Mỹ, Anh, Australia ký thỏa thuận chủ chốt trong liên minh tàu ngầm hạt nhân
Mỹ, Anh và Australia đã ký thỏa thuận công khai đầu tiên liên quan đến hợp tác phát triển tàu ngầm hạt nhân, sau khi công bố thỏa thuận lập liên minh quốc phòng có tên AUKUS hồi tháng 9.
Một tàu ngầm của Hải quân Hoàng gia Australia (Ảnh: China Daily).
AFP đưa tin, giới chức Mỹ, Anh và Australia ngày 22/11 đã ký thỏa thuận về chia sẻ “thông tin nhạy cảm” liên quan đến công nghệ hạt nhân dành cho hải quân. Lễ ký kết diễn ra tại Canberra với sự tham gia của Bộ trưởng Quốc phòng Australia Peter Dutton, Đại biện lâm thời Mỹ Michael Goldman và Cao ủy Anh Victoria Treadell.
“Thỏa thuận sẽ mở đường cho sự hợp tác, giúp tăng cường hơn nữa thế phòng thủ chung của chúng ta”, Tổng thống Mỹ Joe Biden bình luận trong tuyên bố đưa ra trước lễ ký kết.
Đây là thỏa thuận công khai đầu tiên về công nghệ kể từ khi 3 nước công bố lập liên minh quốc phòng hồi tháng 9 có tên gọi AUKUS nhằm đối phó với những căng thẳng chiến lược ở khu vực Thái Bình Dương, nơi sự cạnh tranh giữa Mỹ và Trung Quốc ngày càng lớn.
Video đang HOT
Theo thỏa thuận AUKUS, Australia sẽ tiếp nhận 8 tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân hiện tại có khả năng tàng hình, thực hiện các nhiệm vụ tầm xa.
Thỏa thuận đã khiến Trung Quốc “ nóng mặt” và cho rằng đó là một “mối đe dọa” đối với sự ổn định của khu vực. Thỏa thuận cũng khiến Pháp phật lòng vì bị tuột mất thỏa thuận đóng tàu ngầm trị giá 65 tỷ USD với Australia.
Chuyên gia nói gì về sự cố tàu ngầm Mỹ đâm phải "núi ngầm" ở Biển Đông?
Giới chuyên gia nhận định có nhiều nguyên nhân có thể khiến tàu ngầm năng lượng hạt nhân USS Connecticut đâm phải núi ngầm ở Biển Đông, nhưng khả năng xảy ra các sự cố như vậy là khá hiếm.
Tàu ngầm hạt nhân USS Connecticut của Hải quân Mỹ (Ảnh: USN).
Đầu tháng trước, tàu USS Connecticut đã gặp sự cố ở Biển Đông, khiến nó bị hư hại phần mũi và hơn 10 thủy thủ bị thương. Hải quân Mỹ hồi đầu tuần này công bố kết luận cho thấy, cuộc điều tra xác định USS Connecticut đã "đâm vào một núi ngầm chưa được đưa vào bản đồ khi hoạt động ở vùng biển quốc tế ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương".
Đây là một trong những tàu ngầm uy lực nhất có trong biên chế của hải quân Mỹ với chi phí quy đổi theo tỷ giá hiện tại có thể lên tới 8 tỷ USD. Câu hỏi được đặt ra là điều gì đã xảy ra khiến chiếc tàu hiện đại, được trang bị hàng loạt thiết bị tiên tiến lại bị đâm phải núi ngầm.
"Sự cố như vậy rất hiếm khi xảy ra. Để thực hiện một nhiệm vụ, hải quân sẽ phải lên kế hoạch rất cẩn thận", Bryan Clark, cựu sĩ quan hải quân Mỹ, chuyên gia quốc phòng tại viện Hudson, nói với Business Insider.
"Cần có sự chuẩn bị cẩn thận để vạch ra bản đồ đáy biển phiên bản tốt nhất có thể ở khu vực tàu di chuyển, với các thông số như liệu tàu sẽ vận hành ở độ sâu thế nào, rủi ro nào có thể xảy ra với những vật chưa được vẽ vào bản đồ, liệu có núi ngầm hay vật lạ nào hay không, và cách để tránh những khu vực có thể gây nguy hiểm thế nào", ông Clark cho biết.
Tuy nhiên, rủi ro đôi lúc có thể xảy tới, ví dụ như đội vận hành quyết định thay đổi kế hoạch hoạt động di chuyển của tàu, hoặc các bản đồ không có chất lượng đủ tốt để sử dụng, hoặc thỉnh thoảng là do sai sót của thủy thủ đoàn. Những yếu tố này có thể dẫn tới các sự cố, mà vụ việc của USS Connecticut là một ví dụ.
Biển Đông được xem là một khu vực hoạt động thách thức với tàu ngầm vì nó khá nông, làm ảnh hưởng tới độ sâu tàu ngầm có thể hoạt động một cách an toàn mà không có nguy cơ bị đối thủ phát hiện hoặc đâm vào thứ gì đó.
Ngoài ra, ông Clark cho rằng, các bản đồ ở đáy Biển Đông mà Mỹ sở hữu có thể không chi tiết như những gì họ mong muốn.
Tàu ngầm thường được trang bị thiết bị sóng âm phản xạ (sonar) chủ động, giúp cảnh báo mối đe dọa tiềm tàng và USS Connecticut không phải ngoại lệ. Nhưng nếu tàu ngầm này muốn hoạt động im lặng và không bị phát hiện ra, nó cần phải lặn sâu hơn xuống đáy biển và không sử dụng sonar chủ động.
Vì vậy, trong tình huống này, tàu ngầm của Mỹ có thể vừa không được sử dụng sonar hiện đại, vừa không có bản đồ đủ chi tiết để biết trước được họ sẽ phải đối mặt với mối đe dọa nào.
Các tàu ngầm cũng có sonar bị động, nhưng thiết bị này chỉ phát hiện được các vật thể tạo ra âm thanh. "Nếu xuất hiện vật thể nào phía trước đường mà tàu di chuyển và không phát ra bất cứ âm thanh nào, như núi ngầm, bạn có thể sẽ không biết được nó là gì cho tới khi đâm phải nó", ông Clark giải thích.
Chuyên gia này cho biết, có những thách thức mà tàu ngầm luôn phải đối mặt dù nó có hiện đại và tiên tiến cỡ nào. Các tàu ngầm thường cố gắng tránh mối nguy hiểm bằng cách chìm xuống nông hơn, nhưng trong một số nhiệm vụ, nó đòi hỏi cần phải chìm xuống sâu.
Trường hợp này khá đúng với USS Connecticut, vì nó vốn là tàu ngầm chuyên thực hiện các nhiệm vụ tác chiến đặc biệt của hải quân Mỹ, nên việc nó phải hoạt động âm thầm hết sức có thể dường như đã khiến nó dễ gặp rủi ro hơn.
Tai nạn tàu ngầm hạt nhân Mỹ "thổi bùng" lo ngại an toàn ở Biển Đông Vụ tàu ngầm Mỹ va chạm với "vật thể lạ" ở Biển Đông hồi đầu tháng đã làm dấy lên lo ngại về mức độ an toàn khi triển khai hoạt động tại khu vực này. Tàu ngầm tấn công chạy bằng năng lượng hạt nhân USS Connecticut (Ảnh: US Navy). Các chuyên gia quốc phòng đã cảnh báo rằng, tàu ngầm hạt...