MVP Sniper giành chức vô địch 2012 GSL Season 5 Grand Finals
Sniper hiện là thành viên của team MYM.MVP, đã góp phần đưa cả đội đến vòng Grand Finals sau khi đánh bại Lee “MarineKing” Jung Hoon ở vòng 8 và game thủ Terran, Kim “Ryung” Dong Won ở vòng bán kết tại Seoul.
Giành được chiến thắng quan trọng, Sniper chia sẻ: “Tôi chưa bao giờ vui như thế này trong đời mình. Đây là khoảnh khắc đẹp nhất trong sự nghiệp game thủ của tôi”. Tại trận chung kết, thể thức Bo7 Zerg vs. Zerg, Kwon “Sniper” Tae Hoon phải đối mặt với Ko “HyuN” Seok Hyun.
Match up zerg vs zerg luôn hết sức thú vị.
Sau khi bị cầm hòa 3-3, bàn phím của Sniper bất ngờ bị trục trặc ở phút 12, khiến anh phải yêu cầu tạm dừng trận đấu. Theo luật thì 2 game thủ phải bắt đầu lại trận đấu, trở thành “trận thứ 8 vòng chung kết GSL” như bình luận viên Dan “Artosis” Stemkoski và Nick “Tasteless”Plott đặt vui cho nó.
Trận đấu thứ 8 có màn mở đầu gần như giống hệt trước khi xảy ra sự cố. HyuN thiên về hướng ăn mỏ để tăng tiềm lực kinh tế, trái lại Sniper lên Hachery thứ tư tại khu mỏ chính và khéo léo bảo vệ khiến HyuN thất bại trong việc do thám. Và lợi thế về quân số được Sniper duy trì đến suốt giữa trận.
Phút thứ 30, HyuN di chuyển quân tấn công mỏ phụ thứ hai của Sniper, tuy nhiên lúc này Sniper đã “max 200 quân”. Lợi dụng ưu thế địa hình cùng với việc sử dụng Infested Terrans gần như hoàn hảo, đội quân của HyuN đã bị tiêu diệt gần hết, lúc này Sniper đã vượt hơn 100 đơn vị quân. Snipper đẩy thẳng quân vào căn cứ của HyuN và giành cho mình một chiến thắng ngọt ngào.
Video đang HOT
“Ở trận đấu cuối, tôi đã giành được ưu thế, nhưng tôi lại trở nên quá lo lắng và đánh mất gần hết lợi thế của mình” – Sniper nói sau đó trong một buổi phỏng vấn với quản lý của GOMTV’s StarCraft II Ông Chae. ” Nhưng tôi đã có thể giữ được lợi thế của bản thân và quản lý để giành chiến thắng”.
Sau chiến thắng này, Sniper cũng đã lập công lớn cho MYM.MVP ở giải GSTL. Anh đã một mình “all-kill”, hạ gục cả 5 đối thủ Team SlayerS. Nhờ vào chiến tích này, MYM.MVP giờ đã có hai lần vô địch GSL Code S trong bộ sưu tập danh hiệu của mình (lần trước là chức vô địch của Park “DongRaeGu” Soo Ho).
Michael Morhaime, Giám đốc điều hành và sáng lập của Blizzard Entertainment, trao chiếc cúp GSL cho Sniper trong một khán phòng toàn người Mỹ. Đối với thành tích của mình, Sniper gửi lời:
“Trước hết, tôi muốn cảm ơn tới huấn luyện viên của tôi. Đây là chuyến đi ra nước ngoài đầu tiên và tình trạng của tôi không tốt, nhưng anh đã chăm sóc tôi rất chu đáo. Và tôi cũng cảm ơn “Killer”, đội trưởng, người đã cho tôi rất nhiều sự tự tin. Trên hết, tôi xin cảm ơn cha mẹ và người thân, những người luôn luôn ủng hộ tôi trong suốt quãng đường thi đấu “.
Theo GameK
FPS sẽ lấy lại vị trí đầu bảng trong giới eSports? (Phần 1)
Không khó để chúng ta có thể nhận ra một sự thật rằng trong thời điểm hiện tại chẳng có một tựa game FPS nào đang ngự trị trên đỉnh cao Thể thao điện tử quốc tế. Năm 2012 là kỷ nguyên của các game RTS và MOBA, chẳng ai có thể phủ nhận được điều này, những điều mà League of Legends và StarCraft II làm được thật tuyệt vời, các giải đấu của 2 game nói trên phủ sóng liên tục và rộng khắp trên toàn thế giới.
Cũng đã có không ít con số khổng lồ được ghi nhận, điển hình là việc một top-player của LoL khi tập luyện cso thể có từ 10 tới 15.000 người xem trực tiếp qua stream. Trong khi đó, StarCraft II là game cá nhân được đầu tư tiền thưởng lớn nhất với 540.000 USD/tháng.
