Mỹ, Anh, Pháp, Đức ra tuyên bố chung kêu gọi chấm dứt chiến sự ở Gaza
Tổng thống Mỹ Joe Biden cùng các nhà lãnh đạo Đức, Pháp và Anh ngày 18/10 đã nhấn mạnh “sự khẩn thiết” phải chấm dứt cuộc chiến kéo dài hơn 1 năm ở Dải Gaza giữa Israel và phong trào Hamas.
Cảnh đổ nát sau một cuộc tấn công của Israel tại Deir al-Balah, Dải Gaza. Ảnh: THX/TTXVN
Trong tuyên bố chung, ông Biden, Thủ tướng Đức Olaf Scholz, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và Thủ tướng Anh Keir Starmer cho biết 4 nhà lãnh đạo đã nhất trí về “sự khẩn thiết phải đưa các con tin trở về với gia đình, chấm dứt chiến tranh ở Gaza và đảm bảo viện trợ nhân đạo đến được với dân thường”.
Tại cuộc họp ở Berlin, lãnh đạo Mỹ, Đức, Pháp và Anh đã “thảo luận về các sự kiện ở Trung Đông, đặc biệt là những hệ lụy từ cái chết của ông Yahya Sinwar” – thủ lĩnh Hamas vừa thiệt mạng trong cuộc tấn công của quân đội Israel ở Gaza.
Bên cạnh đó, 4 nhà lãnh đạo còn trao đổi ý kiến về tình hình xung đột ở Liban, nơi Israel đang giao tranh với phong trào Hezbollah, đồng thời “tái khẳng định lập trường” chỉ trích vụ tập kích tên lửa của Iran vào Israel hôm 1/10.
Video đang HOT
Người dân chờ được phát thực phẩm cứu trợ tại Khan Younis, Dải Gaza. Ảnh: THX/TTXVN
Xung đột bùng phát ở Dải Gaza sau khi Hamas bất ngờ tấn công miền Nam Israel hôm 7/10/2023, khiến khoảng 1.200 người thiệt mạng và bắt cóc trên 200 con tin. Chiến dịch đáp trả của Israel đến nay đã khiến ít nhất 42.500 người ở Gaza thiệt mạng.
Đức muốn cuộc xung đột ở Ukraine chấm dứt 'nhanh hơn'
Thủ tướng Đức Olaf Scholz cho biết cần phải có nỗ lực mới để chấm dứt cuộc xung đột dai dẳng giữa Moskva và Kiev.
Thủ tướng Đức Olaf Scholz phát biểu tại một hội nghị ở Berlin. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo đài RT (Nga), nhà lãnh đạo Đức đã đưa ra tuyên bố trên trong cuộc phỏng vấn với đài truyền hình ZDF hôm 8/9. Ông nói: "Tôi tin rằng bây giờ là lúc để thảo luận các giải pháp giải quyết tình hình quân sự và đạt được hòa bình nhanh hơn so với dự kiến hiện nay. Bằng mọi cách, một hội nghị khác sẽ được tổ chức. Tổng thống Ukraine và tôi cùng có quan điểm rằng Nga nên có đại diện ở hội nghị này".
Trước đó, một hội nghị hòa bình về xung đột tại Ukraine đã được tổ chức trong hai ngày 15 - 16/6 tại Thụy Sĩ với sự tham gia của 78 quốc gia. Các bên đã bày tỏ ủng hộ "sự toàn vẹn lãnh thổ" của Ukraine, nhưng lại không đưa ra lộ trình rõ ràng cho bước đi tiếp theo. Nga đã không tham dự hội nghị này.
Dù ban đầu tỏ ra miễn cưỡng trong việc rót viện trợ quân sự cho Ukraine như nhiều nước phương Tây khác, song Berlin đã trở thành một trong những quốc gia dẫn đầu viện trợ cho Kiev. Đức đã cung cấp cho quân đội Ukraine nhiều loại vũ khí, bao gồm xe tăng chiến đấu chủ lực Leopard 1 và 2, cũng như xe chiến đấu bộ binh Marder.
Thủ tướng Scholz kêu gọi sớm tổ chức các cuộc đàm phán hòa bình cho Ukraine trong bối cảnh ông đang phải đối mặt với nhiều vấn đề trong nước. Theo một cuộc thăm dò do ZDF công bố sau đó cùng ngày, khoảng 77% người Đức tin rằng ông là một nhà lãnh đạo yếu kém, trong khi chỉ có 17% ủng hộ năng lực lãnh đạo của ông.
Trước đó, tại cuộc họp với Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin tại căn cứ không quân Ramstein ở Đức ngày 7/9, Tổng thống Volodymyr Zelensky tuyên bố Ukraine sẵn sàng làm mọi thứ có thể giúp chấm dứt cuộc xung đột hiện nay, cụ thể là bằng cách gây áp lực lên Nga để có được hòa bình thực sự.
"Hãy biến mùa thu này thành thời điểm để chấm đứt cuộc xung đột ở Ukraine và khôi phục trật tự an ninh quốc tế đáng tin cậy", ông Zelensky nói, đồng thời kêu gọi các nước phương Tây giúp hỗ trợ tổ chức sản xuất vũ khí chung trên lãnh thổ Ukraine, bao gồm cả thiết bị bay không người lái và tên lửa.
Phát biểu tại Diễn đàn Kinh tế Phương Đông ở Vladivostok hôm 5/9, Tổng thống Vladimir Putin cho biết Moskva vẫn cởi mở với các cuộc đàm phán và nêu tên một số quốc gia có thể đóng vai trò trung gian cho các cuộc đàm phán này.
Theo người đứng đầu Điện Kremlin, Trung Quốc, Brazil và Ấn Độ là những nước có thể làm trung gian cho các cuộc đàm phán hoà bình giữa Nga và Ukraine. Ông cho rằng những nhà lãnh đạo của các quốc gia này "chân thành muốn hiểu tình hình" và Moskva đã liên lạc với họ về vấn đề này.
Nga cáo buộc Ukraine đã huỷ hoại các cuộc đàm phán hòa bình hồi tháng 4/2022 tại Istanbul theo yêu cầu của Mỹ và các đồng minh. Kể từ đó, Kiev đã tổ chức các "hội nghị thượng đỉnh hòa bình" quốc tế mà không có sự tham gia của Nga và chỉ dựa trên "công thức hòa bình" do Tổng thống Volodymyr Zelensky đề xuất. Nga đã bác bỏ công thức hoà bình này vì cho là vô lý.
Trong khi đó, người đứng đầu Điện Kremlin đã đưa ra danh sách các điều kiện tiên quyết cho lệnh ngừng bắn - bao gồm việc Ukraine rút quân hoàn toàn khỏi Cộng hòa Nhân dân tự xưng Donetsk và Lugansk, vùng Kherson, Zaporizhzhia, và phương Tây dỡ bỏ mọi lệnh trừng phạt đối với Nga.
Đức kích hoạt hệ thống phòng không, xây dựng 'lá chắn' phòng thủ châu Âu Ngày 4/9, quân đội Đức đã đưa hệ thống phòng không Iris-T đầu tiên vào hoạt động trên lãnh thổ nước này. IRIS-T SLM được coi là một trong những hệ thống phòng không tiên tiến nhất trên thế giới. Ảnh: DW Hệ thống này cũng nằm trong gói viện trợ vũ khí mà Đức đã hứa chuyển giao cho Ukraine vào tháng...