cứ không quân Suixi – hình 1) cho thấy căn cứ quân sự này có lẽ được xây dựng để đảm bảo hoạt động một đơn vị không quân Trung Quốc cấp trung đoàn (Đáng chú ý là Trung Quốc đang trong quá trình chuyển đổi các đơn vị không quân chuyên ngành lên cấp lữ đoàn đa phương tiện tác chiến đường không, nhưng ở đây chỉ xem xét cấp đơn vị hiện hành – trung đoàn).
Có thể thấy được trên cả ba đảo nhân tạo xây dựng trái phép có sự hiện diện của đường chạy dài 400 mét cùng với sân tennis và bóng rổ, cũng như với như khu nhà liên tiếp có thể sẽ là doanh trại, sở chỉ huy, nhà xưởng, nhà kho. Trung Quốc thậm chí đã thảo luận công khai kế hoạch xây dựng các nhà máy điện hạt nhân di động để cung cấp năng lượng cho các đảo.
Căn cứ trên đảo Đá Chữ Thập và căn cứ Suixi ở Trung Quốc
Với hơn 24 nhà chứa máy bay được xây dựng trên mỗi căn cứ thuộc “bộ ba khổng lồ “, tất cả các máy bay chiến đấu thuộc một trung đoàn không quân Trung Quốc sẽ có chỗ đậu thường xuyên trong nhà trên mỗi đảo nhân tạo. Điều này có nghĩa là đây không phải là sân bay chuyển tiếp cho máy bay hoạt động luân phiên thường xuyên. Đây chính các căn cứ không quân lớn đang được hình thành.
Có thể nghĩ rằng giới quân sự Trung Quốc chắc chắn không có kế hoạch duy trì sự hiện diện các máy bay chiến đấu lâu dài trên các hòn đảo này với mục đích sử dụng lực lượng tại chỗ để chống lại sự can thiệp của Mỹ. Có thể, khi các máy bay không đoàn Su-27 bay lên từ đảo Đá Chữ Thập, căn cứ nhiều khả năng sẽ bị thiêu hủy trong vòng vài giờ sau khi bắt đầu bất cứ cuộc xung đột nào trên Biển Đông.”
Nhưng nếu đó không phải là mục đích sử dụng để chống lại sự can thiệp của quân đội Mỹ, tại sao Trung Quốc lại xây dựng tới ba căn cứ? Ngay trước khi tiến hành bồi đắp các đảo phi pháp, xây dựng căn cứ quân sự trên đảo, Trung Quốc có thể dễ dàng áp đảo các đối thủ tiềm năng trong khu vực với các cụm tàu hải quân tấn công chủ lực, tàu sân bay và các căn cứ không quân trên đất liền cũng như trên đảo Hải Nam. Nếu Trung Quốc chủ động xây dựng chỉ là một căn cứ quân sự trên đảo nhân tạo với hàng chục máy bay chiến đấu, mục đích chiến lược đã hướng tới một đối tượng tác chiến có tiềm lực quân sự lớn hơn nhiều lần so với các đối thủ địa phương.
Trung Quốc xây dựng tới 3 căn cứ quân sự trên ba đảo nhân tạo phi pháp, mỗi căn cứ đều có quy mô đủ lớn để triển khai đến một trung đoàn máy bay chiến đấu (hoặc lữ đoàn) và cơ sở hậu cần kỹ thuật đảm bảo cho các hoạt động tác chiến trên không. Như vậy trong tương lai, ba trung đoàn không quân được triển khai cố định trên trên ba đảo nhân tạo sẽ hình thành một sư đoàn không quân tăng cường, một lực lượng sẵn sàng chiến đấu trên biển với khoảng 17.000 quân nhân. Sự hiện diện của một lực lượng quân sự lớn cho thấy Trung Quốc đang hướng tới một kẻ thù lớn hơn trong tương lai.
Khởi động lá chắn: Trung Quốc có thể nhanh chóng triển khai hệ thống A2/AD.
Nếu Trung Quốc đang xây dựng “Bộ ba đảo lớn” nhằm ngăn chặn hoặc chống lại sự can thiệp vào khu vực, kế hoạch của Bắc Kinh sẽ bao gồm việc triển khai “phản kích sự can thiệp” (thuật ngữ của Trung Quốc) hệ thống chống xâm nhập / ngăn chặn tiếp cận (A2/AD) hệ thống của hệ thống này làm dấy lên sự lo ngại rất lớn từ phía Mỹ .
