Mỹ Ấn kỳ vọng Việt Nam ngăn chặn sự bành trướng của Trung Quốc
Việt Nam đang trở thành một “địa chỉ tin cậy” ngăn chặn sự bành trướng của Trung Quốc trong một cuộc đối đầu có thể xảy ra trong tương lai ở Biển Đông hay khu vực châu Á. Đó là nhận định chuyên gia Jeremy Bender trên tờ Bussiness Insider.
Việt Nam kiên quyết bảo vệ chủ quyền quốc gia.
Ngày 28.10, Ấn Độ tuyên bố sẽ bán một số tàu hải quân cho Việt Nam để đổi lấy một thỏa thuận thăm dò dầu khí tại Biển Đông. Các tàu quân sự Ấn Độ cung cấp cho Việt Nam rơi đúng vào thời điểm mà căng thẳng giữa Việt Nam và Trung Quốc xung quanh Biển Đông đang gia tăng. Trên thực tế, Trung Quốc có những tuyên bố và hành động khẳng định chủ quyền một cách phi pháp, xâm phạm chủ quyền của nhiều nước trên Biển Đông, trong đó có Việt Nam.
Việc Ấn Độ quyết định hợp tác quốc phòng với Việt Nam cũng xuất phát từ việc New Dehli đang có tranh chấp biên giới trên bộ với Trung Quốc. Trung Quốc và Ấn Độ đã từng xảy ra chiến tranh biên giới năm 1962 và cho đến giờ, vấn đề này vẫn chưa được giải quyết. Thậm chí, những tranh cãi của hai nước quanh vấn đề biên giới đã đè nặng quan hệ song phương.
Video đang HOT
Trung Quốc đã tận dụng triệt để việc cắm mốc chưa rõ ràng để từ từ xâm lấn, ăn mòn lãnh thổ Ấn Độ bằng cách xua quân vào khu vực tranh chấp và biến chúng thành khu vực Trung Quốc kiểm soát một cách “bình thường”. Các cuộc xâm nhập đó ở mức độ nhỏ đủ để tránh các phản ứng quân sự từ Ấn Độ. Thế nhưng, việc phản ứng thiếu quyết liệt của Ấn Độ đã tạo cho Trung Quốc dùng bài tằm ăn dâu suốt mấy thập kỷ qua.
Mặc dù Trung Quốc và Ấn Độ đang cố gắng để cải thiện mối quan hệ và thúc đẩy hợp tác kinh tế, nhưng giới quân sự hai nước vẫn nhìn nhau với ánh mắt dò xét. Trong bối cảnh đó, việc Ấn Độ tìm đến Việt Nam để chia xẻ hợp tác quân sự cũng là điều dễ hiểu.
Mỹ cũng đặc biệt chú ý đến việc Việt Nam như là một địa chỉ đáng tin cậy chống lại sự bành trướng của Trung Quốc. Ngày 2.10, Mỹ một phần dỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí sát thương cho Việt Nam như một nỗ lực để giúp cải thiện khả năng phòng ngự trên biển chống lại sự quyết đoán của Trung Quốc.
“Đây là bước đầu tiên và rất quan trọng, sẽ tạo ra sự hợp tác trong tương lai”, một quan chức Bộ Ngoại giao Mỹ giấu tên nói với Reuters. “Việc thay đổi chính sách cho phép chúng tôi hỗ trợ Việt Nam có khả năng tự vệ tại Biển Đông”.
Động thái Mỹ tăng cường sức mạnh quân sự cho các đối thủ của Trung Quốc (như Nhật Bản, Hàn Quốc, Philippines…) xuất hiện trong bối cảnh quân đội Trung Quốc có những phát triển vượt bậc thời gian qua. Trung Quốc đang trong quá trình phát triển một hạm đội tàu ngầm trang bị hạt nhân. Bắc Kinh cũng đang cố gắng phát triển máy bay chiến đấu sang thế hệ thứ năm để thách thức Mỹ và các đồng minh trong khu vực.
Theo Một Thế Giới
Hơn 90% dân Nhật nghĩ xấu về Trung Quốc
Kết quả một cuộc thăm dò vừa được công bố cho thấy có hơn 90% dân Nhật nghĩ xấu về Trung Quốc, và đa số dân Trung Quốc cũng không có thiện cảm với Nhật Bản, hậu quả của những căng thẳng do tranh chấp chủ quyền lãnh hải giữa hai cường quốc Châu Á, theo RFI.
Cảnh một "người hùng" Trung Quốc chiến đấu với lính Nhật. Bình quân mỗi ngày có đến 2,7 triệu lượt lính Nhật bị "giết" trong các phim truyền hình Trung Quốc
Từ năm ngoái, cái nhìn của người dân Nhật đối với đất nước Trung Quốc ngày càng xấu đi. Theo một cuộc thăm dò do nhóm tư vấn độc lập của Nhật Genro NPO và nhật báo chính thức của Trung Quốc China Daily đồng thực hiện trong hai tháng 7 và 8, kể từ nay có đến 93% dân Nhật có suy nghĩ bất lợi đối với Trung Quốc, so với mức 90,1% trước đây, vốn đã được xem là mức kỷ lục kể từ khi cuộc thăm dò này bắt đầu được thực hiện từ năm 2005.
Nguyên nhân của suy nghĩ trên của đa số dân Nhật đó là thái độ bá quyền của Trung Quốc, với những hành động bị xem là trái với công pháp quốc tế .
Nhưng về phía người dân Trung Quốc cũng có đến gần 87% nghĩ xấu về Nhật Bản, thấp hơn một chút so với mức gần 93% được ghi nhận vào năm ngoái. Nguyên nhân chính là do Nhật Bản cách đây hai năm đã quốc hữu hóa một số đảo của quần đảo Senkaku/Điếu Ngư mà Bắc Kinh cũng giành chủ quyền, làm tăng thêm căng thẳng với Trung Quốc. Một lý do khác đó là cho đến nay Tokyo vẫn không nhìn nhận những tội ác do quân đội Thiên hoàng gây ra trong thời gian Đệ nhị Thế chiến.
Tuy vậy, trên thực tế, cái nhìn tiêu cực của người dân hai nước đối với nhau là chỉ dựa trên thông tin trên báo chí, chứ không dựa trên những trải nghiệm cụ thể, bởi vì chỉ có 14,3% người dân Nhật được hỏi cho biết đã từng viếng thăm Trung Quốc, về phía người dân Trung Quốc thì số người đã đến thăm Nhật là 6,4%.
Đánh giá kết quả cuộc thăm dò nói trên là đáng lo ngại , tờ China Daily đã kêu gọi lãnh đạo hai nước sớm gặp nhau. Kể từ khi lên cầm quyền vào năm 2012 đến nay, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình chưa hề họp thượng đỉnh song phương, mặc dù ông Abe đã nhiều lần đề nghị.
Theo NTD/Bizlive
"Tập Cận Bình đã sẵn sàng cho 1 đến 2 cuộc chiến tranh" Tập Cận Bình đã một lần nữa chứng minh rằng ông là một đối thủ khó nhằn, và nếu bị khiêu khích, ông thực sự có thể tiến hành 1 hoặc 2 cuộc chiến tranh. Theo Đa Chiều, ông Tập Cận Bình có thể sẵn sàng cho 1 đến 2 cuộc chiến nhỏ nhằm khẳng định vị thế của Trung Quốc và thực...