Mỹ âm thầm rút 1/3 số bom hạt nhân khỏi châu Âu
Chính quyền của cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump dường như đã âm thầm đưa gần 50 quả bom hạt nhân B61 khỏi các kho chứa ở châu Âu và Thổ Nhĩ Kỳ. Mỹ hiện còn khoảng 100 đầu đạn hạt nhân ở hai khu vực trên.
Bom hạt nhân B61. Ảnh: Sputnik
Theo đài Sputnik (Nga), báo cáo của một tổ chức có tên Vụ Khảo cứu Quốc hội Mỹ cho biết thay đổi này đã được đề cập gián tiếp trong các báo cáo giải mật gần đây. Theo đó, các đầu đạn hạt nhân được đưa đi chỗ khác nhưng các quan chức Mỹ không thông báo về thay đổi số vũ khí hạt nhân của Mỹ ở châu Âu.
Cụ thể, theo báo cáo hồi tháng 1, kho bom hạt nhân B61 của Mỹ ở 5 nước châu Âu đã giảm từ 150 xuống còn 100.
Số bom hạt nhân này được đặt ở Italy (căn cứ Aviano và Ghedi), Đức (căn cứ không quân Buchel), Bỉ (căn cứ Kleine Brogel), Hà Lan (căn cứ Volkel) và Thổ Nhĩ Kỳ (Incirlik).
Các nhà nghiên cứu cho rằng số lượng giảm là do giảm không gian chứa ở Aviano và Incirlik. Khoảng 130 quả bom B61 hiện được đặt ở các căn cứ Mỹ và sẵn sàng cho các hoạt động ở châu Á cũng như địa điểm khác ngoài châu Âu.
Video đang HOT
Báo cáo cũng cho thấy số bom hạt nhân Mỹ tại căn cứ Incirlik của Thổ Nhĩ Kỳ đã giảm từ 50 xuống 20 do lo ngại an ninh sau vụ đảo chính bất thành năm 2016.
Nhiều năm qua, Nga đã kêu gọi Mỹ và đồng minh đưa mọi vũ khí hạt nhân của Mỹ khỏi châu Âu. Các quan chức Nga và châu Âu đều cho rằng số vũ khí này là tàn dư của Chiến tranh Lạnh.
Nga cũng chỉ trích khái niệm của NATO về chia sẻ hạt nhân, tức là cho phép đồng minh không có năng lực hạt nhân tham gia lập kế hoạch cho các hoạt động sử dụng vũ khí hạt nhân.
Nga cho rằng ngoài việc gia tăng căng thẳng và hoài nghi trong quan hệ Nga-NATO, động thái chia sẻ hạt nhân này còn vi phạm Hiệp ước Không phổ biến vũ khí hạt nhân.
Các nguồn tin ở chính phủ Nga cho biết Nga chưa được thông báo gì về thay đổi trong kho hạt nhân ở châu Âu của Mỹ.
Xem video máy bay F-35 Mỹ thử nghiệm thả bom hạt nhân B61-12 (nguồn: Sputnik)
Ông Evgeny Buzhinsky, Trung tướng nghỉ hưu Lực lượng Vũ trang Nga, cho biết ông không tin vào khả năng Mỹ rút hoàn toàn bom hạt nhân khỏi châu Âu, nhưng nói thêm rằng nếu phía Nga có thể xác minh Mỹ giảm lượng đầu đạn hạt nhân ở châu Âu, điều này có thể dẫn tới thay đổi trong lựa chọn mục tiêu tấn công trong trường hợp xảy ra chiến tranh.
Quân đội Mỹ cam kết nâng cấp kho bom B61 giữa những năm 2010, chuyển sang chế tạo loại bom nhỏ hơn có tên B61-12. Gần đây, bom này được thử nghiệm ở Nevada. Khoang chở vũ khí của máy bay F-35 có thể mang theo loại bom này. B61-12 có 4 lựa chọn về đương lượng nổ: 0,3 kiloton; 1,5 kiloton; 10 kiloton và 50 kiloton. Quả bom hạt nhân mà Mỹ thả xuống Hiroshima và Nagasaki hồi tháng 8/1945 có đương lượng nổ là 15 và 18 kiloton.