Với việc triển khai các phương tiện tác chiến gần đây tại căn cứ quân sự trên đảo Phú Lâm (tiền đồn mà Trung Quốc xây dựng trên quần đảo Hoàng Sa đánh chiếm trái phép của Việt Nam) như tên lửa HQ-9 đất-đối-không (SAM), tổ hợp tên lửa hành trình chống tàu YJ-62 (ASCM), máy bay chiến đấu J-11, có thể tin rằng Bắc Kinh sẽ không ngần ngại đưa các phương tiện tác chiến này ra các đảo “Bộ ba đảo lớn”, tăng cường thêm các tổ hợp tên lửa đạn đạo đất-đối- biển (SSM) và tên lửa hành trình tấn công mặt đất (LACM) thuộc Lực lượng tên lửa chiến lược số 2 của PLA (Quân đoàn pháo binh tên lửa số 2 của Trung Quốc).
Những các vòng tròn phạm vi tấn công hiệu quả của các loại tên lửa khác nhau cho thấy, trong tình huống đối phó với một cuộc tấn công tiềm năng, Trung Quốc sẽ có chiếc ô lá chắn lồng vào nhau và cùng có sự yểm trợ lẫn nhau. hệ thống tên lửa phòng không SAM, bố trí trên các đảo có thể bao trùm hầu hết quần đảo Trường Sa và các tổ hợp tên lửa ASCM khống chế một khu vực rộng lớn ở trung tâm Biển Đông, bao trùm cả lên nhiều vùng lãnh thổ rộng lớn của các quốc gia láng giềng.
Trước đây, quân đội Mỹ có thể tự do hoạt động trên các sân bay quân sự miền Nam Philippines, nằm ngoài phạm vi hoạt động của tên lửa đạn đạo mang đầu đạn thông thường và tên lửa hành trình phóng từ mặt đất. Nhưng tình hình hiện nay cho thấy, Trung Quốc hiện nay có khả năng tấn công với các tên lửa đạn đạo DF-21C tấn công mặt đấy hoặc tên lửa hành trình CJ -10 vào các căn cứ quân sự của Mỹ và đồng minh, các sân bay trên khắp Philippines và thậm chí đến tận Singapore.
Tổ hợp tên lửa HQ-9 mà Trung Quốc triển khai trên đảo Phú Lâm, đánh chiếm phi pháp từ Việt Nam
Phạm vi tác chiến của các loại vũ khí Trung Quốc trên các đảo nhân tạo xây phi pháp ở Biển Đông cũng như tầm bắn của tên lửa đạn đạo DF-21 và tên lửa hành trình CJ-10
Khu vực vùng biển Sulu và Celebes trước đây là vùng nước hoạt động an toàn của tàu sân bay Mỹ, nằm ngoài phạm vi tấn công của tên lửa đạn đạo chống tàu DF-21D (ASBM), bây giờ có thể sẽ nằm trong phạm vi tấn công của các ASBM phóng từ căn cứ trên đảo nhân tạo. Tình huống này sẽ là thách thức lớn phạm vi cơ động của tàu sân bay và lực lượng không quân trên boong trong các hoạt động tác chiến ở phạm vi không tiếp dầu (khoảng 500 hải lý) với nguy cơ rủi ro cao trong một chiến dịch quân sự trên không phận quần đảo Trường Sa.
Tình huống sẽ trở lên tồi tệ hơn bao giờ hết nếu Trung Quốc tiến hành bồi đắp đảo nhân tạo và quân sự hóa một thực thế vật lý trên Biển Đông, tương tự như bãi cạn Scarborough mà Trung Quốc chiếm đóng từ phía Philippines năm 2012. Thời gian gần đây Trung Quốc đã gia tăng các hoạt động hướng tới việc thực hiện hóa ý đồ này. Lúc đó pham vi hoạt động hiệu quả của hệ thống A2/AD của Trung Quốc sẽ bao gồm gần như toàn bộ khu vực mà Bắc Kinh tuyên bố phi pháp trong “đường 9 đoạn” mơ hồ và không có tính pháp lý.
Một thực tế đáng chú ý, tất cả các phương tiện của hệ thống A2 / AD của Trung Quốc đều có khả năng cơ động cao, việc triển khai các phương tiện tác chiến có thể diễn ra trong đêm. “Bộ ba đảo lớn” đều có cảng nước sâu, cho phép các tàu vận tải trọng tải lớn, phương thức duy nhất có thể vận chuyển lực lượng, các phương tiện cơ giới và các phương tiện vận tải. Điều đó có nghĩa là, Trung Quốc đến thời điểm này có thể đưa vào hiện thực hóa hệ thống A2/AD bất cứ lúc nào.
Theo Viettimes