Mứt tết Xuân Đỉnh: Ruồi ăn trước, người ăn sau
Có lẽ truyền thống làm mứt… mất vệ sinh đã trở thành “thương hiệu” của làng nghề Xuân Đỉnh (huyện Từ Liêm, TP Hà Nội) bấy lâu nay. Cứ đà sản xuất kinh khủng như thế, chắc chắn người tiêu dùng sẽ tẩy chay thương hiệu mứt Xuân Đỉnh.
Những ngày cuối năm, làng mứt Xuân Đỉnh lại trở nên nhộn nhịp. Theo ghi nhận của PetroTimes, ở bất cứ chỗ nào có khoảng đất rộng là người làm mứt tận dụng làm nơi phơi nguyên liệu. Cảnh ruồi bu hàng đàn trên những nguyên liệu làm mứt, bụi bẩn, rác rưởi xung quanh, gia súc chạy qua chạy lại… là chuyện chẳng hề hiếm ở nơi đây.
Phơi nguyên liệu là vậy, còn các công đoạn khác như gọt vỏ, thái, rửa và ngâm… nguyên liệu thì kinh khủng gấp trăm lần. Hình ảnh người dân làng mứt ngồi ngay cạnh những dòng nước thải có màu đen đặc quánh, cạnh khu đổ rác và giữa đường bụi bặm khiến chúng tôi… rùng mình.
Một bãi đất trống được dùng làm nơi tập kết vật liệu xây dựng và rác thải ở sâu trong ngõ 216 Xuân Đỉnh, đã trở thành nơi phơi mứt trong những ngày cuối năm. Gần đó là một công trường đang thi công, bụi bặm mịt mù. Người phơi thì cứ phơi còn công trường vẫn cứ thi công…
Những bao tải nguyên liệu làm mứt chất đống như bãi rác chờ phơi nắng.
Trên dây – phơi quần áo, dưới đất – phơi mứt
Video đang HOT
Đã là mứt Xuân Đỉnh thì có thể phơi bất kỳ chỗ nào nếu muốn…
Nơi làm mứt bí đặt trên đống phế thải xây dựng đầy cát bụi. Nhìn vậy sẽ khó tin nổi từ nơi này hàng tấn sản phẩm được làm ra sẽ đến tay người tiêu dùng với những cái tên quen thuộc lâu nay như Hải Hà, Hữu Nghị…
Những bao vật liệu làm mứt chồng chất bên lối đi
Thùng mứt này được đun lên với đen kịt ruồi muỗi chết
Trước kia, cả làng Xuân Đỉnh làm mứt Tết, hiện giờ cả làng chỉ còn 9 hộ làm. Thời gian gần đây, việc vệ sinh an toàn thực phẩm khiến nhiều người dân lo ngại khi mua mứt tết ở những cơ sở sản xuất tư nhân. Đây chính là thách thức, nỗi lo lớn nhất đối với mứt Xuân Đỉnh. Nếu cứ đà sản xuất như thế này, chắc chắn người tiêu dùng sẽ tẩy chay thương hiệu mứt Xuân Đỉnh.
Theo T.Minh – M.Kiên
Năng lượng mới
Cách Tết 1 tháng đã bán hàng tỷ đồng tiền mai
Mai vàng Háo Đức (xã Nhơn An, thị xã An Nhơn, Bình Định) nổi tiếng khắp cả nước bởi dáng thế đẹp, nụ to, hoa vàng rực. Năm nay dù mới đầu vụ nhưng thương lái khắp nơi đã đổ về đặt hàng đưa mai đi khắp cả nước tiêu thụ.
Trái với làng cúc Vĩnh Liêm, người trồng hoa gần như trắng tay sau đợt lũ lịch sử hồi giữa tháng 11 vừa qua, thì người trồng mai ở thôn Háo Đức lại nhộn nhịp vào vụ mai Tết hứa hẹn nhiều bội thu.
Trồng mai giai đoạn quyết định thành bại là chọn thời điểm nhặt lá để hoa nở đúng Tết
Đến thời điểm này, trở lại thủ phủ mai vàng Nhơn An, không khí trở nên nhộn nhịp hơn bao giờ hết. Khắp các vườn mai, bà con đang tất bật chăm sóc, nhặt lá, sửa dáng, đưa mai về điểm tập kết chờ thương lái về đưa đi tiêu thụ khắp cả nước.