Từ năm 2016, Mỹ bắt đầu chi 1,2 nghìn tỷ USD trong 30 năm để nâng cấp kho hạt nhân. Chi phí đã đội lên tới 1,7 nghìn tỷ USD thời ông Trump khi ông thúc đẩy chi tiêu thêm cho vũ khí hạt nhân cực nhỏ và tên lửa hành trình phóng từ biển.
Đầu tháng này, các đồng minh của Tổng thống Joe Biden ở Quốc hội đã trình dự luật đề xuất bỏ một số khoản mà ông Trump đã bổ sung.
Mỹ triển khai vũ khí hạt nhân ở Tây Âu trong những năm 1950, tăng kho vũ khí lên 8.000 đầu đạn vào đỉnh điểm Chiến tranh Lạnh. Số vũ khí hạt nhân ở châu Âu giảm mạnh những năm 1990 nhưng chưa bao giờ bị loại bỏ hoàn toàn.
Thủ tướng Singapore nhận định ký kết RCEP là một bước tiến lớn đối với thế giới
Theo phóng viên TTXVN tại Singapore, phát biểu tại Hội nghị cấp cao các nhà lãnh đạo Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) trước lễ ký, Thủ tướng Singapore khẳng định việc ký kết RCEP "là một bước tiến lớn đối với thế giới, vào thời điểm khi mà chủ nghĩa đa phương đang mất dần chỗ đứng và tăng trưởng toàn cầu đang chậm lại".
Bộ trưởng Chan Chun Sing ký RCEP dưới sự chứng kiến của Thủ tướng Lý Hiển Long. Ảnh: MCI/TTXVN
Nhà lãnh đạo Singapore khẳng định việc ký kết RCEP cho thấy "cam kết tập thể của chúng ta đối với việc duy trì các chuỗi cung ứng mở và kết nối, đối với việc thúc đẩy thương mại tự do hơn và sự phụ thuộc lẫn nhau chặt chẽ hơn, đặc biệt trong bối cảnh khi đối mặt với dịch bệnh viêm đường hô hấp COVID-19, các nước trở nên hướng nội và theo xu hướng bảo hộ hơn".
Ông cũng lưu ý rằng sự đa dạng của các nước tham gia RCEP cho thấy các nền kinh tế ở những giai đoạn phát triển khác nhau đều có thể hợp tác với nhau và đóng góp cho sự phát triển của nhau, cũng như cho hệ thống thương mại đa phương. Thủ tướng Lý Hiển Long cho rằng sự đa dạng này và những mối liên kết mạnh mẽ giữa các nước tham gia với Mỹ, châu Âu và các nước còn lại trên thế giới cũng phản ánh tính bao trùm và rộng mở của hiệp định.
Thủ tướng Singapore hy vọng Ấn Độ sẽ tham gia RCEP trong tương lai để thỏa thuận thương mại này phản ánh được đầy đủ các mô hình hội nhập và hợp tác khu vực ở châu Á.
RCEP là Hiệp định thương mại lớn nhất thế giới được ký kết giữa 10 nước thành viên Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) với Australia, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và New Zealand sau 8 năm đàm phán. Hiệp định bao trùm gần 1/3 dân số thế giới và đóng góp khoảng 30% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) toàn cầu.
RCEP sẽ loại bỏ tới 90% thuế nhập khẩu giữa các nước thành viên của Hiệp định trong vòng 20 năm kể từ khi có hiệu lực và cải thiện khả năng tiếp cận thị trường đối với hàng hóa và dịch vụ bên trong khu vực. RCEP cũng thiết lập một bộ nguyên tắc thương mại chung và bao gồm các lĩnh vực phi truyền thống không có trong các hiệp định đang tồn tại, như thương mại điện tử, chính sách cạnh tranh và quyền sở hữu trí tuệ.
Hiệp định sẽ có hiệu lực khi 6 nước thành viên ASEAN và 3 nước đối tác phê chuẩn.
Nga sẽ phải đối mặt với "lệnh trừng phạt từ địa ngục" dưới thời Biden? Tân Tổng thống Mỹ se chính thức nhậm chức vao năm tới, nhưng ngay bây giơ đã rõ răng, Joe Biden sẽ cứng rắn hơn với Nga so với người tiền nhiệm. Thơi gian gần đây, chinh cac đang viên Đảng Dân chủ đa đề xuất các biện pháp triệt để nhất - cái gọi là "các biện pháp trừng phạt từ địa...