Mỹ áp đặt trừng phạt cứng rắn nhằm vào chính phủ Syria
Ngày 17/6, Mỹ chính thức áp đặt các biện pháp trừng phạt cứng rắn đối với chính phủ Syria của Tổng thống Bashar al-Assad.
Động thái trên được đưa ra nhằm siết chặt nguồn doanh thu của chính phủ quốc gia này, gây áp lực buộc chính quyền Syria phải quay trở lại tiến trình đàm phán do Liên Hợp Quốc đứng đầu.
Lệnh trừng phạt nhằm vào 39 cá nhân và thực thể Syria, bao gồm cả Tổng thống Bashar al-Assad và những thành viên gia đình của ông. Các biện pháp trừng phạt dựa theo Đạo luật Bảo vệ công dân Syria có tên gọi là Caesar, được Tổng thống Donald Trump ký hồi tháng 12 năm ngoái.
Tổng thống Syria Bashar al-Assad. Ảnh: Reuters
Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo nhấn mạnh, đây mới chỉ là những bước đi ban đầu, đồng thời để ngỏ khả năng áp đặt thêm nhiều biện pháp trừng phạt nhằm vào chính quyền của Tổng thống Syria trong vài tuần hoặc vài tháng tới.
Trước đó, ngày 3/6, Chính phủ Syria đã lên tiếng chỉ trích việc Quốc hội Mỹ thi hành đạo luật Caesar, nhấn mạnh rằng đạo luật này sẽ gây thêm sự đau khổ cho người dân Syria trong bối cảnh nền kinh tế nước này đang bị suy thoái nghiêm trọng. Chính phủ Syria đã lên án các lệnh trừng phạt nói chung của Mỹ đối với Syria và Đạo luật Caesar nói riêng, coi đó là một sự vi phạm trắng trợn luật pháp quốc tế cũng như quyền con người.
Syria hạ giá đồng nội tệ
Ngày 17/6, Ngân hàng trung ương Syria đã hạ giá đồng bảng Syria, sau khi đồng nội tệ này liên tục mất giá tại chợ đen trong những tuần qua.
Đồng bảng Syria tại thủ đô Damascus ngày 22/1/2020. Ảnh: AFP/ TTXVN
Cụ thể, tỷ giá chính thức của đồng bảng Syria đã giảm từ 704 bảng đổi được 1 USD sang 1.256 bảng đổi 1 USD. Đầu tháng này, tỷ giá đồng bảng Syria tại chợ đen đã xuống mức thấp kỷ lục là khoảng 3.000 bảng đổi 1 USD. Quyết định điều chỉnh giá đồng nội tệ của Syria được đưa ra trong bối cảnh Mỹ chuẩn bị áp đặt các lệnh trừng phạt mới theo Đạo luật Caesar, nhằm vào các doanh nghiệp nước ngoài làm ăn với Chính phủ Syria, cũng như tham gia vào công tác tái thiết quốc gia Trung Đông này.
Chuyên gia Zaki Mehchy (Da-ki Mê-chi) của Chatham House có trụ sở tại London (Anh) cho rằng ngân hàng trung ương Syria đang nỗ lực thu hẹp chênh lệch giữa tỷ giá chính thức và tỷ giá tại chợ đen, điều này sẽ khuyến khích người dân sử dụng kênh chính thức. Chuyên gia này dự báo đồng bảng Syria có nguy cơ tiếp tục trượt giá.
Cuộc nội chiến kéo dài 9 năm đã khiến kinh tế Syria bị suy yếu. Các nhà phân tích nhận định tỷ giá thấp tại chợ đen nhiều khả năng xuất phát từ những lo ngại trước khi Mỹ ban bố các lệnh trừng phạt mới.
Ngày 3/6 vừa qua, Damascus đã lên tiếng chỉ trích việc Quốc hội Mỹ thi hành đạo luật Bảo vệ công dân Syria có tên là Caesar, nhấn mạnh rằng đạo luật này sẽ gây thêm sự đau khổ cho người dân Syria trong bối cảnh nền kinh tế nước này đang bị suy thoái nghiêm trọng. Trong tuyên bố, Bộ Ngoại giao Syria cho biết, đạo luật Caesar có hiệu lực trong tháng này của Mỹ dựa trên những tuyên bố "dối trá và bịa đặt" từ những đối tượng thù địch với Syria. Tuyên bố của Chính phủ Syria lên án các lệnh trừng phạt nói chung của Mỹ đối với Syria và Đạo luật Caesar nói riêng là "một sự vi phạm trắng trợn luật pháp quốc tế cũng như quyền con người".
Trước đó, vào tháng 12/2019, đạo luật này đã nhận được sự ủng hộ từ Thượng viện và Hạ viện Mỹ. Theo kế hoạch, bắt đầu từ tháng 6, những biện pháp trừng phạt cứng rắn mới của Mỹ sẽ có hiệu lực theo Đạo luật Caesar nhằm tạo ra sức ép đối với những nước ủng hộ Chính phủ Syria.
Đạo luật Caesar - Đòn chí mạng của Mỹ nhằm vào Syria Nhiều nhà phân tích cho rằng lệnh trừng phạt mới của Mỹ tập trung vào chính phủ của Tổng thống Bashar al-Assad sẽ ảnh hưởng nặng nề tới người dân thường Syria. Nền kinh tế Syria có dấu hiệu xấu đi trong vài tháng qua. Ảnh: Anadolu Tờ Aljazeera cho biết mặc dù Liên hợp quốc không áp đặt lệnh trừng phạt lên...