Theo người trồng mai ở xã Nhơn An cho biết, sau cơn lũ vừa qua nên những bạn hàng quen thuộc tranh thủ về thăm, đặt cọc tiền trước vì sợ không có mai bán Tết. Đến thời điểm hiện tại người trồng mai đã bán hàng tỷ đồng tiền mai.
Dù mới đầu vụ nhưng hàng chục chiếc xe tải về làng chở mai đi các tỉnh phía nam tiêu thụ
Đang tưới nước chăm sóc cho hơn 1.000 chậu mai của gia đình, anh Lê Quang Điền một người trồng mai ở thôn Trung Định chia sẻ: "Đợt lũ vừa qua hầu hết các vườn mai ngập trong biển nước, ai ai cũng lo lắng. May mắn chỉ sau một đêm nước lũ rút hết chứ ngâm nước chừng 3 hôm thì 1.000 chậu mai 3-6 năm tuổi của gia đình tôi cũng tiêu tan. Khi lũ vừa rút là mình dùng vòi phun rửa sạch bùn non cứu mai. Năm nay, mới đầu vụ mà nhiều khách hàng đã về mua mai để đưa vào các tỉnh phía nam bán. Gia đình tôi cũng mới bán được 100 chậu giá 250 - 300 ngàn đồng/chậu. Ở đây, có nhiều hộ đã bán được cả vài trăm triệu tiền mai rồi".
Còn anh Phan Thanh Bình người dân làng nghề mai thôn Háo Đức cho biết: "Trồng mai cũng như bất cứ loài hoa tết khác quan trọng nhất là phải nở hoa đúng dịp Tết. Riêng cây mai thành hay bại thì phụ thuộc rất nhiều vào thời tiết. Vừa rồi, trước Noel thời tiết lạnh giá, một số hộ vội vàng nhặt lá sớm nhưng đột nhiên trời nắng trở lại. Nếu cứ tiếp tục nắng kéo dài độ 10 ngày thì mai nở hết thì coi như thất bại".
Nghề trồng mai thương phẩm Nhơn An không chỉ nổi tiếng khu vực miền Trung - Tây Nguyên mà những năm gần đây cây mai Háo Đức đã đi khắp cả nước. Tuy nhiên, để thay đổi "gia vị" cho khách chơi mai nhiều hộ đang tính chuyển sang cây mai bonsai.
Đang thành công trong mô hình mai bonsai này phải kể đến nghệ nhân trồng mai là ông Nguyễn Trí Tuấn (ở thôn Liêm Trực). Hiện tại ngoài mấy ngàn chậu mai truyền thống, ông còn sở hữu vài trăm chậu mai kiểu bonsai giá trị gấp nhiều so với mai truyền thống. Mô hình mai bonsai của ông Tuấn đang được rất nhiều người trồng mai ở Nhơn An đến học hỏi kinh nghiệm.
Ông Tuấn, chia sẻ: "So với mai truyền thống một dáng trực duy nhất sẽ làm người chơi nhàm chán. Trong khi đó, người chơi cây kiểng đang chuộng kiểu bonsai vừa đẹp, nhỏ gọn dễ vận chuyển, hơn nữa giá trị lại cao hơn nhiều so với mai thông thường. Sau 2 năm thử nghiệm tôi thấy trồng mai bonsai rất hiệu quả. Vừa rồi tôi vừa bán 50 chậu mai bonsai loại mini. Loại này đang được rất nhiều khách hàng đặt mua nhưng tiếc không còn để bán".
Doãn Công
Theo Dantri
Thủ đô Hà Nội chính thức có thêm 2 quận Bắc Từ Liêm, Nam Từ Liêm Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã ký Nghị quyết số 132/NQ-CP chấp thuận điều chỉnh địa giới hành chính huyện Từ Liêm để thành lập 2 quận và 23 phường thuộc TP Hà Nội. 2 quận mới đã phát triển đô thị rất mạnh trong nhiều năm qua Theo Nghị quyết số 132/NQ-CP, Chính phủ cho phép thành lập quận Bắc...