Lịch sử eSports thế giới ghi nhận lại cho thấy, luôn có ít nhất một tựa game FPS nằm trong danh sách các top game được yêu thích. Và sau sự thoái trào của CS 1.6, tương lai, vận mệnh của dòng game này hiện đang nằm trong tay "đứa trẻ" Counter Strike: Global Offensive.
FPS eSports và quá khứ huy hoàng
Quay trở lại thời kỳ 2005 - 2009, mọi proteam của Châu Âu hay khu vực Bắc Mỹ đều có một đội hình Counter Strike 1.6 để chăm chút, và đương nhiên các sự kiện quốc tế cũng dễ dàng xếp trò chơi này vào danh sách game thi đấu chính thức. Lúc bấy giờ, sẽ không phải nói quá nếu cho rằng CS 1.6 là ngôi sao rực sáng trong bầu trời Thể thao điện tử, thậm chí còn là đại diện tiêu biểu nhất của dòng game FPS. Hầu hết các gaming nổi tiếng nhất thế giới như Fnatic, Evil Geniuses, SK Gaming hay Ninjas in Pyjamas đều có khá nhiều đội game, nhưng tên tuổi của họ đều được khẳng định qua sự thành công của đội hình Counter Strike 1.6.
Lịch sử đã khẳng định vị thế của game FPS, và vì vậy, việc một đại diện khác trong dòng game này chiếm lại vị trí CS 1.6 bỏ lại chỉ còn là vấn đề thời gian.
Tại sao thời điểm này không game FPS nào nổi bằng CS2/Lol?
Bạn có thể có hàng trăm lý do để trả lời cho câu hỏi này, nhưng chúng tôi xin đưa ra 4 luận điểm chính:
1. Số lượng game FPS được ra mắt trong thời gian qua quá ít, và nói chính xác thì cũng chỉ có CS: GO được Valve giới thiệu tới cộng đồng sau một thời gian rất dài "úp mở". Nhưng ngay cả khi đã đến tay cộng đồng, tính gần gũi với game thủ hay tính cạnh tranh trong thi đấu của CS: GO cũng không thể sánh nổi với những CS 1.6 hay Quake ngày nào.
2. Thời gian ra mắt của SC2 và Leauge of Legends là quá chuẩn. Ngay sau khi những CS 1.6/CSS/Quake hay kể cả Halo bị loại khỏi danh sách game thi đấu chính thức ở các sự kiện lớn thì StarCraft II và LoL lên tiếng. Thậm chí, những giải đấu như Intel Extreme Masters - vốn được đầu tư bởi ESL, đơn vị xây dựng thương hiệu chủ yếu dựa trên CS 1.6 và Quake cũng đành lòng loại 2 tựa game "con cưng" của mình.
Không phải SC2/LoL không thể phát triển nếu các game FPS đi xuống, nhưng quả thực sự sắp xếp quá tài tình về mặt thời gian đã giúp các đại diện của RTS & MOBA tiến "phi mã" trong năm 2012.
3. Trong khi các game FPS thoái trào thì thế giới eSports đã có sự chuyển biến, thay đổi lớn về cách thức hoạt động, truyền thông cộng đồng và một vài đặc tính cơ bản. Một loạt các hình thức truyền bá thông tin tiện dụng như Streaming/Twitter/Facebook fan page xuất hiện, trong khi các "ngôi sao eSports cũ" còn quá mù mờ với chúng thì lứa game thủ mới lên của SC2/LoL đã rất nhanh làm quen, sử dụng hiệu quả. Một ví dụ điển hình là các đội game chuyên nghiệp giờ đây có thể dễ dàng báo cáo với nhà tài trợ thông qua lượng view, like tại Twitter hay Facebook.
Và bạn biết không, con số người like các fanpage SC2/LoL trên thế giới là khổng lồ!
4. Các game FPS dàn trải trên quá nhiều hệ máy. Trên Console, thị trường game FPS rất tuyệt vời và luôn đứng hàng top. Hàng triệu người chỉ thích sử dụng tay cầm, chơi trên PlayStation Network hay XBOX LIVE. Game thủ không muốn nâng cấp máy tính, không muốn mất thời gian cài game, có nhiều lý do để bạn lựa chọn một chiếc máy Console thay vì chơi trên PC. League of Legends có hàng triệu fan xem trực tiếp những giải đấu quốc tế không phải vì hàng triệu người đó đều chơi eSports chuyên nghiệp, đơn giản là hàng triệu người đó đều chơi game trên PC, và họ quan tâm đến game họ chơi.
SC2/LoL - thậm chí còn chẳng có trên các máy Console.
(Còn tiếp)
Theo GameK
StarCraft II thế giới: Nhìn lại năm 2012 KeSPA "nhảy" vào chiến trường StarCraft II Có thể nói rằng người Hàn Quốc nói chung và KeSPA - liên đoàn Thể thao điện tử của họ đã làm quá tốt công việc của mình với StarCraft: Broodwar. Tựa game chiến thuật của Blizzard chắc chắn sẽ không thành công và được phát triển lên đến đỉnh cao nếu không được nhào nặn...